Cuộc Sống Của Hai Người Ở Rừng Rậm

Chương 116: Canh đậu hũ đầu cá và bánh ú đặc biệt



Mùa hè ở trong rừng, nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 26 độ vào buổi trưa. Mặc dù nhiệt độ thấp nhất vào ban đêm vẫn dưới chục độ.

Đồng thời, thời gian nắng càng ngày càng dài, mặt trời mọc trước năm giờ sáng, đến buổi tối □□ giờ mà trời vẫn còn sáng.

Tận hưởng ánh nắng ấm áp và thời gian nắng dài, các loại cây trái và rau không ngừng phát triển.

Những lứa tằm đầu tiên do Hà Điền ấp ra cũng đã hoàn thành lần lột xác cuối cùng và bắt đầu leo núi.

Tằm leo núi, nói đúng hơn là tằm con sắp nhả tơ và kết kén.

Vậy tại sao lại gọi là “Leo núi”?

Theo cuốn sách trang rách trang mất có nói về cách nuôi tằm của nhà Hà Điền thì đó là do ngày xưa, vì để dễ dàng cho việc thu kén nên người nuôi tằm đã sử dụng những dải tre, rơm lúa mì, cành cây và các vật liệu khác để làm ra những thứ trông giống như một chiếc chổi ngược, đặt trong nia tre nơi chúng sống từ nhỏ đến lớn. Khi tằm sắp thành kén sẽ trèo lên những chiếc chổi nhỏ úp ngược trông giống như những cành cây tự nhiên này, cứ như thể chúng đang leo lên một ngọn núi nhỏ làm bằng cỏ cây vậy.

Để thuận tiện cho việc lấy kén tằm và hình thành kén, người nuôi tằm sẽ dựa trên kinh nghiệm của mình mà đắp “núi” thành hình chữ X.

Hà Điền cũng chọn phương pháp này.

Cô tìm một vài thanh tre mỏng nhất, hai cây đan chéo vào nhau, cắm chặt vào chiếc nia tre nơi tằm sống trong vài tháng. Căn cứ vào kích thước của chiếc nia tre và số lượng tằm, sẽ có từ ba đến năm chiếc nia tre.

Những con tằm muốn kết kén sẽ không còn ăn uống gì nữa, chúng cứ loanh quanh bò lổm ngổm trong nia tre, gặp “ngọn núi” làm bằng cành tre, chúng lập tức trèo lên theo bản năng và tìm một vị trí thích hợp giữa các cành, bắt đầu nhả tơ.

Khi mới bắt đầu nhả tơ, chúng sẽ kéo một mạng lưới giữa các cành cây, trông giống như một mạng nhện rất lộn xộn. Sau đó, con tằm ở lại giữa các mạng nhện và tiếp tục nhả tơ. Ngay sau đó, hình dạng cơ thể của chúng biến mất sau từng lớp tơ đó, nhanh thì chừng vài tiếng đồng hồ, lâu thì cả một đêm, không còn thấy tăm hơi đâu nữa, tấm lưới lộn xộn ban đầu đã trở thành một cái kén tơ thuôn dài.

Hầu hết các kén tạo thành đều có màu trắng như tuyết, vì năm ngoái Hà Điền đã chọn những kén to nhất, đầy đặn nhất và bóng bẩy nhất nên trứng do những con tằm ấy đẻ ra cũng giống như chúng, đều cho ra những chiếc kén to tròn và đẹp.

Nhưng mà vẫn có một số ít kén tằm có màu vàng vàng, hồng và xanh nhạt.

Hà Điền xem kỹ lại sách, tìm phần nói về di truyền của tằm, nhưng tiếc rằng phần nói về cách sàng lọc tuyển chọn tằm bị thiếu.

Tuy nhiên, sách cũng chỉ ra cho người nuôi tằm biết những phong tục và điều kiêng kỵ khi tằm leo núi, ví dụ như muốn được tằm nữ hoàng thì không được làm ồn khi tằm đang leo núi, nếu không kén tằm sẽ không được tròn, đẹp, v.v. Nhưng cuốn sách này cũng nói đó chẳng qua cũng chỉ là phong tục và tin đồn thú vị mà thôi, tất nhiên Hà Điền chỉ đọc chơi thôi.

Nhưng riêng đối với Tết Đoan Ngọ, từ trước đến nay cô vẫn đều rất nghiêm túc.

Năm nay tiếng ếch kêu đầu tiên bắt đầu sớm hơn năm ngoái bốn ngày.

Hà Điền đã trịnh trọng ghi ngày tháng vào sổ tay của mình, ngâm gạo nếp qua đêm, chuẩn bị gạo, đậu, thịt và các nguyên liệu khác, để ngày hôm sau gói bánh ú.

Bánh ú năm nay vẫn được làm bằng hai loại lá. Lá cây hương bồ được dùng chủ yếu để làm bánh ú nhân ngọt, nhân đậu mật và nhân đậu lòng đỏ trứng muối; lá tre có lốm đốm to thì dùng để gói thịt xông khói. Con heo rừng bắt được lúc trước khi xây nhà sau khi được xẻ thịt thì đã để dành lại vài miếng thịt mỡ mỏng, cất ở trong hầm đông lạnh, lúc này lấy một miếng ra rã đông, ướp với tương đen, đường nâu, muối, gừng, dầu mè để qua đêm, thêm vào đậu phộng và đậu đỏ ngâm, lại đặt nửa miếng nấm hương lên, gói lại thành một chiếc bánh ú lớn; lá tre xanh mềm, rộng chưa đến ba ngón tay thì dùng để gói gạo nếp và táo tàu đỏ. Sau khi gói xong, bánh nhỏ xinh, đem nấu trong nồi riêng, chín rồi thì gỡ lá tre ra, gạo nếp cũng thấm màu xanh lam, ở giữa bánh là táo tàu đỏ, mùi thơm ngát xông vào mũi.

Ngoài mấy loại bánh ú này, Hà Điền còn làm bánh ú nhân thịt hạt dẻ lòng đỏ trứng muối theo yêu cầu của Dịch Huyền, cô thấy ngán vô cùng, nhưng Dịch Huyền thì lại ăn rất ngon lành.

Hà Điền đã làm ra một loại bánh ú bằng gạo và đậu, ngoài gạo nếp, cô còn cho thêm một ít hạt kê, bắp, đậu đỏ và đậu mắt đen*. Đậu mắt đen được cô đổi ở chợ hồi mùa thu năm ngoái. Loại đậu này thoạt nhìn giống hạt đậu tương, nhưng trên “rốn” hạt đậu có một đốm đen, trông giống như mắt chim, những người đổi đậu cho rằng đây là loại đậu mắt đen. Đậu mắt đen sau khi ngâm, dù nấu cháo hay hấp cơm đều ngon, nấu với bánh ú cũng rất ngon.

*Đậu trắng.

Dịch Huyền vốn dĩ không thích loại bánh ú nhân đậu không ngọt mà cũng không mặn này, nhưng ngay khi bóc lá bánh ú ra, thấy gạo nếp óng ánh với nhiều màu sắc đẹp mắt, anh liền cầm một cái chấm đường ăn thử.

Sau khi ăn được một nửa, anh lại đổi sang chấm với nước tương.

Cuối cùng, anh kết luận: “Nếu luộc đậu trước, sau đó xào với tỏi, tép mỡ, tôm khô, nấm hương thái sợi làm nhân thì bánh ú sẽ càng ngon hơn.”

Hà Điền đành phải dựa theo yêu cầu của anh mà chế ra một nồi bánh ú đậu.

Dịch Huyền ăn rất thỏa mãn: “Đây là bánh ú chay!”

“Chay kiểu gì? Còn có tép mỡ và tôm khô mà.” Hà Điền lắc đầu. Nhưng cô cũng đã nếm thử hương vị của món bánh ú này rồi, quả thật là có một không hai. Nếu bàn về kinh nghiệm ăn uống thì phải nói là Dịch Huyền đầy cả một bụng.

Sáng sớm ngày thứ hai sau Tết Đoan Ngọ, hai anh em nhà họ Phổ đến.

Kể từ sau cái chết của ba Phổ, hai gia đình dần khôi phục lại mối quan hệ láng giềng hòa thuận trước đây.

Anh em nhà họ Phổ không còn có ý nghĩ xấu về Hà Điền và Dịch Huyền nữa, nhất là đối với Dịch Huyền, ngay cả nịnh bợ cũng còn không dám.

Con người là những sinh vật rất kỳ lạ. Khi mà ta nhận ra rằng những người trước đây mà mình ganh ghét đã đứng ở nơi ngoài tầm với của mình rồi thì tất cả sự ghen tị, không phục và hận thù đều biến thành sự kính sợ.

Phải nói là hai anh em nhà họ Phổ hiếu kính với Dịch Huyền còn hơn là với ba của họ trước đây nữa.

Theo thỏa thuận lúc mùa đông năm ngoái, sau khi xây nhà cho Hà Điền xong thì cứ cách một tuần họ sẽ lại đến phụ việc một lần.

Lần này vừa lúc ngay sau Tết Đoan Ngọ, hai anh em họ cũng mang theo một số quà – một vài bó ngải cứu, một bó tỏi rừng nhỏ, một giỏ rau dớn và một nắm cây xô thơm trắng.

Dịch Huyền nhận quà, sau đó dẫn họ đi đến chỗ làm.

Hai anh em đi theo Dịch Huyền đến một bãi đất trống ở rìa núi, khi Dịch Huyền giở bức mành cỏ trên mặt đất ra, họ thấy rất khó hiểu. Phiến đá đen lớn này dùng để làm gì?

Dịch Huyền và Hà Điền làm gạch đá bằng bê tông, họ đã thấy rồi, nhưng chúng được tạo ra như thế nào thì họ hoàn toàn không biết.

Phiến đá lớn nằm trên mặt đất bây giờ có vẻ to bằng ba khối gạch đá, dài hơn cả khối gạch đá 1,5 mét, nhưng mỏng hơn rất nhiều, dày nhất chỉ bằng hai ngón tay.

Dịch Huyền yêu cầu hai anh em cột những phiến đá lớn lại bằng dây thừng, dùng một thanh gỗ to nâng chúng lên và cẩn thận đưa xuống suối trong núi.

Phiến đá này còn khá nặng.

Ở nơi mà Dịch Huyền muốn đặt đá xuống đã có sẵn hai khung gỗ chắc chắn, vừa đủ để đỡ phiến đá không bị ngập trong lòng suối, dòng chảy cũng chậm.

Sau khi đặt phiến đá xuống, hai anh em không khỏi hỏi: “Anh định làm gì?” Muốn rửa phiến đá thì chỉ cần rửa bằng nước là được mà?

Dịch Huyền đưa cho họ cả khẩu trang và tạp dề bằng da: “Mặc vào. Đánh bóng.”

Cả hai đeo khẩu trang và đeo tạp dề quanh cổ, vẫn còn đang ngơ ngác, Dịch Huyền mang theo hai chiếc máy cưa, nói là cưa, nhưng đĩa quay lúc này đã được đổi thành đĩa mài.

Dịch Huyền khoanh chân ngồi ở bên suối, cũng đeo khẩu trang vào: “Nhìn kỹ xem tôi làm như thế nào.”

Anh kéo cưa và đặt đĩa mài đang liên tục quay nhanh vào phiến đá, đĩa mài lập tức biến dòng nước chảy qua phiến đá thành những hình tròn giọt nước, những hạt mịn màu trắng xám từ phiến đá chảy xuống lập tức bị nước cuốn trôi.

Giờ thì anh em nhà họ Phổ đã hiểu “đánh bóng” nghĩa là gì. Dịch Huyền muốn mượn dòng nước để làm sạch phiến đá.

Hai anh em họ mỗi người cầm một cái máy cưa, chia nhau ra ngồi ở hai bên suối mài hai mặt của phiến đá.

Cứ cách một lúc Dịch Huyền sẽ đi qua xem xét và chỉ dẫn một chút.

Công việc này dễ dàng hơn nhiều so với việc chuyển gạch, xây nhà và đổ móng, nhưng nước văng ra sẽ làm ướt tay áo. Cũng may bây giờ là mùa hè.

Sau ba bốn mươi phút đánh bóng, Hà Điền kêu họ nghỉ ngơi và làm nóng một dĩa bánh ú cho họ ăn.

Sau khi nghỉ ngơi xong, Dịch Huyền nghiệm thu thành quả, đổi sang đĩa mài mịn hơn và tiếp tục đánh bóng.

Đến buổi trưa, phiến đá này đã khác hoàn toàn so với lúc sáng!

Nhấc lên khỏi mặt nước, những giọt nước còn sót lại trên phiến đá lập tức tụ lại thành những hạt tròn nhỏ, màu đen của đá nhìn rất tự nhiên, còn có nhiều hạt nhỏ lấp lánh, sờ vào cảm giác còn láng hơn cả đồ gỗ đã được cọ xát nhiều năm ở nhà.

“Cái này để làm gì?” Ngay cả Phổ anh thô kệch cũng nghĩ phiến đá này thật đẹp.

“Làm mặt bàn bếp.” Dịch Huyền mỉm cười vuố.t ve phiến đá, rồi híp mắt nhìn nghiêng, cố gắng tìm ra khuyết điểm, nhưng hahaha, quá hoàn hảo, quá đẹp!

Đến bữa trưa, Hà Điền giết hai con cá nuôi trong vại nước và hầm một nồi canh lớn với đậu hũ, hẹ tây, gừng thái sợi và nấm hương, mỗi người một chén, ăn với cơm trộn đậu.

Đây là lần đầu tiên anh em nhà họ Phổ được ăn đậu hũ mềm, thoạt đầu họ tưởng là cá, dùng đũa gắp lên thì thấy miếng đậu hũ nát ra, nhìn không giống cá chút nào, chẳng lẽ là cua? Ăn vào thấy trơn và tan ngay khi ngậm, tất cả đều là vị của canh cá.

Họ hỏi Hà Điền, chỉ biết rằng nó được làm bằng đậu nành.

Cách làm đậu hũ không khó, chỉ cần đậu ngâm nước và xay nhuyễn, lọc sền sệt cho giấm vào khuấy đều.

Anh em họ nghĩ, cũng đơn giản thôi, về nhà thử xem sao.

Đến buổi chiều, Dịch Huyền lại yêu cầu họ đánh bóng một phiến đá có cùng kích thước tương tự.

Đã có kinh nghiệm buổi sáng, họ chỉ mất hai tiếng để mài phiến đá này.

Dịch Huyền và họ đặt hai phiến đá lại với nhau, khi độ ẩm trên bề mặt khô đi, họ phủ một tấm mành cỏ lên và tiếp tục phơi trong bóng râm.

Sau đó, thứ mà anh yêu cầu họ đánh bóng là một cái chậu đá hình vuông.

Nói đó là một cái chậu đá hình vuông, thật ra là một phiến đá nhỏ hình chữ nhật, bên trong là một hình chữ nhật rỗng được tạo ra cách bốn phía năm sáu centimet, dưới đáy chậu đá còn có một lỗ tròn.

Anh em nhà họ Phổ không thể hiểu đây là gì.

Dịch Huyền nói với họ rằng đây là bồn để rửa chén rửa rau.

Anh dứt khoát vén tất cả những tấm mành cỏ che bên cạnh chậu đá lên, đó là những đồ dùng bằng đá đang chờ đánh bóng, có hai cái chậu vuông nhỏ hơn và hai cái chậu tròn, đều có lỗ ở đáy, cũng có cái không có, nhưng kích thước nhỏ hơn, ngoài những cái chậu này còn có những cái bình hình hộp, cái thố sâu như cối giã tỏi, và một đống đồ kỳ quái không biết dùng để làm gì.

“Hai người chỉ cần đánh bóng những thứ này là được.” Dịch Huyền chỉ vào những đồ vật lớn hơn và mở tấm mành cỏ cuối cùng ra: “Và cái này.”

Hai anh em gần như á khẩu khi nhìn thấy thứ dưới tấm mành.

Cái gì đây? Còn nói chỉ những thứ này là được rồi? Chúng tôi tình nguyện đánh bóng đống đồ nhỏ kia còn hơn!

Dưới tấm mành cỏ là một cái chậu hình chữ nhật rất lớn.

Nói nó là một cái bồn khổng lồ quả thật cũng không ngoa chút nào.

Cái bồn đó dài gần hai mét, sâu gần nửa mét và rộng sáu mươi hay bảy mươi centimet gì đó.

Cái thứ này vừa đủ để nấu một con heo luôn đó chứ!

“Cái này… cái này để làm gì?” Phổ anh hỏi.

Dịch Huyền lạnh lùng nói: “Anh chỉ cần đánh bóng nó là được.” Anh dừng lại, sau đó nói thêm: “Cũng đâu có bắt anh làm xong trong hôm nay.”

Anh em nhà họ Phổ không dám nói lại nữa, thành thật nhấc bồn rửa lên đến bên cạnh suối, Dịch Huyền điều chỉnh khoảng cách giữa hai khung gỗ trong lòng suối và kêu họ đặt bồn rửa lên đó.

Hai anh em đánh bóng chậu xong, sắp đến giờ cơm tối.

Lúc này Dịch Huyền đang bận rộn trong vườn rau, Hà Điền thì đang đập đập gõ gõ trong xưởng chế biến gỗ, con chó cô nuôi cứ chốc lát là chạy đến nhìn hai anh em họ, chốc lát lại đến chuồng vịt để xem gà vịt, rồi chạy vào rừng tìm cừu và tuần lộc, một lát sau, nó đến nằm trên phiến đá cạnh bức tường tròn bên bờ ao, sau đó chạy đến chỗ Dịch Huyền vẫy đuôi, cũng bận rộn không kém ai.

Lúc hai anh em họ ra về, Hà Điền đã nhét đầy một túi bánh ú cho họ. Những chiếc bánh ú lớn nhỏ, cột thành mấy xâu, chắc là mỗi xâu mỗi vị.

Hai anh em cảm ơn rồi mang theo bánh ú xuống núi, lên thuyền ngoảnh lại thì thấy khói bốc lên từ sườn núi, không biết Hà Điền nấu món gì cho bữa tối.

Lúc chèo thuyền về nhà, Phổ em nói: “Chúng ta đã nhiều năm không được ăn bánh ú.”

“Ừ.” Phổ anh hơn em mình hai tuổi, anh ta vẫn còn nhớ một số chuyện về bà Hà Điền, trước đây, mỗi dịp Tết Đoan Ngọ, bà Hà Điền thường làm cho hai anh em họ mỗi đứa một đôi giày rơm cùng với túi thơm ngải cứu. Có khi có cả một xâu bánh ú nữa.

Nếu gia đình họ vẫn như xưa, sống hòa thuận với nhà Hà Điền và giúp đỡ lẫn nhau thì sẽ như thế nào?
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.