Một thợ may Ấn Độ bị binh lính Anh quốc đập gãy tay trên đài hành hình bằng gậy sắt.
Họ bị hành hình tàn ác như vậy vì tội dám gia công vải vóc ở Ấn Độ.
Tiếng kêu la thảm thiết nhanh chóng bị chặn lại bằng một miếng vải còn bốc mùi h·ôi t·hối.
- Con điếm này, mày muốn c·hết à!
- Sao mày dám chống lại đế quốc Anh vĩ đại?
Người lính này cùng gót giày phẳng phiu xinh đẹp, hất văng người phụ nữ tội nghiệp sang một bên rồi hô:
- Người kế tiếp!
Xung quanh là hàng dài những người phụ nữ nghèo đói sợ hãi bị đẩy dần lên chỗ đài hành hình.
Họ muốn chạy trốn nhưng hàng chục xác c·hết xung quanh bị đục lỗ bằng viên đạn “dân chủ” nói cho họ biết rõ “gãy tay hoặc là c·hết”.
Họ đều là những thợ may trong một xưởng gia công vải vóc bị đế quốc Anh phát hiện và xử phạt.
Toàn bộ dụng cụ bị đập nát tan tành, nhà xưởng bị đốt cháy thành tro, thợ có tay nghề chịu tàn tật hoặc c·hết.
Tất cả thảm cảnh này đến từ một nguyên nhân duy nhất là bởi vải vóc của Anh không cạnh tranh được với Ấn Độ.
Đúng vậy, bạn không nghe nhầm, vì người Anh không cạnh tranh được với Ấn Độ về dệt may nên đây là lỗi của người Ấn Độ và họ phải chịu trừng phạt bằng cách hủy diệt nhà xưởng, đập gãy tay thợ may.
Đây chính là quy tắc “dân chủ” của Đế Quốc Anh, dân phải nghe lời chủ.
Ở thời hiện đại, các tội ác của chủ nghĩa tư bản đều được miêu tả đơn giản bằng vài chữ mỹ miều kiểu như “khai hóa, khai sáng”.
Cộng thêm truyền thông tẩy não dẫn tới nhiều người tưởng nhầm rằng thực dân, đế quốc hay chủ nghĩa tư bản chỉ đơn giản là dùng cơ chế cạnh tranh tự do để tích lũy tư bản.
Nhưng thực tế, chủ nghĩa tư bản là được thành lập dựa trên máu và thuốc súng.
Nếu hàng hóa của họ cạnh tranh không lại đối thủ, họ sẽ cầm súng lên g·iết sạch đối thủ cạnh tranh và sau đó hóa thân chính nghĩa tuyên bố “cạnh tranh tự do”.
Ví dụ như Ấn Độ, bởi vì có tài nguyên phong phú, lực lượng lao động dồi dào, địa lý thuận lợi nên hàng hóa ở Anh quốc không có cửa cạnh tranh.
Các thuyền buôn vẫn lựa chọn hàng may mặc từ Ấn Độ, dẫn tới tư bản anh quốc giận tím mặt.
Ngay lập tức, Đế Quốc Anh lựa chọn trao v·ũ k·hí cho hải tặc, giao nhiệm vụ bằng mọi cách hủy diệt tất cơ sở thủ công nghiệp trên Ấn Độ, không cần biết phải c·hết bao nhiêu người và phá hủy bao nhiêu cơ sở vật chất.
Ấn Độ đã là thuộc địa của Anh nên không hề có một chút cơ hội phản kháng nào, dễ dàng bị hải tặc à nhầm binh lính đế quốc Anh đồ sát sạch sẽ.
Đây chính là cái giá của việc mất nước và thành nô lệ, cho dù bỏ công sức bản thân ra làm việc vẫn bị giặc thù tới đánh g·iết.
Một thủy thủ ở xa nhìn thấy, lén lút đi vào trong tàu ghi chép lại rồi gửi về Đại Việt.
Anh thầm cầu nguyện cho quê hương không bị lũ thực dân tàn ác này chú ý đến.
Nhưng có vẻ như ước nguyện này hơi khó đáp ứng.
Bởi vì thuyền buôn nước Pháp và Tây Ban Nha đang họp bàn với nhau tại một trụ sở cách đó không xa về vấn đề Đại Việt.
- Achille, mày điên rồi, sao mày lại nghĩ tới việc t·ấn c·ông Đại Việt hùng mạnh?
Một viên tướng người Tây Ban Nha tên Charl·es tỏ ra khó hiểu với đề nghị của Achille, đô đốc hải quân Pháp.
- Hừ, bọn man di này mà hùng mạnh cái gì?
- Mày chẳng lẽ không biết Anh Quốc chinh phục Ấn Độ dễ dàng thế nào sao?
- Rồi còn châu mỹ, châu phi, cả thế giới này đáng lẽ phải thần phục trước đế giày của người da trắng.
Achille nói với vẻ mặt cuồng nhiệt, ông ta tin tưởng vào học thuyết da trắng thượng đẳng đang lưu hành ở châu âu.
Cùng với sự sụp đổ của Thần Thánh La Mã Đế Quốc, các quốc gia châu âu bắt đầu đẩy mạnh chinh phục thuộc địa, từ châu mỹ, châu phi cho tới đông nam á.
Vô số chiến dịch thắng lợi với cách biệt quân số khổng lồ gấp hàng chục, hàng trăm lần giữa người da trắng so với dân bản xứ dẫn tới một học thuyết tên là da trắng thượng đẳng ra đời.
Và Achille là một tín đồ trung thành của học thuyết ấy.
Charl·es tỉnh táo hơn nhiều, bình tĩnh phân tích:
- Mày không chú ý sao, Đại Việt sử dụng rất nhiều hỏa khí tân tiến, pháo và đại bác đầy đủ.
- Lực lượng quân sự cũng đông đảo hơn chúng ta hàng chục lần, lại còn dựa vào địa lợi quê nhà, sao mà đánh được.
- Xã hội cũng là một quốc gia văn minh, tự chủ, không phải lũ man di, mọi rợ.
Châu âu tuy bắt đầu chinh phục toàn thế giới nhưng ở thời điểm này, họ vẫn còn chưa có quá nhiều ưu thế.
Vũ khí chủ yếu dựa vào súng trường thô sơ, pháo, tàu thuyền chạy bằng hơi nước, còn chưa có cả động cơ dầu.
Vậy nên phương tây vẫn rất e ngại việc giao chiến với một cường quốc phương đông xa xôi.
Trong lịch sử, người Việt dù bị Nguyễn Vương tìm mọi cách phá hủy kho v·ũ k·hí để lấy lòng ngoại bang nhưng vẫn khiến quân Pháp khốn đốn, thiệt hại nặng nề vì khí hậu.
Khí hậu ở đất Việt cực kỳ khắc nghiệt đối với người nước ngoài, thuốc men, lương thực lại không có, bản thổ nước Pháp khi đó thậm chí còn không dám nghĩ tới việc thành công xâm lược Đại Việt.
Nếu không phải các bậc “hiền vương” mà ai cũng biết là ai sợ người Pháp chịu không nổi nên quỳ liếm cầu xin cắt đất, bơm tiền, bơm lương thực cho Pháp có thêm động lực sang c·ướp, đốt, h·iếp, g·iết người Việt thì có khi chính người Pháp đã phải rút quân vì đói và bệnh.
Vậy nên khi Đại Việt còn đang hùng mạnh, quân dân một lòng như hiện tại thì chẳng có người châu âu bình thường nào muốn t·ấn c·ông cả.
Nhưng Achille không phải người bình thường mà là một thành viên cực đoan p·hân b·iệt c·hủng t·ộc với suy nghĩ da trắng thượng đẳng.
- Mày sợ cái gì?
- Mày nhìn xem, Đại Việt giàu có như thế, không c·ướp có phí phạm của trời không.
Câu nói này nếu để người hiện đại nghe thì không hiểu ra sao nhưng dân cư đương đại quá rõ thương nhân tây dương đồng nghĩa với hải tặc.
Trên thực tế, thương nhân đường biển ở thời đại này từ phương tây đều có nghề phụ là c·ướp biển.
Thậm chí có những đoàn thuyền hành nghề chính là c·ướp biển, lâu lâu mới buôn bán.
Nguyên nhân của vấn nạn này đến từ chính sách của các đế quốc châu âu, họ phát hiện ăn c·ướp mau giàu hơn làm ăn chân chính rất nhiều nên hỗ trợ cung cấp v·ũ k·hí cho đoàn thuyền buôn, còn trao tặng tước vị, quân hàm trong q·uân đ·ội cho một số đối tượng.
Bởi thế nên những đội thuyền từ châu âu thấy kẻ yếu sẽ c·ướp, gặp nước mạnh thì làm thương nhân, khi cần thiết liền chuyển hóa thành q·uân đ·ội, đại diện cho chính phủ bổn quốc.
Nên việc c·ướp b·óc xuất hiện từ miệng sĩ quan, thương nhân phương tây đều không phải là chuyện gì khó hiểu.
Charl·es vẫn lắc đầu:
- Không được, chúng ta có thể chọn cách an toàn hơn là buôn bán!
Achille la lên:
- Buôn bán?
- Mày bị ngu à?
- Nước Pháp có hàng hóa gì mà Đại Việt cần?
- Bán t·huốc p·hiện sao?
Đây cũng là một lý do khác mà Achille muốn đánh c·ướp đất Việt.
Nguyên nhân ở chỗ hàng hóa từ Đại Việt rất dễ bán nhưng lại rất ít cần mua thứ gì từ Pháp.
Bởi vì xét về cạnh tranh thì người Việt hoàn toàn có thể dùng hàng hóa chất lượng tốt hơn có giá cả phải chăng từ những nguồn lân cận.
Đại Việt nằm trên tuyến giao thương trọng yếu, vô số thuyền buồn của những khu vực giàu có, tân tiến đi qua.
Vậy nên chỉ cần phá vỡ lệnh c·ấm v·ận của Thiên Long Quốc thì Đại Việt chẳng thiếu tài nguyên, vật tư gì ở thời đại này cả.
Chỉ có thứ duy nhất người Pháp kiếm lãi được ở Đại Việt là t·huốc p·hiện thì bị Trần Tí kiên quyết cấm tuyệt đối.
Nhiều người lầm tưởng rằng nếu trong lịch sử, người Việt chịu mở cửa cho Pháp vào buôn bán là sẽ thoát nạn ngoại xâm là lầm to.
Bản chất của đế quốc là dùng họng súng để c·ướp đoạt tài nguyên, nắm giữ thế độc quyền nên dù trần Tí đã mở cửa buôn bán thì vẫn sẽ có người âm mưu đen tối.
[Đơn cử như vấn nạn nhậu nhẹt, rượu chè, t·huốc p·hiện, không mấy người có thể tưởng tượng được là đất nước “Pháp” được những thanh niên bị tẩy não tung hô “ánh sáng văn minh” từng cầm rượu và t·huốc p·hiện, nhét vào mồm từng người một, kể cả trẻ em đang bú sữa mẹ để biến người Việt thành nô lệ.
Nên lưu ý là cưỡng chế nhét vào mồm, bắt buộc phải uống có thu phí chứ không phải đơn thuần rao bán tự do như truyền thông phương tây ra rả tẩy não hằng ngày.
Trong suốt những năm đô hộ, thứ mà Pháp xuất khẩu sang cho người Việt nhiều nhất là rượu cồn cháy ruột và t·huốc p·hiện bởi vì đây là cách tốt nhất mà Pháp nghĩ ra để hủy diệt người Việt.]