Vị tiểu công chúa cầm quyển Đại lục thông sử của Đỗ Duy trở về phòng liền mở ra xem. Bản thân là công chúa, Karina được thừa hưởng thiên phú di truyền của Thần hoàng tử, cực kỳ thông minh, từ nhỏ đã rất thích đọc sách. Cô bé vẫn thường nghe kể những chuyện truyền kỳ liên quan đến công tước Hoa Tulip, trong lòng vốn đã rất hiếu kỳ. Lần này lấy được quyển sách, lòng thầm vui mừng, hy vọng trong đó có thể đọc được truyện kể về Ngài công tước. Đáng tiếc! cô gái nhỏ lật tới lật lui liền thấy không giống như mình tưởng tượng, không tránh khỏi có chút thất vọng. Quyển Đại lục thông sử, chính là sử liệu do đế quốc in ấn. Do đế quốc phát hành kể về lịch sử đại lục nên ít nhiều cũng có tô vẽ, nhưng đại thể cũng khá khách quan. Cái gọi là biết xưa hiểu nay, dùng lịch sử làm gương soi vốn cũng rất nhiều người hiểu được. Đế quốc Roland gần ngàn năm lịch sử, sao có thể chỉ cần một quyển sách là ghi chép hết được? Cho nên toàn bộ sách Đại lục thông sử ước chừng hơn một chục quyển. Mà quyển Đỗ Duy đưa chỉ là quyển một, Quyển này cũng không viết về kinh nghiệm các vương triều trong lịch sử, mà chỉ là một khái quát về lai lịch đại lục Roland cùng tình hình hiện tại, ví dụ như: đại lục nhân văn, phong tục tập quán, thể chế pháp luật đế quốc, quyền lực tông giáo v.v… hết thảy đều có đề cập khái quát. Vốn những thứ này đối với một bé gái nhỏ 6 tuổi mà nói, có chút trừu tượng khô khan, chỉ sợ nhìn một chút liền thấy buồn chán mà bỏ dở. Chỉ là công chúa Karina cũng thật là một ngoại lệ, cô bé vốn thông minh hơn người, thiên phú không kém cha mình là Thần hoàng tử. Quyển một này, mặc dù đọc qua chỗ hiểu chỗ không, cũng bất quá hiểu được hai ba phần, còn lại đa số là không hiểu lắm. Có điều là quyển sách này, chen giữa các hàng chữ không ít chỗ Đỗ Duy tự chú thích vào một ít tâm đắc với bút ký, nhìn qua càng rối rắm hỗn loạn. Có lúc cũng không phải tâm đắc gì, chỉ là hồi xưa Đỗ Duy đọc sách, hứng chí lên liền tùy ý viết vào một ít cảm giác và suy nghĩ của mình vào. Karina vốn là đối với con người Đỗ Duy này đã ôm một lòng hiếu kỳ. Mặc dù lật vài trang nội dung phần lớn cũng không hiểu lắm nhưng rất thú vị với những chỗ ghi chép của Đỗ Duy viết. Điều này khiến cho Karina dần dần càng xem càng thích thú. Trong sách viết chuyện trong đế quốc Roland tôn giáo cùng chính trị chia lìa. Cục diện quân quyền cùng thần quyền cùng tồn tại, đồng thời cũng viết một vài giới thiệu về quang minh thần điện và tín ngưỡng quang minh nữ thần.Phía dưới Đỗ Duy lại nguệch ngoạc mấy dòng: "Thần cho nhân loại cái gì? Nhân loại vì cái gì phải kính thần? Người ta thường đem thành quả lao động vất vả đạt được để hiến cho thần linh. Lúc họ đói khát thần linh có quản được không? Không lẽ lúc đói bụng, miệng niệm mấy câu "nữ thần bảo hộ" liền có thể no bụng chăng?" Đến đoạn trong sách giới thiệu đệ nhất tổ chức tôn giáo Quang Minh Thần điện trên đại lục, tả một ít sự tình về nhân viên thần chức. Đỗ Duy ở phía dưới viết: "Cái gọi là nhân viên thần chức chính là Thần côn (Thần côn: lưu manh)! Không tự làm việc, ngồi không hưởng thụ! Cực kỳ vô sỉ! Rõ ràng là sâu mọt xã hội! Nếu mỗi người trên đại lục đều là Thần côn, đều ngồi trong Thần điện niệm mấy câu "nữ thần vạn tuế" rồi đợi người khác đưa đồ ăn thức uống tới tận miệng. Nếu ai ai cũng làm như vậy, trên thế giới người người đều chết đói hết!" Trong sách viết đến đoạn thần chức nhân viên không được kết hôn sinh con, Đỗ Duy lại viết ở dưới: "Cứt chó! Mỗi người đều như vậy thì nhân loại liền tuyệt chủng! Nhân loại không còn! Thần điện còn hưng vượng cái *** gì!" Mấy lời này có chút thô bỉ, công chúa Karina đọc cũng không hiểu lắm. Chỉ có điều cô bé chưa thấy qua loại văn phong này, càng phát hiện quan điểm của công tước Hoa Tulip thú vị, không nén được lật từng trang từng trang đọc tiếp… Kỳ thật quyển sách này của Đỗ Duy viết không ít ngôn luận phản tôn giáo. Ngoài mặt coi như là phản nghịch dị đoan, chỉ có điều những lời này hắn viết nhiều năm trước. Lúc ấy hứng chí viết ra, sau khi viết xong bản thân cũng quên mất! Nhiều năm như vậy hắn làm sao nhớ rõ ở trong có viết cái gì? Hôm nay tùy tiện đem ra tặng tiểu điện hạ cũng không phải hắn lỗ mãng, một là hắn vốn cũng không nhớ mình viết cái gì, hai là hoàng thất cũng không thích thần điện, mấy thứ này để hoàng thất xem cũng không có gì lớn lao Nào ngờ tiểu công chúa Karina lúc này tâm linh thuần khiết, tựa như tờ giấy trắng, được đọc những quan điểm của Đỗ Duy, không ngờ chịu ảnh hưởng không nhỏ! Karina bé nhỏ xem sách đến nhập tâm, xem đến tối, thậm chí cả bữa tối cũng vội vàng dùng qua loa. Cô bé xem cũng không phải hiểu hết, chỉ có điều thấy loại quan điểm này của Đỗ Duy trước nay chưa từng nghe ai nói qua, thực là đặc sắc mới lạ. Đến khi lật đến trang cuối cùng, thấy trong một phần giấy trống, Đỗ Duy đã viết mấy dòng: "Phàm bất kì tôn giáo nào trên thế gian, chẳng qua đều dùng chiêu bài thần thánh để lừa gạt thế nhân mà thôi! Thần linh có hay không là chuyện của Thần linh. Hết tôn giáo này đến tôn giáo khác, một con người mặc vào trang phục thần chức liền có thể chèn ép người khác! Rõ ràng bản chất là "con người chèn ép con người", cùng Thần linh có liên quan gì? Một kẻ cướp cầm đao cướp tiền của người khác, đó là tội phạm. Nhưng nếu kẻ cướp cầm đao đó đổi lại mặc trang phục thần chức, sau đó hướng về người bị cướp nói "nhân danh thần linh", liền không còn là kẻ cướp, mà biến thành người đáng kính!" Tiếp theo lại có mấy câu vốn cũng không phải nguyên tác của Đỗ Duy, mà là ở kiếp trước Đỗ Duy lên thegioitruyen.com trong một quyển tiểu thuyết tìm thấy một câu danh ngôn: "Ta muốn trời không che được mắt ta! Ta muốn đất không chôn vùi được tim ta! Nếu chúng sinh đều hiểu được ý ta! Vậy thần ma kia, đều là mây khói!" Mấy câu này kiếp trước Đỗ Duy đọc trên thegioitruyen.com cũng rung động không thôi, nhiều ít cũng coi như danh ngôn, lần này viết ra liền khiến Karina bé nhỏ mê mẩn! Mặc dù tuổi còn nhỏ, còn chưa thể thấu hiểu toàn bộ, nhưng loại ngôn từ đầy khí phách khiến cho người ta mỗi khi nghĩ lại đều không khỏi kích động. Bạn đang đọc truyện được copy tại Truyện FULL Tiểu công chúa càng xem càng phấn khích, tâm tư đơn thuần càng suy nghĩ triền miên, vạn ngàn ý tưởng hỗn loạn trong tâm tưởng, vừa nhìn những câu từ kinh thế hãi tục Đỗ Duy viết, vừa suy nghĩ đến xuất thần. Đỗ Duy tuyệt không ngờ được, bản thân vô tình tặng ra bản bút ký, lại vô tình trở thành một nhân tố tạo thêm nên lịch sử Roland đại lục, một chuyển điểm trong dòng sông lịch sử! Vào thời điểm một công chúa thông minh tuyệt đỉnh còn thơ ấu, trong giai đoạn nhân sinh quan như một tờ giấy trắng, ảnh hưởng đến tư duy cùng quan điểm thậm chí tính cách của cô bé! Mặc dù Karina bây giờ tuổi còn nhỏ, chưa chắc có thể hiểu toàn bộ, nhưng quyển sách này hẳn cô bé vẫn giữ bên người, theo thời gian thỉnh thoảng mở ra xem, càng lớn thấu hiểu càng nhiều, vô hình chung càng ngày càng bị khắc sâu ảnh hưởng mấy quan điểm "tân kỳ" này của Đỗ Duy! Mà Đỗ Duy càng không ngờ rằng dựa vào bản khai tâm bút ký, ảnh hưởng đến cả tương lai của vị công chúa nhỏ, tương lai tạo ra một nhân vật trọng yếu có ảnh hưởng đến cả đại lục Roland! "Ta bình sinh không phụng thờ thần linh, nếu quả thật có cái gì để phụng thờ, thì chính là trong lòng mỗi người! Chúng ta có thể tín ngưỡng tinh thần, nhưng không thể phụng thờ ngẫu tượng!" "Đối với ta mà nói, bất luận kẻ nào cũng có thể nghi ngờ, chỉ có "hắn" là ngoại lệ. Bởi vì hắn tạo ra ta, dạy ta hiểu biết tất cả." Trích ngữ lục của Karina, người sau này được hậu nhân tôn xưng là "Huyết tinh kinh *** hoa", nữ hoàng của Roland đế quốc, Augustine vương triều.