Có Đầu Có Đuôi - Giải Tổng

Chương 34



Gần khoảng mười hai giờ đêm, Hứa Tuế thấy video Lâm Hiểu Hiểu gửi trong nhóm tình nguyện viên.

Trong video cô bạn nói, chú Bichons đã hoàn thành ca phẫu thuật một cách thuận lợi, mặc dù đã không thể thấy gì nữa, nhưng may thay vẫn giữ được mạng sống, một tiếng trước nó đã tỉnh rồi, có chút chút nước và ăn ít đồ ăn, lúc mọi người đi thì nó vừa mới ngủ.

Hứa Tuế xem đi xem lại video, sau đó thoát ra vào khung trò chuyện, ngón tay lướt lên trước, ảnh đại diện của Trần Chuẩn nằm im không nhúc nhích, nội dung tin nhắn trong đó vẫn đang dừng ở việc cậu xin đi nhờ xe cô mấy hôm trước.

Hứa Tuế thoát khỏi khung trò chuyện, tắt màn hình điện thoại, tắt đèn đi ngủ.

Vì sáng cô ngủ nhiều quá, nên nằm cả lúc lâu mới thấy buồn ngủ.

Ngày hôm sau thức dậy mí mắt hơi sưng lên, trên đường đi làm nhìn gì lâu quá cũng thấy mắt đau xót.

Cô đỗ xe đúng chỗ, vừa định sẽ chợp mắt chút cho tỉnh, thì có người gõ cửa xe.

Cô quay đầu sang, Hà Tấn đang đứng ngoài xe.

Hứa Tuế không hạ cửa sổ xe, cô nhanh gọn chỉnh trang lại, sau đó cầm túi xuống xe.

Hà Tấn đánh giá cô một lúc: “Tối qua ngủ không ngon à?”

Hứa Tuế hỏi: “Giám đốc Hà tìm tôi có việc à?”

“Trưa nay cùng ăn cơm nhé, chúng ta nói chuyện.”

Hứa Tuế nhớ lại lần trước anh ta hẹn cô.

Hai người vốn đang đi hướng vào khu tiêu thụ, cô dừng lại: “Nói ở đây đi, xung quanh cũng không có ai.”

Hà Tấn nhìn cô thật kỹ, nhưng cũng không ép buộc.

Anh ta chỉ vào hàng ghế dài trước bồn cây, ra ý bảo cô qua đó ngồi: “Hạng mục hiện nay đã sắp đến hồi kết rồi, em có dự định gì chưa?”

Hứa Tuế không hiểu ý anh ta: “Chưa nghĩ đến.”

“Anh từ chức rồi.”

“Cái anh muốn nói là cái này?”

Hà Tấn châm một điếu thuốc, chậm rãi hút vài hơi mới quay sang nhìn cô: “Em không tò mò sao anh lại từ chức à?”

Hứa Tuế không nói gì, thật ra cô đã thấy hơi phiền rồi. Cô có thể tiếp tục làm việc chung với Hà Tấn, nhưng không đồng nghĩa với việc cô không để ý đến sự phản bội của anh ta, việc công cô không thể lơ là, nhưng cứ nói chuyện như có như khống thế này thật sự là khiến cô chán ghét.

Mấy lời khó nghe đã đến miệng, nhưng cuối cùng cũng ráng nhịn, đợi anh ta nói tiếp.

Hà Tấn không lòng vòng: “Anh định sẽ ra ngoài làm riêng, em có muốn đi cùng anh không.”

“Cảm ơn ý tốt của anh, em không đi.”

Câu trả lời của cô nằm trong dự đoán của Hà Tấn, anh ta gẩy điếu thuốc lên cạnh ghế để gạt tàn: “Hứa Tuế, không nói đến chuyện cá nhân, thì anh nghĩ đây là cơ hội phát triển rất tốt, mặc dù mọi chuyện vẫn đang trong giai đoạn mò mẫm, nhưng dựa vào kinh nghiệm và sự nỗ lực của em, không lo không có dự án để làm. Không quan tâm các khác nhé chỉ quan tâm đến lợi ích, anh vẫn cảm thấy em là người công tư phân minh.”

Hứa Tuế rất hiếu kỳ, sao mà anh ta có mặt mũi nói mấy câu như vậy. Cô đứng lên, lười phải cãi vả, quyến rũ cô bằng lợi ích không có tác dụng, khích cô càng vô dụng hơn, cô chưa có muốn kiếm tiền đến nỗi nghĩ là sẽ tiếp tục giáp mặt anh ta, trừ khi còn muốn nố lại tình xưa.

Hứa Tuế hỏi: “Khi nào đi? Tổ bên em muốn mời anh bữa cơm.”

Năm phút sau, Hà Tấn sầm mặt đi vào văn phòng.

Mười mấy giây sau, Hứa Tuế cũng đi vào theo.

Cô đến quầy chăm sóc khách hàng điểm danh trước, lúc vào đến văn phòng thì thấy Ngô Hân đang uống cà phê.

Cô chủ động chào hỏi: “Chào.”

Quán quân tiêu thụ tháng này thuộc về nhóm Hứa Tuế, Ngô Hân nhếch mày, không lên tiếng, cầm ly cà phê lên nhấp vài ngụm.

Cô ta nhìn Hứa Tuế cứ như kẻ thù, từ trước đến nay lúc nào cũng thể hiện rõ quan hệ cạnh tranh, chứ chưa từng giấu diếm kín kẽ.

Hứa Tuế cười bất lực, chẳng rảnh chuốc phiền vào người nữa.

Cuộc sống lại quay trở về trạng thái bình yên đơn điệu, ngoài đi làm, thỉnh thoảng Hứa Túe cũng sẽ hẹn Giang Bối ăn cơm dạo phố, không có quá nhiều hoạt động ngoại giao phức tạp.

Cô cũng không đến trung tâm cứu trợ nữa, mà Trần Chuẩn cũng không đến tìm cô thêm lần nào cả. Thỉnh thoảng mở weixin, cô cũng sẽ bất giác lướt xuống dưới, đáng lý chỉ cần lướt vài ba cái, nhưng dần dần lại lướt xuống tận cùng, rồi nhấp vào ảnh đại diện của Trần Chuẩn, nội dung của cuộc trò chuyện lần cuối cùng vẫn chưa có gì thay đổi.

Ba chữ mà cậu tỏ tình hệt như một tấm bù, trói chặt cô trong khung cảnh ngày hôm đó, cô vẫn nhớ ánh trăng mông lung rọi giữa hai người họ, biểu cảm lúc cậu nói chuyện và cả ánh mặt khi cậu nhìn cô.

Cảm giác đó rất gay go, chút ý chí còn sót lại của cô cứ như tòa nhà đang chịu gió giật cấp mười, từng viên đá từng cục gạch đang dần bị phá nát.

Hứa Tuế thất thần một lúc, thì weixin hiển thị có tin nhắn mới đến.

Cô lướt lên lại phía trên cùng, là thiệp mời tham dự hôn lễ của bạn cùng bàn cấp ba.

Chuyện vui của bạn cùng bàn đang đến gần, dạo trước khi hai người gặp nhau, cô bạn đã nhắc đến rồi.

Hứa Tuế nhìn thời gian, đám cưới sẽ được tổ chức vào ba ngày sau, đúng lúc cô đổi ngày nghỉ phép để về thăm bố mẹ, thế là cô trả lời bạn cùng bàn chắc chắn sẽ tham gia.

Chiều ngày hôm trước Hứa Tuế về Thuận Thành trước, hôm đó là ngày Hứa Khang đi làm xét nghiệm, cô muốn đến bệnh viện đón bố, nhưng trên đường đi gọi điện thoại cho Hách Uyển Thanh thì bà không nghe máy, chỉ đành lái xe về nhà đã.

Cô xách một ít trái cây và bánh ngọt đi vào tòa nhà, nhà dì Vương ở tầng một đang mở cửa, dì Vương đang dựa vào cửa nói vọng lên lầu trên: “Ây da sao mà được chứ, cứ thế này mãi là bà mệt chết đấy, bởi mới nói, chúng ta sinh con nuôi cái cực khổ vất vả có ích gì đâu, lúc cần chúng nó phụ giúp thì nào là bận nào là không có thời gian, vẫn phải gọi điện thoại cho chúng nó… ối, Hứa Tuế về rồi à, mau đi, mau lên lầu đi…”

Bà ta ngượng ngùng chào Hứa Tế, rồi đóng cửa vào nhà.

Hứa Tuế cảm thấy bồn chồn trong lòng, xoay người đi lên lầu, vừa ngẩng đầu, cả người cô như hóa đá tại chỗ.

Vẫn là hành lang chật hẹp ở khu nhà cũ, xây theo kiểu ba phần, phần giữa là chỗ ngoặt được xây bằng một bậc to rộng.

Hách Uyển Thanh đang đứng giữa chỗ ngoạt đó, một chân bà đạp lên bậc thang ở trên, chân gập vừa đúng tạo thành một góc vuông với mặt đất.

Mà Hứa Khang thì một tay nắm chặt tay vịn cầu thang, mặt mày đổ đầy mồ hôi, đang ngồi lên đùi Hách Uyển Thanh để nghỉ ngơi.

Hứa Tuế chưa bao giờ ngờ được, nguòi mẹ ốm yếu của cô có thể chịu được trọng lượng của bố, mà càng không ngờ rằng, bố mình đã yếu đến mức lên hai tầng lầu mà cũng không thể chịu được.

Chút ánh sáng còn sót lại len theo cửa số chật hẹp rọi vào trong, hai mươi năm trước, cô nắm tay bố mẹ lên lầu về nhà, cả đường đi đều là tiếng cười nói vui vẻ, lúc đó họ vừa trẻ trung vừa khỏe mạnh, mà cảnh tượng trước mắt cô, lại như đang đâm thật mạnh vào tim cô.

Hách Uyển Thanh đơ ra: “Sao về mà không gọi trước, ngày mai nghỉ à?”

Hứa Tuế nuốt nghẹn cơn chua xót ở cổ họng: “Gọi rồi, mẹ không nghe.” Cô quăng hết đồ trong tay, đi nhanh vài bước đỡ Hứa Khang: “Bố ơi, dựa lên vai con này.”

Hứa Khang lấy sức đứng dậy, hai mẹ còn nửa nâng nửa ôm, dìu ông về nhà.

Hứa Tuế đi ngược xuống cầu thang lấy trái cây và bánh ngọt khi nảy cô thả đại ở đó, rồi đi vào nhà vệ sinh hỏi nhỏ Hách Uyển Thanh: “Mỗi lần bố mẹ lên lầu đều như vậy à?”

Hách Uyển Thanh giặt một chiếc khăn nóng cho Hứa Khang lau mồ hôi: “Không có, hôm nay bố con làm thẩm tách nhiều, nên có hơi yếu.”

“Mời thêm một điều dưỡng đi, mẹ cũng đỡ việc hơn.”

Hách Uyển Thanh lắc tay: “Tốn thêm phần tiền đấy làm chi, mà cũng chẳng phải cao tám tầng mười tầng gì, một mình mẹ là được.” Trước đây nhà đã từng mời thêm một điều dưỡng, giá cả đắt đó không nói rồi, bệnh của Hứa Khang chẳng thể nào khỏi được, tốn tiền một thời gian dài kiểu này thì bà tình nguyện tiết kiệm để dành cho Hứa Tuế, cho dù mỗi tháng Hứa Tuế có dư tiền trả tiền nhà.

Hứa Tuế giúp bà đổ nước bẩn, cúi đầu im lặng mấy giây, “Mẹ ơi, con…”

“Đừng có nghe bà Vương lầu dưới ăn nói huyên thuyên, bà ta không trong hoàn cảnh này nên đâu có hiểu.” Hách Uyển Thanh nhanh gọn ngắt lời Hứa Tuế, bà gần như biết cô muốn nói gì: “Lần trước đó, bà ấy té gãy chân, thì làm gì mà nỡ giày vò con cái về nhà chăm sóc đâu, còn chẳng phải do mẹ ngày ngày lo cơm nước à. Mỗi lần bà ấy chỉ biết đứng đó nói quàng, chưa từng thấy giúp đỡ lần nào cả.”

Hách Uyển Thanh nói xong thì đi ra ngoài, Hứa Tuế mở vòi nước chậm rãi rửa tay, mãi một lúc sau mới khóa van, đi vào phòng ngủ giúp bà.

Phong tục cưới hỏi ở Thuận Thành cũng chẳng khác mấy so với mọi nơi, đều sẽ là sáng tiến hành nghi thức, trưa sẽ đãi tiệc mời khách.

Cô dâu đã phải thức từ sáng sớm để làm vệ sinh cá nhân rồi trang điểm, sau đó ngồi trên giường đợi chú rể đến đón.

Hứa Tuế có ý đến đó sớm, lúc cô vào phòng chỉ có mỗi cô dâu và thợ trang điểm, thêm hai người bạn của cô dâu.

Không biết mấy người họ đang nói gì, mà đi từ xa đã nghe tiếng cười hi ha rồi.

Hứa Tuế gõ mở cửa phòng ngủ.

Bạn cùng bàn của cô mặc một bộ áo cưới phượng hoàng đỏ thắm, phối với trang sức và phụ kiện vàng lấp lánh, tóc búi thấp, trang điểm tinh té, cả người toát lên vẻ đoan trang hớn hở.

Cô bạn cùng bàn đầy bất ngờ: “Quao Hứa Tuế, cậu đến sớm thế à! Mau vào đây!”

Hứa Tuế tươi cười, đi đến ôm cô bạn: “Hôm nay cậu đẹp lắm đấy.”

“Cậu cũng đẹp lắm này.”

Hứa Tuế ăn mặc khiêm tốn, không trang điểm, chỉ son môi một chút nhìn cho tươi tắn, ngày đặc biệt như vậy, sao mà cô có thể chiếm sóng của cô dâu chứ, thế là lập tức nói: “Không dám, không dám đâu.”

Bạn cùng bàn cười to: “Mình đùa với cậu thôi!”

Cô bạn chẳng thay đổi chút nào, tính cách vẫn hoạt bát nói cười, sau khi kéo Hứa Tuế ngồi xuống thì nói tiếp: “Chút nữa còn có mấy bạn học cùng lớp mình đó, mình còn tưởng các cậu đi cùng nhau chứ.”

Hứa Tuế nói: “Mình có thấy các cậu ấy hẹn nhau trong nhóm, mình bả mình sang trước, để nói chuyện với cậu nhiều hơn một chút.”

Cô bạn nghe thế rất vui, lại đi sang ôm Hứa Tuế: “Biết là cậu nhớ mình lắm mà. Nghe nói tết đến sẽ có buổi họp lớp đây, cậu đến không?”

“Đương nhiên rồi.” Hứa Tuế nói.

“Vậy mình hẹn đi với cậu đó.”

“Được thôii.”

Bạn thân của cô bạn chen lời: “Đây có phải là cô bạn suýt thì bị cậu kéo xuống nước mà cậu từng nhắc không?”

Cô bạn điên cuồng gật đầu: “Đúng đúng, lúc đó cậu ấy chỉ thích đọc của Bồ Tùng Linh Thi Nại Am*, khó khăn lắm tớ mới nhét được cho một quyển Bá đạo tổng tài yêu tôi rồi, kết quả cậu ấy hào hứng đọc luôn cả một buổi chiều, không biết sao mà, sang ngày hôm sau sống chết cũng không chịu lật thêm trang nào nữa cả.”

*Bồ Tùng Linh tác giả tập truyện Liêu Trai chí dị, Thi Nại Am tác giả Thủy Hử

Nhắc lại chuyện này, Hứa Tuế vẫn còn nhớ rõ như in, một vài cảnh trong bộ tiểu thuyết đó đến nay vẫn còn in trong đầu cô, tổng tài bá đạo đó nặng tình, ép cô vợ nhỏ vào tường, rồi từ sau hôn vào thùy tai cô vợ.

Lúc đó cô đọc mà mặt mày đỏ như tôm luộc, rồi sau đó về nhà đánh nhau với Trần Chuẩn thôi mà cũng xuất hiện những suy nghĩ khó nói. Khi cậu ép cô vào tường để “áp bức”, suýt chút nữa là cô đã nhập vai rồi, vì thế mà cô tự trách suốt mấy ngày, thầm mắng mình quá là bẩn thỉu, làm gì còn dám đọc cuốn đó thêm lần nào nữa.

Mấy cô gái trò chuyện một lúc, khi thời gian gần kề, thợ trang điểm đến dặm thêm son cho cô dâu.

Hứa Tuế đứng xa ra, những cái khác thì cô chẳng giúp được, chỉ đành làm theo lời mọi người tìm mấy chỗ giấu bao lì xì giấu giày thôi.

Phòng ngủ dần trở nên ồn ào náo nhiệt, bạn bè người thân thỉnh thoảng lại vào khen vài câu chụp vài tấm.

Mọi thứ đã được sắp xếp xong xuôi, cô dâu ngồi im ở trên giường không được động đậy.

Thợ trang điểm vừa dọn dẹp đồ vừa hỏi cô dâu về câu chuyện tình yêu với nửa kia.

Hứa Tuế cũng lén nghe, cô cũng hiếu kỳ cô bạn cùng bàn và cái người mà cô bạn kêu là hàng xóm làm sao đến được với nhau, ban đầu cô bạn còn mạnh miệng là cho dù có độc thân suốt đời cũng không chọn người đó.

“Haizz, sai lầm mà thôi.” Bạn cùng bàn lầm bầm chứ không nói rõ nguyên nhân.

Trong đó có một cô bạn thân mạnh dạn nói thẳng: “Thì chút chuyện do say rượu làm bậy đó.”

Bạn cùng bàn như phải bỏng, nhẩy cẩng lên che miệng người bạn.

Cô gái kia hét lên rồi bỏ chạy.

Bỗng chốc, căn phòng trở nên hỗn loạn hẳn. Mọi người bên ngoài không biết chuyện gì, đều nghiêng đầu vào hóng chuyện.

Sau khi cười đã đời, bạn cùng bàn rã rời ngồi thụp xuống, hạ giọng nói với mấy người trong phòng: “Say rượu làm bậy chỉ xảy ra với hai kiểu người thôi, kiểu thứ nhất, thích chơi, ngựa quen đường cũ, kiểu thứ hai, là do đã có nền tảng tình cảm rồi. Nếu như không phải là kiểu người thứ nhất, mà mà chịu có hành động thân mật với người mình không thích chứ?” Cô bạn thở dài một tiếng, rồi lại xòe tay, “Nên là, chắc là do mình có thích anh ấy rồi, sau đó thì chúng mình quen nhau.”

Lúc này, bên ngoài bỗng vang lên tiếng gõ cửa.

Nhà trai đã đến cửa rồi.

Trong phút chốc cả căn phòng bỗng trở nên sôi nổi hẳn, có người gấp gáp dọn đồ lặt vặt, có người chạy ra đóng cửa.

Bạn thân của bạn cùng bàn lên trước hỏi gì đó.

Hứa Tuế nhìn chầm chầm vào tờ giấy gói kẹo bị mình vò nát mà không chút phản ứng.

Bạn cùng bàn nói lớn: “Hứa Tuế?”

Hứa Tuế thình lình ngẩng đầu: “Hả?”

“Mọi người hỏi cậu giấu giày cưới kỹ chưa?”

Rồi Hứa Tuế lại phải mất mấy giây để phản ứng: “… Giấu kỹ rồi.”

Sau đó, các bạn học cấp ba cũng lần lượt đến, Hứa Tuế đi xe cùng bọn họ đến nhà mới rồi lại đến nhà hàng.

Sau khi thực hiện các nghi thứ, thì cũng sắp đến mười hai giờ mới bắt đầu nhập tiệc.

Hứa Tuế chẳng có bụng dạ đâu mà ăn gì, cô nói chuyện với người bên cạnh một lúc, âm thanh ồn ào xung quanh lại khiến cô cảm thấy bất an.

Hứa Tuế chuẩn bị ra về trước, đi vài vòng hội trường mà không tìm thấy cô dâu, chỉ đành gửi tin nhắn, kèm thêm lời chúc phúc và hẹn cô bạn Tết đến tụ họp.

Cô đẩy cửa khách sạn, khi mà không khí khô lạnh ập đến, xa rời chốn huyên náo, bên tai cô im lặng đến nỗi làm cô có cảm giác không chân thật.

Hứa Tuế đứng trước cửa một lúc, bỗng nhiên lại muốn đi loanh quanh.

Con đường này chẳng thay đổi là bao, hai bên đường vẫn còn đầy các quán ăn và cửa hàng văn phòng phẩm, còn đang là giờ nghỉ trưa, bên đường là nhóm học sinh cấp ba tụm ba tụm năm.

Đi mãi cho đến cuối đường, đối diện trường học vẫn còn một dãy các sạp hàng ăn lưu động, ban đầu chỗ này bẩn lắm, bán mấy món như mỳ lạnh nướng hay đậu phụ thối, nhưng đám học sinh lại yêu thích vô cùng.

Đi đến nữa là khu trường cấp hai, cô từng học ở đó ba năm, sau này Trần Chuẩn cũng thế.

Hứa Tuế kéo cao cổ áo, hôm nay thời tiết lạnh hơn bình thường, dự báo thời tiết báo rằng chiều tà sẽ có tuyết, không biết tin được bao nhiêu phần.

Cô hít vào một hơi không khí lạnh, quay người lại, vừa ngẩng đầu lên, thính lình một bóng người đập vào mắt, tim cô cũng theo đó mà hụt nửa nhịp, cả người vừa ốm vừa cao, nhíu mày nhìn cổng trường chăm chú, khuôn mặt thể hiện sự mất kiên nhẫn.

Phút chốc, cô cứ ngỡ đấy là Trần Chuẩn.

Chỉ vì khi nãy vừa hay cô đang nhớ đến cảnh cậu từng đứng chờ cô ở cổng trường mà thôi.

Hứa Tuế nắm chặt tay đã nhẹp mồ hôi của mình, mặc dù nhìn lầm, nhưng tim cô vẫn đập rất nhanh.

Cô cứ đứng nhìn người ta như thế, cho đến khi người ta nhìn lại bằng ánh mắt nghi ngờ.

Cô cười xin lỗi, đi vòng qua nguòi đó, ngược về đường cũ.

Vẫn còn chưa muốn về nhà, Hứa Tuế tìm chỗ để xem phim, lúc ra khỏi rạp đã là chập tối.

Cô ngẩng đầu, mùa đông mặt trời lặn sớm, bầu trời âm u mơ màng, có những hạt tinh thể nhỏ như hạt muối rơi trên mặt, mát mát lạnh lạnh.

Đúng là tuyết rơi thật rồi, dự báo thời tiết chuẩn hơn hồi nhỏ nhiều.

Hứa Tuế chuẩn bị đi về nhà, rạp chiều phim ở mé tây của đường sắt, buộc phải băng qua cầu vượt.

Đây là con đường trước đây buộc phải đi mỗi lần đi học, cô đi suốt sáu năm, Trần Chuẩn đi hết ba năm.

Ngày trước cảm thấy Thuận Thành lớn, nhưng không biết do sống ở ngoài đã lâu hay là do mình đã lớn rồi, thật ra con đường chẳng rộng đến thế, nhà thì thấp, ngay cả bậc thang dưới chân cũng bằng phẳng hơn nhiều.

Hứa Tuế thấy quán đồ nướng ngày trước trên cầu vượt, vẫn bán trên chiếc xe ba bánh cũ nát, trên xe đặt bếp than hình tròn, trên vỉ nướng dài có bày bánh nướng và ngô nướng, đầu bên kia là hàng vịt lộn xếp gọn gàng.

Cạnh xe ba bánh có mấy cái bàn gấp và mấy cái ghế nhựa lùn, thùng màu trắng ở giữa đựng đầy nước ngọt, trong rổ thì có giấy ăn…

Trong suốt mười năm, chẳng có gì thay đổi, chỉ có chủ sạp đã già hơn nhiều rồi.

Một ngọn đèn treo thấp sáng cả một góc, sạp hàng bán khá đắt, học sinh đến ăn liên tục không ngớt.

Hứa Tuế đi đến: “Ông chủ, cho một phần bánh nướng, và một chai sữa đậu nóng.”

“Rồi, có ngay đây.” Ổng chủ ra sức giới thiệu: “Muốn gọi thêm hột vịt lộn không?”

Hứa Tuế cười lắc đầu: “Ăn không hết.” Cô thấy khó hiểu lắm: “Ngon lắm à?”

“Tươi lắm đấy, mấy đứa nhỏ đều thích ăn cả.”

Hứa Tuế gật gật đầu: “Cháu có quen một người cũng thích ăn cái này lắm.”

Ông chủ nhiệt tình hiếu khá, nói chuyện liên tục.

Hứa Tuế lắng nghe, phần bánh nướng đó cô ăn rất rất chậm.

Mãi cho đến khi sắp đi về, cuối cùng cô mở khóa điện thoại mà vẫn nắm chặt trong tay từ nảy đến giờ, mở weixin lên, ngón tay từ từ lướt xuống dưới, lướt cho đến tận cùng, nhấn mở ảnh đại diện của Trần Chuẩn.

“Bận không?”

“Có chút việc muốn nói với cậu.”

Cô gửi xong thì ngẩng thả điện thoại xuống, ngẩng đầu nhìn trời, tuyết đã bắt đầu thành hình rồi, càng lúc càng dày.

Lần này về Thuận Thành, đã giúp cô đưa ra hai quyết định.

Không lâu sau, chuông điện thoại cô vang lên.

Trần Chuẩn trả lời: “Tôi cũng có việc cần nói. Tôi đang ở dưới sảnh nhà chị.”

— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.