Đại Náo Từ 1960

Chương 220: . Nội quy kỳ lạ



Chương 220. Nội quy kỳ lạ

- Trác Ngọc! Trác cái gì? Ngọc ở đâu ra? Không lẽ đào tạo mọi người học điêu khắc và mài giũa đá quý?

Mang theo hoài nghi về hai chữ "Trác Ngọc" các học sinh và nhân tài khắp đất nước đổ dồn vào tỉnh Sông Bé. Mọi người được đưa thẳng vào một khu trường học, có sẵn ký túc xá.

Khu trường học này nằm ở một vị trí khá khiêm tốn, không trương dương ra ngoài, thậm chí kiến trúc xây dựng rất phổ thông không hề loá mắt, tên khu trường này cũng là hai chữ Trác Ngọc, nhưng phía dưới bảng thông báo sơ đồ tổ chức thình lình có hai cái tên làm mọi người quét sạch nỗi thất vọng nãy giờ, trở nên kích động tột bực:

Hiệu trưởng danh dự: Chủ tịch Hà.

Hiệu phó danh dự: Giang thủ tướng.

Chỉ hai cái tên thôi đã làm khu trường nhìn quá tầm thường này trở nên thật đặc biệt: có chủ tịch nước làm hiệu trưởng, thủ tướng làm hiệu phó.

Lúc này các học sinh và nhân tài mới chợt nhớ về mức tiền thưởng, mức học bổng to lớn mà mình nhận được, chắc chắn là do chủ tịch và thủ tướng trọng dụng nhân tài nên họ mới được hưởng như vậy.

Vào đến bên trong quảng trường, chính giữa vẫn là cột cờ như các trường học bình thường. Phía trên bục phát biểu đã đứng sẵn một người mặc bộ vest trắng tinh, hai bên là hai hàng giáo viên dài.

Mọi người nhìn thấy thân ảnh mặc vest trắng trên bục liền kích động:

- Trời ơi, là Giang thủ tướng! Ôi, ta được gặp ngài ấy rồi.

- Lần đầu tiên ta ở gần thủ tướng đến vậy, ta phải xin chữ ký mới được.

Thấy mọi người tíu tít bàn luận, trên bục giảng Giang Bình An cầm micro mời mọi người chỉnh sửa hàng ngũ, làm lễ chào cờ. Ngay sau đó tiếng nhạc và tiếng trống vang lên, quốc ca được mọi người nghiêm trang hát.



Nghi thức chỉ mất năm phút, nhưng ý nghĩa thật to lớn, đây là muốn nhắc nhở mọi người lấy quốc gia làm trọng.

- Xin chào mọi người, ta là Giang Bình An thủ tướng. Hôm nay ta đại diện trường học Trác Ngọc chào đón mọi người nhập học. Còn chủ tịch Hà thì sẽ gặp mọi người vào buổi lễ tốt nghiệp để trao bằng, vì vậy mong mọi người học tập và nghiên cứu thật giỏi, kẻo đến lúc tốt nghiệp thành tích không cao thì biết ăn nói lắm sao với Bác đúng không nào!

Bốp bốp bốp bốp bốp...

Một tràng pháo tay tán thưởng cho câu nói đầu tiên của vị hiệu phó quá đặc biệt.

- Hôm nay là ngày 20/6/1961, ngày bắt đầu khóa học đầu tiên của trường "Trác Ngọc" tổng số học viên bao gồm 201 học sinh và 102 nhân tài ở nhiều lĩnh vực. Sĩ số tổng cộng là 303 người, chiếm tỷ lệ 1/100.000 dân số nước ta. Nghĩa là suốt 100.000 người S quốc mới chọn được một người như các bạn ở đây, các bạn chính là 303 ngọc viên ngọc quý giá của cả nước.

Cái tên "Trác Ngọc" của khu trường này chính là để 303 viên ngọc quý được mài giũa, trở nên lộng lẫy đẹp mắt nhất, giúp ích cho đất nước được nhiều nhất. Nhưng ta muốn các bạn đừng quá áp lực, bởi vì khóa đào tạo này được soạn thảo rất kỹ lưỡng và khoa học, các bạn chỉ cần học tập và rèn luyện chăm chỉ thì thành công sẽ đến. Dĩ nhiên, ai cố gắng tự mài giũa nhiều thì sẽ sáng bóng, đẹp đẽ và giỏi giang hơn người khác. Ta xin hết.

Buổi phát biểu quá ngắn gọn, mọi người đang say sưa nghe chưa đã thì Giang thủ tướng đã kết thúc.

Các học sinh và các nhân tài được đưa đi nhận phòng ký túc xá. Mỗi học viên nhận được một phòng riêng và sẽ học cách sống độc lập. Nhưng trường học không những xa xỉ về phòng ốc, mà còn tặng kèm mỗi học viên có một hướng đạo sinh riêng, 1 kèm 1 trong suốt khóa đào tạo.

Hơn ba trăm hướng đạo sinh này tuy già trẻ, bé lớn, trai gái khác nhau nhưng tất cả đều là người máy. Họ không đi theo kè kè từng học viên mà ở nơi không xa, ghi nhận mọi dữ liệu về sức khỏe, tâm lý, thái độ học tập, nghiên cứu, về sự tiến bộ hoặc thụt lùi... sau đó truyền về hệ thống dữ liệu để đưa ra giải pháp cho từng học viên. Ví dụ như có học viên không ăn được món này, muốn ăn món khác thì sẽ được ghi nhận và cung cấp thức ăn yêu thích...

Các học sinh nhỏ thì có vẻ đơn giản và ngoan ngoãn khi nhận phòng. Nhưng các nhân tài người lớn thì tâm tư phức tạp hơn, họ lo ngai ngái, sợ bị gò bó, bị cấm đoán, ví dụ như bị cấm h·út t·huốc lá, cấm uống rượu, chơi bài... Người ta nói có tật thì có tài, người tài thì thường lắm tật, các nhân tài này sau khi nhận phòng riêng, việc đầu tiên họ làm là... tìm nội quy để đọc.

Nhưng khi mọi người cầm tờ giấy nội quy mỏng trên tay, tất cả đều kinh ngạc vì nó... quá đơn giản, đơn giản đến mức không tưởng... nó vẻn vẹn chỉ có năm câu vè ngắn:

1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

2. Học tập tốt, lao động tốt



3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

4. Giữ gì vệ sinh thật tốt

5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm

Thời điểm này không ai biết đây là năm điều dạy thiếu niên nhi đồng của chủ tịch Hà. Giang Bình An đạo văn, bê nguyên xi vào làm nội quy trường học.

Các nhân tài đọc xuôi đọc ngược cũng không thấy điều cấm kỵ là gì, vậy là có nhiều người thử lấy ra thuốc lá để hút phì phèo xem sao... Kết quả không ai nhắc nhở. Sau đó lại có nhiều anh bạo gan lấy mấy chai rượu ra gầy độ nhậu, chén chú chén anh, tứ hải giai huynh đệ... Cũng không thấy ai nhắc nhở.

Nhưng đến khi mọi người quay lưng đi, bỏ lại sau lưng tàn thuốc lá, vỏ chai rượu... vứt lung tung không đúng nơi quy định thì các hướng đạo sinh của các anh chàng này đi đến chỉ vào điều thứ tư của nội quy:

"Giữ gìn vệ sinh thật tốt."

Vậy là mấy anh chàng to gan được một bài học nhớ tới già, phải đi lượm rác bỏ vào đúng thùng rác, cầm chổi quét tước sạch sẽ nơi vừa nhậu nhẹt. Đừng tưởng mấy anh chàng này chân ướt chân ráo chỉ có rượu không có mồi nhậu mà rác rưởi ít, thực tế không hề ít một chút nào.

Ở nhà cha mẹ chòm xóm gửi theo nào là khô cá, gà kho xả ớt, bánh đa, kẹo, mắm ruốc... hầu như toàn là đặc sản từng vùng miền... nên hiện trường mấy sòng nhậu rất bừa bộn.

Mười mấy anh quét dọn, gần 300 trăm học viên ra coi chỉ chỏ cười nói, mất mặt nhất là bị các em học sinh nhỏ cười to... đây có thể là kỷ niệm đầu tiên và khó phai nhất của khóa đào tạo "Trác Ngọc số 01" này.

Chuyện nhốn nháo đầu khóa này chỉ là chuyện nhỏ, không đáng để lo, cho dù nhất quỷ - nhì ma - thứ ba học trò này có đốt rụi khu trường thì Giang Bình An cũng chả sợ. Miễn hắn đào tạo ra được nhân tài cấp trạng nguyên cho S quốc là được rồi.



Giang Bình An đi vào phòng chủ quản khu trường học, gặp chủ quản người máy, dò hỏi kỹ thêm quy trình "Trác Ngọc" mà lúc trước hắn chỉ biết sơ sơ.

- Việc đào tạo nhân tài này quan trọng nhất nằm ở khâu nào?

- Thưa phó hiệu trưởng, khâu quan trọng nhất nằm ở việc kích thích khai phá não bằng sóng âm; sau đó là ăn uống bồi bổ não bằng thức ăn và dược phẩm.

- Việc ăn uống bồi bổ thì ta biết. Mọi người sẽ học tập nghiên cứu và khai phá não bộ nên rất tiêu phí tế bào não... rất cần được tẩm bổ để phát triển. Nhưng việc kích thích não bằng sóng âm có an toàn không? Khi nào kích thích thì hiệu quả tốt nhất?

- Độ an toàn là rất cao, trong liên vũ trụ đã sử dụng phương pháp này vài trăm năm vũ trụ, chưa từng có ai bị ảnh hưởng quá xấu. Dĩ nhiên có rất nhiều trường hợp tuy biết rõ nhưng cố tình tăng cường sóng âm để kích thích quá mức... Các trường hợp đó là l·ạm d·ụng sóng âm nên bị c·hết, điên, trở thành người thực vật... rất nhiều. Đây hoàn toàn là tự làm tự chịu, không phải lỗi của quy trình.

Về việc thời gian nào kích thích tốt nhất, chúng ta lựa chọn hai thời điểm. Một là khi học học tập, nghiên cứu, đọc sách... hai là khi mọi người ngủ trưa và ngủ tối. Đây là hai thời điểm dễ khai phá nhất.

- Ta đã hiểu. Nhưng vì sao khó mở rộng ra đại trà, sử dụng cho tất cả học sinh?

- Thưa phó hiệu trưởng, tuy máy kích thích sóng âm là giống nhau, nhưng mỗi học sinh phải cần một hướng đạo sinh kèm sát để điều chỉnh mức sóng âm kích thích cho phù hợp nhất đối với từng người, thì mới đạt được hiệu quả. Nhưng cho dù ngài có đủ số lượng hướng đạo sinh một kèm một cho tất cả học sinh thì hiệu quả thu được quá nhỏ nhoi.

Ví dụ những học viên chúng ta lựa chọn ở đây đều có chỉ số thiên tài đo lường được là 70 - 80 /100. Sau vài năm đào tạo ngắn ngủi, họ có hy vọng đạt đến mức tối đa là 85 - 95 /100. Mà trên 91 mới đạt chuẩn thiên tài cấp trạng nguyên.

Trong khi đó nếu áp dụng cho toàn bộ học sinh, bỏ thật lớn vốn liếng công sức, vài năm sau các học sinh phần lớn chỉ tiến bộ có 5-10 điểm thiên tài, lúc đó thật sự không có gì dùng. Chúng ta chỉ thiếu thiên tài đỉnh cấp để đột phá khoa học kỹ thuật, còn thiên tài cấp bậc bình thường không thiếu, ví dụ như S quốc, tuy chỉ có 30 triệu dân, qua một đợt xét tuyển bằng máy móc của chúng ta, đã phát hiện ra tới 300 thiên tài cấp cao 70-80 điểm.

- Đúng vậy! Chúng ta chỉ cần đỉnh cấp thiên tài. Nhưng ta có một góp ý nhỏ trong kế hoạch Trác Ngọc này.

- Xin mời ngài nói!

- Chúng ta cần đỉnh cấp thiên tài là thực sự, nhưng ta lại muốn những thiên tài cấp trạng nguyên của chúng ta đào tạo ra được sống nhẹ nhàng hạnh phúc mà không phải chỉ là những cỗ máy nghiên cứu, nghiên cứu và nghiên cứu.

- ???

- Ta muốn họ không quá xa rời cuộc sống bình thường, suốt ngày chỉ biết đến số liệu, phòng thí nghiệm... Ta muốn họ có cuộc sống riêng tư, có bạn bè, có gia đình. Bởi vì nếu họ không có được những điều đó thì chúng ta quá thất bại. Chúng ta đã l·ạm d·ụng họ, dùng cuộc sống riêng, hạnh phúc riêng của họ đánh đổi cái gọi là tiến bộ khoa học cho đất nước.

- Thưa ngài, vậy chúng ta phải làm sao để đạt được điều đó?
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.