Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 435: Tranh giành (5)



Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến

C 84: Tranh giành (5)

Trinh sát báo về, trại này đã gia cố mọi thứ để phòng thủ, lại xin được mấy trăm quân tiếp viện. Như thế trận chiến đánh trại lần này sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Nhưng quân hoài nhân cũng không phải không có sự tiến bộ, họ đã bổ sung lại khí giới, lại có kinh nghiệm ứng đội khi gặp miếng xương cứng từ trận lần trước, sẽ không luống cuống hay mất tinh thần.

Triệu Duy Đức của các bách phu trưởng thảo luận phương án ứng đối:

- Báo cáo, có người từ hậu phương tới!

- Là ai!

- Bẩm đô bá, là Hiên Giáo!

- Hiên Giáo ư?

Triệu Duy Đức cảm thấy hơi khó hiểu. Hiên Giáo hiện tại được Đặng Toán giao nhiệm vụ thu gom lương thực, tổ chức người dân phục dịch, lao động,... để đảm bảo toàn quân có được trạng thái chiến đấu tốt nhất. Nhưng theo kế hoạch họ được phân bố, quân của Triệu Duy Đức đã nhận đủ quân lương, vật tư, việc của họ sẽ là không ngừng chiến đấu đoạt lương từ các căn cứ quân Chiêm để làm của mình. Hai trai đầu tiên được đánh hạ, quân lương đã thu thập đủ, Hiên Giáo không có lý do cần tới đây.

- Đức cho người tăng cường cảnh giác một chút vì sự lạ, nhưng vẫn thân hành ra gặp mặt. Nhìn thấy người cầm đầu đoàn người của phe Hiên Giáo, Đức thả lỏng một chút, người quen. Kẻ này cùng Đức gặp mặt nhiều lần, là nhân vật có số má của Hiên Giáo. Khi hai người gặp gỡ, Đức lập tức hỏi lý do y tới đây. Người này cũng không che giấu gì, giải thích bản thân tới không phải để tiếp thêm lương thảo hay vật tư, mà là tới hỗ trợ Đức một ít vũ khí lợi đại.

Đức còn chưa hiểu, người này đã mang tới một vài xe chở những khối gỗ lớn, và nhân công bắt đầu lắp đặt, tạo nên những cỗ máy bắn đá. Tầm bắn xa là hơn trăm thước, bắn ra những viên đá nặng gần chục cân. Tuy mất vài phút để thao tác bắn một viên đạn, nhưng cũng rất uy lực.

- Có bao nhiêu thứ vũ khí như này.

- Chúng tôi mang tới cho cậu 2 cỗ máy bắn đá.

- Các ông còn nhiều hơn không?

- Cung cấp cho nơi khác rồi. Hiện tại các nơi khác cũng đang cần thứ này. Công thành phá lũy mà có con hàng này thì dễ hơn nhiều mà. Ai chẳng muốn nâng cao phần thắng.

Đức cũng chỉ cười. Nhưng rồi y hỏi thêm, bên trên có cho phép dùng thứ này không. Vì nếu có thứ này xuất hiện, rất có thể làm địch nghĩ khác điều họ đang muốn kẻ địch nghĩ.

Đặng Toán lập ra kế sách, tấn công chiếm lấy các căn cứ kia, đã từng bị phản bác là nguy hiểm. Một khi bọn họ động tới một trại, thì các trại khác sẽ cảnh giác. Hệ thống đồn lũy của quân Chiêm tổng cộng là 30 đồn, đánh hạ mỗi đồn mất tầm 2 ngày, như thế là mất tới hai tháng, quân Chiêm đâu ngu gì mà không cho người tới quấy phá, cho người đổ bộ từ mặt biển đánh tạt vào. Rồi các đồn sau lưng tới tiếp viện. Trong khi đó, vì tấn công, đội quân tấn công sẽ ở đất địch, không có công sự che chắn, lại xa cách đại quân, tứ bề thọ địch, có thể bị nguy tới.

Đặng Toán không phải không nắm được điều này, ông ta đã có đối sách ứng phó. Cách đối phó của ông ta gồm 2 bước. Bước thứ nhất là mê hoặc kẻ địch, khiến chúng không biết mục tiêu của họ là chiếm các đồn lũy, rồi khiến chúng nhầm lẫn, dẫn quân đi sai hướng, làm mỏng quân phòng thủ. Thứ hai là khi địch đã bị mê hoặc, thì sẽ dùng tốc độ nhanh nhất, tấn công tổng lực chiếm lấy các đồn lũy.

Ở phần mê hoặc kẻ địch vào nhầm nơi, kế của Đặng Toán chính là muốn quân Chiêm tưởng rằng họ muốn khẩn cấp xây dựng phòng tuyến để khi thủy quân lui về là sẽ có thể thủ được. Hành động tấn công các trại khác của quân Triệu Duy Đức thực chất là câu giờ để phía sau xây dựng phòng tuyến.

Nhưng nếu sử dụng vũ khí công thành hạng nặng, quân Chiêm còn có thể mắc lừa như thế sao? Vũ khí hạng nặng này đã có, còn phải thủ thiếc gì nữa. Rõ rành rành là để tấn công.

- Xin ngài an tâm. Tướng quân Đặng Toán cũng nói y hệt. thế. Cái máy bắn đá này không được dùng để công thành phá lũy, mà dùng để thủ.

- Dùng để phòng thủ?

- Đúng thế, ngài quên rồi sao, nhiệm vụ ủa các ngài là dụ địch rời khỏi căn cứ, tấn công các vị. Khi đó mới làm địch ở các trại khác thiếu đi, quân ta mới thần tốc tiến công giành lấy các trại dễ hơn. Muốn lấy ít địch nhiều, cần thứ lợi khí này.

- Mang tới đây sớm thế?

- Khi đó địch vây quanh các vị, đường vận chuyển sẽ rất khó khăn, thậm chí có thể bị địch bắt. Vì thế nên chúng tôi mới phải tới đây sớm thế này. Ngoài ra, chiếc máy bắn đá này, sẽ chưa được lắp vội, mà đợi khi quân địch vào tròng, chiến sự căng thẳng thì mới lắp ráp để dùng.

- Quả là lão tướng quân, lo nghĩ sâu xa hơn người.

Triệu Duy Đức lập tức cho cất hai cỗ máy bắn đá vào, cho người coi sóc cẩn thận. Để không lộ tin, y chỉ để quân mình di chuyển, quân Chiêm đầu hàng làm tù binh và phu phen không được mó vào. Không chỉ cất dấu, Đức còn cho người làm công cụ để bảo vệ: đồ tưới nước để phòng hỏa hoạn, đồ che chắn phòng nắng mưa là hỏng hóc.

Ngoài ra, tuy chưa xây dựng chiếc máy bắn đá, nhưng Đức đã có người tìm vị trí để đặt máy bắn sao cho đạt hiệu quả. Đức xem xem nơi nào tiện để bố trí quân lực tấn công vào, ước đoán vị trí nào hợp lý mà máy bắn đá có thể phóng đạn tới, rồi cho dọn dẹp để cần là bố trí máy bắn đá được luộn. Đạn dược cũng chuẩn bị sẵn sàng:, bắt tù binh đi chở đá về, ngoài ra còn đi làm đạn đất để tăng số lượng: làm bùn, nặn thành cục lớn, phơi khô dưới ánh mặt trời,.... Phần việc này thì có thể phái tù nhân đi làm. Máy bắn đá chưa dựng, các tù binh cũng không hiểu ý tưởng của Đức, cho là y chỉ định làm tường hay gì đó thôi.

Chứng kiến Đức cẩn thận chuẩn bị, phe Hiên Giáo cũng cảm thấy bội phục, họ hỗ trợ thêm một số việc, rồi xin cáo từ, vì còn nhiều việc khác phải chuẩn bị. Hiên Giáo rời đi là vì có nhiệm vụ thật. Đó là đi chuẩn bị vận tải thêm các vật tư, lương thảo, hàng hóa chiến lược quan trọng tới những nơi cần thiết. Quân Hoài Nhân muốn tổ chức tấn công thần tốc thì không thể thiếu các vật tư đó được

Sắp đặt vật tư tại các điểm được chỉ định và kiểm tra một lượt, đảm bảo không có những nguy cơ hỏa hoạn, đổ vỡ hoặc bị mưa ẩm ướt do không được che chắn nếu mưa bất chợt xong xuôi, quân Hiên Giáo đi về báo cáo cho Đặng Toán để ông ta an tâm. Đặng Toán nghe báo cáo xong, khen ngợi Hiên Giáo làm việc hiệu quả, nói rằng không có họ, ông ta tuyệt không làm nổi việc gì.

Những người kia vội tỏ vẻ khiên tốn, rằng Đặng Toán mưu hoạch lợi hại, còn họ chỉ làm theo lệnh ông ta mà thôi. Hai bên khách sáo một hồi rồi những người này từ biệt. Họ cũng phải đi báo cáo công việc với Amira. Đặng Toán không giữ người, ông ta còn nhiều việc khác phải lo, cuộc chiến đã chuẩn bị tới hồi căng thẳng rồi.

..........................................

Ở bên kia, quân Chiêm đang căng thẳng. Hành động của quân Hoài Nhân gần đây thực khiến chúng bối rối. Quân Hoài Nhân đang tổ chức tấn công các đồn của chúng. Tuy chỉ là 2 đồn phía tây thôi, nhưng ai dám chắc không phải là sự bắt đầu.

- Các vị, cần phải quyết đoán, gia cố ngay các công sự để đón đánh cúng, rồi cho thủy quân đánh phá để tìm nơi đổ bộ, bổ sung quân, quấy rối hậu phương, không cho chúng tấn công.- Lakarat Kamu của Avajajay nôn nóng thúc giục khẩn cấp ứng đối.

- Tôi thấy ý kiến này không chuẩn xác.- Mahana Slabia từ Vitarriji lên tiếng phản đối

- Là sao? Ngài không thấy địch đang tấn công ta sao?

- Tôi sợ rằng chúng thực tế đang muốn ta làm như vậy mà thôi. Các vị nghĩ thử xem, chúng dám tấn công các đồn lũy của ta sao? Một khi tấn công, quân ta giữ chặt đồn lũy, cử quân chi viện, lại cho thủy quân mở đường đổ bộ ra sau. Khí đó đội quân bị tấn công sẽ tư bề thọ địch, chết chắc rồi.- Mahana Slabia phân tích

- Hừ, bọn chúng đã đánh hạ hai đồn, đang rục rịch đánh thêm đồn nữa mà ông còn cho là chúng không dám sao?- Lakrat Kamu nhìn Mahan Slabia như nhìn một thằng đần.

- Tôi thấy ngài quá thiển cận. Đôi khi tấn công chưa chắc đã là vì chiếm đoạt, mà là để phòng thủ mà thôi. Thám báo ta báo về, chỉ có phía tây là có hành động tấn công, ngược lại các nơi khác chỉ chẳng có gì cả?- Mahana Slabia nó, rồi nhắc mọi người nhớ lại rằng cách đây không lâu, quân Hoài Nhân từng xây dựng đồn lũy để phòng thủ.

Khi đó quân Chiêm Thành tổ chức phá hoại, khiến quân Hoài Nhân vất vả phòng ngự. Rồi quân Hoài Nhân tổ chức ngăn chặn từ xa, bảo vệ các công trường. Vì hai bên đánh ở xa, nên các công trường được đảm bảo, xây dựng càng nhanh hơn. Theo Mahan Slabia, hành động tấn công này, thực tế chính là một biến tường của việc phòng ngự từ xa. Quân của họ càng sợ hãi co cụm, hoặc cố tình phòng thủ, quân Hoài Nhân càng có thời gian tập trung xây dựng công sự.

Lời của Mahana không phải không có lý, các tướng lĩnh của liên quân Chiêm Thành cùng ngẫm lại. Cũng chẳng phải họ quá kém mà rơi vào cái bẫy của Đặng Toán, mà phải khen Đặng Toán suy tính ra mưu kế này cũng là rất cao tay khi sử dụng một yếu điểm không thể thay đổi của quân Hoài Nhân, một khi mùa báo tới là thủy quân của họ sẽ gặp nguy hiểm vì không có cảng tránh bão, và phải rút đi, bỏ mặc bộ binh đơn độc.

- Nếu vậy, thì ta càng gia cố công sự bên ta, thực tế chính là đang rơi vào bẫy của địch.

- Như thế thì nên lập tức cho quân ta tấn công ngay, có thế mới khiến địch thất bại.

- Nhưng nhỡ đây là kế của địch thì sao? Dụ ta tấn công để phản kích.-Lakarat Kamu tỏ ra cảnh giác.

Lời của Lakarat Kamu khiến mọi người có phần tỉnh táo lại, song nguy cơ rằng nếu quân Hoài Nhân dựng xong các đồn lũy thì việc tấn công mùa bão sẽ khó khăn, nên việc tấn công được chấp thuận. Để đảm bảo, quân từ thành Đại Định được huy động quy mồ, sẵn sàng tiếp ứng.

Lý do họ sẵn sàng điều động quân từ Đại Định là vì phía tây khó đi, có nhiều trạm gác, một khi có biền thì quay lại thành Đại Định vẫn kịp, còn phía đông thì thủy quân Chiêm có ưu thế, không phải lo. Như thế đã ở cái thế bất bại, còn gì phải sợ.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.