Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 82: Quyền quý chống đối.



Chương 82: Quyền quý chống đối.

Xong chuyện về đấu tố và cải cách ruộng đất, Trần Chân đứng ra chắp tay thưa:

- Bẩm bệ hạ, đã có danh sách sơ bộ về những người tham gia hoạt động phi pháp của các bang hội.

- Trong đó thành phần cùng hung cực ác, g·iết người, h·iếp dâm, t·rộm c·ắp tổng cộng ba ngàn người thuộc danh sách số một.

- Lực lượng chỉ tham gia bắt nạt, thu tiền bảo kê, hối lộ, t·ham n·hũng là mười ngàn người thuộc danh sách số hai!

- Số còn lại đa phần t·rộm c·ắp vặt, tội nhỏ thuộc danh sách số ba.

Vừa nói, Trần Chân vừa dâng tấu ba bản danh sách dày cộm về những thành phần t·ội p·hạm trong vụ truy quét lần này.

Thị vệ, thái giám tới gần đem dâng cho Trần Tí.

Dù rằng hiện tại bộ máy triều đình lâm thời tại Sài Gòn khá ít người nhưng vua quan phải rõ ràng, lễ nghĩa không được mất.

Trần tí nhìn lướt qua, thực sự có rất nhiều người, ghi chú rõ về tội trạng, mức độ nhưng chỉ có khâu xử phạt là để trống.

Đây là chuyện dễ hiểu, theo đúng luật phải xử trảm tất cả vì dính dáng đến phản tặc nhà Hồ nhưng Trần Chân không thể tự ý quyết định chuyện lớn như vậy nên mới dâng tấu cho Trần Tí.

- Trần Chân tướng quân, khanh đã điều tra kỹ về những tội trạng trong này chưa?

Trần Chân hơi liếc mắt một chút như có điều giấu giếm, sau đó cùi thấp đầu bẩm:

- Bẩm bệ hạ, thần đã điều tra kỹ!

Anh ta cố ý không để cho Trần tí nhìn thấy đôi mắt mình lúc này, Trần Tí vốn rất tin tưởng Trần chân nên cũng không chú ý!

- Được!

- Vậy thì ban lệnh của trẫm, xử bắn tất cả t·ội p·hạm thuộc danh sách số một!

- Bắt giam và bắt buộc lao động cải tạo đối với những kẻ thuộc danh sách số hai!

- Còn danh sách thứ ba thì xử phạt tiền rồi thả về theo dõi, nếu tái phạm thì bắt giam.



Trần Tí xử lý theo những tư duy thông thường ở thời hiện đại.

Nếu xét theo luật pháp hiện đại thì xử phạt thế này đã là cực kỳ cứng rắn, xử tử vô số người, thậm chí có thể bị buộc tội "độc tài".

Nhưng trong mắt quan viên thời đại phong kiến lại quá nhẹ, vượt giá giới hạn mà cụm từ “mềm yếu” “lòng dạ đàn bà” có thể được sử dụng.

- Bệ hạ, thần có lời này không biết nên nói không?

- Ái khanh cứ nói, trẫm cho phép thảo luận, vô tội.

Trần chân cúi đầu:

- Bệ hạ, thần biết ngài có tấm lòng nhân từ, yêu thương vạn dân.

- Nhưng mức độ xử phạt của ngài quá nhẹ, sẽ khiến cho những người khác có suy nghĩ to gan làm loạn

- Thần nghĩ rằng nên gia tăng h·ình p·hạt nặng hơn nữa.

Trần Chân rất ít khi đưa ra lời can gián với những quyết định của Trần Tí.

Nhưng lần này, có lẽ vì cảm thấy sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của triều đình và đất nước nên mới góp ý.

Trần Tí hơi trầm ngâm một chút.

Những lời Trần Chân nói không hẳn không có lý, biết bao nhiêu trường hợp vì nhân từ, nương tay với tội ác mà dẫn đến hậu quả khôn lường.

Nhưng nghĩ lại, Trần tí vẫn cảm thấy một nền văn minh hiện đại đầy nhân văn vẫn tốt hơn nên chưa muốn đồng ý với Trần Chân.

Ngay lúc này, bỗng bên ngoài xuất hiện binh lính chạy vào báo cáo:

- Bẩm bệ hạ, có nhiều cựu quan viên và thư sinh tụ tập quỳ bên ngoài hoàng cung, xin bệ hạ thu hồi mệnh lệnh quốc hữu hóa, cải cách ruộng đất.

Trần Tí thầm than trong lòng:

“Đây rồi, đến phiên các thế lực địa chủ, ngoại bang chống lại”.

“Kiểu gì cũng giả nghèo, kể khổ, liều c·hết can gián.”



Tuy nghĩ như vậy nhưng Trần Tí không nói ra ngoài mà mở miệng hỏi:

- Bọn họ nói những gì?

Binh lính hơi lưỡng lự một chút nhưng nghĩ tới Trần Tí anh minh thần võ, chưa từng trừng phạt vô cớ liền hít một thật sâu và nói:

- Bẩm bệ hạ, ở bên ngoài, châu trưởng Sài Gòn dẫn đầu nói rằng bệ hạ hoa mắt ù tai, tuổi nhỏ không hiểu chuyện, bị các vị tướng quân lừa gạt nên mới tàn hại trung lương.

- Họ cho rằng gia tộc họ Phạm, họ Trương đều là trung thần nghĩa sĩ, thường xuyên quyên tiền giúp đỡ học sinh nghèo khó, cứu tế nạn dân, bệ hạ bắt họ là sai lầm.

- Họ còn nói rằng sĩ phu, hiền tài là gốc rễ của quốc gia, bệ hạ lạm sát như vậy sẽ làm dao động nền móng của dân tộc.

- Ngoài ra, chúng còn sử dụng nhiều ngôn từ đại nghịch bất đạo nữa mà tiểu nhân không dám nói.

Người lính nói xong liền quỳ mọp xuống đất.

Thông thường, những tin tức kiểu như thế này rất nguy hiểm cho lính truyền tin vì vua có thể vì tức giận mà đánh lây sang họ.

Bị đ·ánh c·hết vì báo tin xấu không phải là chuyện hiếm gặp.

Chỉ thấy Trần Tí đi đến bên cạnh người lính, tò mò hỏi:

- Sao nhà ngươi có thể nhớ kỹ và thuật lại như vậy?

- Từng đọc sách sao?

Thời phong kiến, đa phần dân chúng mù chữ và không có văn hóa, thuật lại toàn bộ câu chuyện của đám quan văn, nho sĩ không phải là chuyện đơn giản.

- Bẩm bệ hạ, thần từng đi học cùng với trẻ em trong làng, vốn dĩ muốn tham gia khoa bảng lấy công danh nhưng đúng lúc tổ quốc vẫy gọi nên lựa chọn bỏ văn theo võ, xếp nghiên bút theo nghiệp binh đao.

- Bởi vậy nên cũng gọi là có chút thơ văn!

Trần Tí cười:



- Vậy là binh sĩ có văn hóa rồi, tương lai thăng lên làm sĩ quan cũng tốt.

Bản thân Trần Tí chỉ nói một câu rất bình thường nhưng tất cả những tướng lĩnh xung quanh đều ghi tạc trong lòng.

Rất hiếm có vị vua nào giữ bình tĩnh, nhẹ nhàng khi có đám người ở bên ngoài chửi bới mình.

Cũng ít có kẻ thống trị nào lại chú ý đến giáo dục, học thức của dân chúng, binh lính, phần lớn đều mang theo ác ý ngu dân cho dễ cai trị.

Một viên sử quan ghi chép:

“Bệ hạ là một người rất coi trọng tầng lớp trí thức, ngay cả binh sĩ cũng khuyến khích học hành, biết chữ, thể hiện ý chí muốn giáo hóa muôn dân.

Đây chính là phong thái của chân mệnh thiên tử, đem sự nghiệp giáo dục trăm năm trồng người đặt lên trên tất cả.”

Tất cả những việc này, Trần Tí đều không hề hay biết gì, anh chỉ đơn giản phất tay ra hiệu:

- Bọn họ muốn nói gì thì nói, cứ mặc xác, miễn là không gây b·ạo đ·ộng.

- Phái người giá·m s·át, họ muốn quỳ thì để cho họ quỳ tiếp, ai đứng lên thì phạt gậy.

- Cứ để cho đám quan viên ăn no dửng mỡ ấy phơi nắng giảm cân đi, tốt cho sức khỏe.

Trần Tí quá rõ trò của thư sinh và quan văn, họ ỷ vào việc thân phận quý tộc, quyền nắm giữ thông tin của xã hội để gây áp lực lên triều đình.

Hơn nữa, mục đích của họ cũng không phải vì quốc gia, đất nước mà chỉ đến từ lợi ích của bản thân, gia tộc hoặc đơn giản bị người khác lùa gà hùa theo.

[Tương tự như cách mạng màu ở nhiều quốc gia trên thế giới, cũng một kịch bản tương tự.]

Bản thân anh nghĩ cho quan viên, học sinh phơi nắng ngoài đường đã là mạnh tay rồi nhưng không biết ở sau lưng anh, các vị tướng quân đều liếc mắt với nhau với vẻ lo lắng.

Chờ khi Trần Tí đi ra cổng hoàng cung ngồi hóng xem thử đám quý tộc, nho sinh nói gì thì các vị tướng quân lén lút nhỏ giọng bàn:

- Đại nhân, bệ hạ nhân từ thương dân là chuyện tốt, nhưng những kẻ ác chưa chắc đã tiếp nhận lòng tốt này.

- Đây cũng là điều ta lo lắng!

Trần chân phiền muộn than thở:

- Bệ hạ là bậc chân mệnh thiên tử, ta chưa từng thấy người mắng chửi kẻ hầu người hạ bao giờ, đối xử với ai cũng ôn hòa lễ nghĩa.

- Đây là phúc của Đại Việt!

- Nhưng trên thế gian luôn tồn tại kẻ tiểu nhân h·iếp yếu sợ mạnh, to gan chống đối trước nhân từ mà lại hèn nhát trước cường quyền.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.