Lưỡng Đô Ký Sự

Chương 34: Ăn ý



Đạo làm Đế vương

Tân đế lên ngôi, đại xá thiên hạ. Để tỏ lòng tôn kính và thương nhớ Đại Hành hoàng đế, năm đầu tiên vẫn giữ niên hiệu Tái Hữu.

Tấn triều quản vương công hầu tước nghiêm ngặt, không có biến loạn nảy sinh. Sở vương và Trưởng công chúa Xuất Vân đại diện tôn thất, cũng vô cùng quan tâm tới Tân đế.

Một thời thái bình thịnh thế, hơn hai năm trước vừa diệt Tây Nhung, biên quan đã tạm dứt binh đao. Nhan đảng lúc này như đang đi trên lớp băng mỏng, cẩn tắc nơm nớp, an phận thủ thường không dám mạnh động. Hiện tại, lòng dân an ổn, tứ hải bình định.

Thế nhưng Hoàng đế đâu có lúc nào nhàn nhã an ổn?

Mùa lũ đã tới, các châu phía Nam gửi tấu về báo tình trạng thiên tai. Quan triều đình về địa phương ứng cứu chỉ đạo, cái trọng trách này, xưa nay là miếng bánh béo bở cho đám quan tham. Nhìn sai người mà chọn phải tham quan, dân chúng đã khổ còn càng khổ. Triều thần tụ lại trong điện, nghị luận không ngừng, người này đề cử sẽ có người kia bác bỏ, nhao nhao ồn ào.

Lời ai người ấy nói, xem ra không có ai để Quân thượng đang ngồi trên long ỷ nơi cao kia vào mắt.

Cảnh tượng này, Từ Đức Hải đã nhìn quen mắt. Lại nhớ về năm ấy khi Tiên đế mới đăng cơ, tình hình cũng chính là như thế này. Sau này tự mình chấp chính, bàn tay cũng rắn lên, thu hoàng quyền về một mối, sau hai vị trọng thần phụ chính cũng lần lượt từ quan thoái ẩn, khi ấy mới Đế vị mới vững chãi.

Từ Đức Hải vừa suy nghĩ vừa lặng lẽ đưa mắt liếc nhìn Hoàng đế. Một đứa bé bảy tuổi, ngồi rất nghiêm chỉnh trên ngôi cửu ngũ, bị triều thần lãnh đạm cũng không tức giận không buồn bực, thần sắc điềm đạm bình tĩnh, đúng là còn non nớt, thế nhưng cũng rất có phong phạm.

Ngồi trên cao, Hoàng đế nhìn xuống, ánh mắt dừng lại ở từng người, quan sát từ hành vi đến phong thái, ánh mắt đôi khi sẽ dừng lại một lúc, nghiền ngẫm ghi nhớ. Sáu năm thính chính và tu dưỡng, có điều trừ cung yến, nàng chưa từng qua lại với triều thần, những khuôn mặt trước mắt nàng lúc này đây chín mười phần đều là xa lạ. Không biết người sẽ rất khó dùng người, dùng người đã khó, càng không thể trị người.

Đây là nhược điểm, nhược điểm cần phải được khắc phục.

Trí nhớ có hạn, chỉ cần nhớ lấy tên, về Vị Ương cung sẽ có thể hỏi Thái hậu. Nghĩ đến Thái hậu, Đường Oanh chợt cảm thấy có chút mệt mỏi, lưng đang giữ thẳng lúc này cũng hơi cong xuống.

Biến Lãng Phong uyển, Trì Tái lập công, nay đã được thăng lên hầu hạ trước Ngự tiền. Hắn liếc mắt nhìn, thấy Hoàng đế chợt phân tâm thế kia, liền biết nàng nhớ Thái hậu rồi. Nói đến lại thấy có chút buồn cười, đứa trẻ này quả rất quấn mẫu thân, xa lâu một chút liền phiền muộn, làm gì cũng như thể là không có tinh thần. Trì Tái hiểu tính khí Đường Oanh, cho nên mới nghĩ như thế.

Triều thần xôn xao, mà có ai không trong tối ngoài sáng đánh giá Hoàng đế? Nắm một quả hồng trong tay cũng cần phải biết quả ấy mềm hay cứng, quân thần xa lạ không quen thuộc, ai biết được là cứng hay mềm? Nhìn qua chỉ tưởng rằng Hoàng đế đang không tập trung, Tiêu Thận ho nhẹ một tiếng, chấp hốt tiến một bước, ra khỏi hàng, cúi đầu cung kính: "Chư thần trên dưới mỗi người một ý, khó lòng định đoạt được, thần xin Bệ hạ ra thánh ý."

Đường Oanh đăng cơ, Tiêu Thận là đại công thần hiển hách, mà địa vị trong triều của hắn vốn đã là cao đến cực hạn, không thể thăng thêm, liền phong Hầu, Vĩnh Xương hầu, sau này tôn tử thừa kế tước vị.

Nhan Tốn viện cớ bị bệnh, xin nghỉ không dự triều, người của Nhan đảng lúc này ở trong điện cũng đều uể oải không phấn chấn. Tiêu Thận quyền cao chức trọng, ở đây là người có tiếng nói nhất, hắn lên tiếng một câu, cả điện đều yên tĩnh trở lại.

"Trẫm còn nhỏ, vẫn là cần các khách giúp đỡ. Việc này, Tô Nhiếp có lẽ sẽ thích hợp."

Tô Nhiếp, trưởng tử của Tô Tính. Sau loạn Lãng Phong uyển Tô Tính đã được truy phong Huỳnh Dương hầu, hậu táng theo nghi thức quốc lễ. Tô gia không phải là danh môn vọng tộc mà là khoa cử nhập sĩ, mạng lưới quan hệ trong triều không mạnh. Tô Nhiếp còn trẻ, tư lịch không sâu, hiện tại đang nắm chức Công bộ Lang trung.

Triều thần tiến cử người đều là dựa vào quan hệ của bản thân mình, Tô gia lại không thường lui tới qua lại với trọng thần trong triều, vì vậy, khi nãy tuyệt không có ai đề cập tới Tô Nhiếp.

Giúp nạn thiên tai, Tô Nhiếp có hợp hay không? Tô Tính vì đại cục mà vong mạng, lòng trung trời đất đều biết, nhi tử Tô Nhiếp trong quan trường xưa nay cũng có tiếng thanh liêm. Nay đang mùa hè, lũ về ắt phải tu sửa đê điều, mà đây hoàn toàn thuộc bổn phận và trách nhiệm của Công bộ, Tô Nhiếp lại vừa nhậm chức Lang trung, rất có kinh nghiệm, là dịp kịp thời để cống hiến.

Chính là, vô cùng thích hợp.

Ngữ khí của Hoàng đế thực khiêm tốn, một bộ dáng nho nhã có lễ. Hai chữ 'có lẽ' kia, kỳ thực là vô cùng thích hợp, nhưng rồi lại khiến người ta nghe vào không biết nàng thực sự có năng lực dùng người, hay là tùy ý gọi tên mà thôi.

Dù sao thì, ấn tượng đầu tiên của triều thần chính là – quả hồng này, nhìn vào thì là mềm, nhưng chỉ e không dễ nắn.

Tiêu Thận đã hướng về Tô Nhiếp từ sớm, chỉ là chưa một lời nhắc tới mà thôi. Hắn biết triều thần đang dùng đủ ánh mắt mà dò xét Đường Oanh, hắn lại muốn mượn dịp này, coi như là một bài thi nhỏ, cũng không quá nghiêm khắc muốn nàng cho ra thành tích tốt ngay lần thi đầu tiên. Rốt cuộc, suy nghĩ của Hoàng đế và tâm tư của hắn lại không hẹn mà hợp. Ngay cả Tiêu Thận cũng không tránh được mà im lặng ngạc nhiên một lát, cuối cùng, quy công về sáu năm thính chính bên Tiên đế và tài năng dạy dỗ của Thái hậu.

Kết quả này Tiêu Thận rất hài lòng, Hoàng đế mất tập trung một chút, hắn cũng không muốn mách nước với Thái hậu nữa. Một đứa trẻ mà thôi, cũng sẽ có lúc mất tập trung.

Tả tướng hỏi, Hoàng đế trả lời, cả hai hợp ý – Thế cũng không có nghĩa chiếu lệnh được phép ban ra.

Di chiếu của Tiên đế đã ghi rõ ràng, phàm là chuyện chính sự quốc gia, tất cả phải trình cho Thái hậu, sau đó mới thi hành. Mà như thế nào được gọi là chuyện chính sự quan trọng? Bổ nhiệm quan lại chống thiên tai có phải là chuyện chính sự quan trọng hay không?

Các đời Hoàng đế trẻ tuổi từ xưa tới nay, để phòng đại thần phò tá trở nên chuyên quyền, dùng thế lực để thao túng Hoàng đế, đều sẽ được an bài như thế. Thái hậu buông rèm nhiếp chính, quân quốc đại quyền kéo về tay mình, Hoàng đế tới tuổi tự mình chấp chính sẽ trao trả thực quyền, rút về hậu đình.

Cầm trong tay bất kỳ thứ gì cũng đều sẽ khó mà buông bỏ, quyền lực càng như vậy. Lật lại lịch sử, vì tranh đoạt hoàng quyền mà mẫu tử nghi kị tương tàn không phải là thiếu, thậm chí, nhiều không kể xiết.

Cho nên, triều thần nhìn vào, ai nấy đều lo lắng. Nhưng quan sát mấy ngày liên tục, nhận ra rằng Thái hậu cũng không buông rèm nhiếp chính, chỉ là, tấu chương sẽ phải đưa qua cho Thái hậu kiểm tra.

Số lần Thái hậu triệu kiến triều thần cũng vô cùng ít, so với thời khi Tiên đế lên ngôi, quả thật ít hơn rất nhiều. So với việc ổn định triều thần, Thái hậu còn càng quan tâm tới việc Hoàng đế sắp xếp thời gian ra sao, hằng ngày có cân bằng giữa việc học tập tu dưỡng và việc xử lý chính vụ hay không. Mà Hoàng đế lại phân phó rằng Thái hậu đã ở Vị Ương cung hơn chín năm rồi, đã quen, khi còn là Hoàng hậu cũng không ở Khôn Ninh cung, cho nên không cần chuyển tới Từ Ninh cung, tránh phiền nhiễu.

Cả cấm cung này đương nhiên đều là của Hoàng đế đấy, đương nhiên là do nàng quyết định.

Triều thần thấy vậy, nhao nhao khen rằng Hoàng đế có hiếu, nhớ lời Tiên đế dặn dò không nên hoang phí, mà giao tình giữa Thái hậu và Hoàng đế cũng thật đáng ngưỡng mộ.

Hoàng đế bận rộn, không còn nhàn nhã như xưa.

Học tập vẫn là phải tới Văn Hoa điện, khi xưa là vào buổi sáng, nay buổi sáng có tảo triều, cho nên việc học phải chuyển tới sau giờ Ngọ. Học, ngoài bút nghiên sách vở, lục nghệ quân tử, Đường Oanh còn phải học phương lược trị quốc, đạo làm Đế vương, nghiên cứu rất sâu về thời Thế Tông.

Tấn triều trọng Võ, một năm có bốn mùa săn – Xuân sưu, Hạ miêu, Thu mê, Đông thú – Quân vương đích thân dẫn lục quân đi săn, làm gương cho thiên hạ. Vì thế cho nên, nàng còn phải học đủ thứ liên quan tới cung trường, luyện cưỡi ngựa cho thuần thục. Tối đến là lúc tới Phụng Tiên điện, dâng hương tẫn hiếu với Tiên đế.

Ngày nào cũng như vậy, là người, ai cũng sẽ mệt mỏi.

Ngồi trên long liễn, vừa qua cửa cung, chợt nghe thấy có tiếng võ ngựa lộc cộc.

Vương công tôn thất ra vào cấm cung cũng đều phải tuân theo tôn ti, phẩm cấp thấp chỉ được phép đi bộ, phẩm cấp cao hơn có thể ngồi kiệu, vào sâu bên trong khu vực trung tâm mới phải xuống kiệu đi bộ, những người có thân phân tôn quý nhất trong hoàng thất mới có thể ngồi kiệu vào xuyên suốt. Lối này thông về phía hậu đình, chỉ cách Vị Ương cung cùng lắm là một xạ[1], như vậy đã có thể suy ra thân phận của người ngồi trên kiệu kia là ai. Sắc trời đã không còn sớm, đã gần tới bữa tối, là triều thần cũng không nên tới vào lúc này.

[1] 120 - 150 bước.

Phàm là chuyện liên quan tới Thái hậu, Đường Oanh khó có thể không lo lắng. Vén tấm rèm che, đưa mắt nhìn ra, nhìn thấy một xa giá sơn son thiếp vàng, là hầu tước tôn thất, không thể nghi ngờ. Tuy là như thế, nàng cũng không đoán được rốt cuộc là vị quý nhân nào tới thăm.

Đoán không ra thì cũng không cần cố chấp nữa, nàng buông màn che. Ở thời khắc tay sắp rời khỏi tấm rèm, một cơn gió hè thoảng qua, xốc lên bức màn của chiếc xe bên kia, nàng nhìn thấy một gương mặt nữ nhân.

Tuy chỉ là một thoáng, Đường Oanh lập tức nhận ra – A tẩu của nàng, Đại vương phi.

Yến vương đã bị đổi phong hào thành Đại vương, Yến vương phi cũng lập tức thành Đại vương phi. Ước chừng hai năm trước, tiên đế đã hạ chiếu tuyển nữ nhi của Công bộ Lang trung Nhan Tuyển làm Vương phi. Tuy nói là hôn nhân vì lợi ích chính trị, cuối cùng phu thê lại có chút hợp ý.

Ba tháng trước, Vương phi có tin hỉ, thai nghén vất vả, thân thể suy yếu. Sợ thai nhi trong bụng không chịu nổi đường xa xóc nảy, Đại vương dâng sớ khẩn cầu được lùi ngày chuyển về Túc Châu.

Tranh ngôi Trữ quân thất bại, nay được phong đất ngoài Đế kinh, không còn liên quan tới chính trị trên tiền triều, triều thần hầu như không còn có ai bênh vực giúp đỡ. Đại vương và Thái hậu có danh mẫu tử nhưng không tình không nghĩa, đương nhiên một đại nam nhân không thể cúi lưng, vào hậu cung lấy lòng Thái hậu, có lẽ vì vậy cho nên mới để Đại vương phi tới.

Về tới Vị Ương cung, Đường Oanh nói với Thái hậu: "Nắng nóng oi bức, sắc mặt của a tẩu có vẻ cũng không được tốt cho lắm."

Vừa nói vừa ngồi xuống, cũng không câu nệ lễ tiết như bên ngoài. Nàng mặc một thân viên lĩnh, bên ngoài khoác thanh bào. Triều đại gần ba trăm năm, tiền lệ chỉ có một vị nữ Đế, y phục của Hoàng đế phức tạp, mỗi một loại trang phục chỉ để dành riêng cho một dịp, cần tùy theo tình huống hoàn cảnh mà chọn y quan áo mũ, rất nhiều thứ không thể thay đổi. Cho nên trừ yến cư phục, còn lại thường phục, Miện phục, võ phục, giao lĩnh, viên lĩnh, và những loại khác nữa, đều giữ nguyên nam chế. Y quan nàng đang mặc này cũng là nam chế. Viên lĩnh thuần trắng không hoa văn họa tiết, thanh bào khoác ngoài đơn giản nho nhã, đầu đội Dực Thiện quan. Cởi Dực Thiện quan, trên trán đã lấm tấm mồ hôi.

Nhẫn Đông dâng khăn mát, Thái hậu cầm lấy, tự tay giúp Đường Oanh thấm mồ hôi. Chuyện của Đại vương, Thái hậu biết, tấu chương kia vẫn còn đang đặt trên án của nàng. Lùi ngày rời kinh, triều thần không đồng ý, Hoàng đế còn nhỏ, triều thần có ý muốn lập uy với Hoàng đế, mượn chuyện này gây khó dễ, cũng không phải là chuyện đáng ngạc nhiên.

Thái hậu trầm ngâm, buông mi nhìn Đường Oanh, mà Đường Oanh cũng nhìn Thái hậu. Một lát sau, cả hai không hẹn mà đồng thanh:

"Ngươi nghĩ thế nào?"

"A nương nghĩ sao?"

Lời nói ra, bốn mắt nhìn nhau đành nở nụ cười. Ăn ý đến mức này, không biết có được từ khi nào.

Hiểu nhau đến vậy, đồng lòng như một, sao có thể có chuyện tranh đấu tương tàn? Huống hồ chỉ một chuyện nhỏ như vậy, mỗi người đều đặt thiên kiến của mình xuống mà tôn trọng suy nghĩ của đối phương.

- -- Hết chương 30 ---

Editor mạn đàm:

Tiên đế với Tiên hoàng hậu trên trời nhìn xuống chắc hài lòng lắm, Hoàng đế nghe lời Tiên đế không phung phí, sớm muộn gì Thái hậu cũng bị giáng xuống làm Hoàng hậu thì thôi cứ ở cung Hoàng hậu luôn cho rồi, sau đỡ mất công chuyển tới chuyển lui phiền phức ????

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.