Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 12: Thiếu thiết Đại Việt



Hoàng Thành Thăng Long, Nội Thành Thiên Khánh Điện.

Lúc này gương mặt Ý Lan Thái Hậu đang giãn ra vui vẻ mà đọc hai bản thư tay. Một bản là chú thích về những thuật ngữ dùng trong tấu chương, cùng một bản kế hoạch vủa Tửu Xưởng.
“ Tốt, hai bản bổ xung này rất chi tiết và dễ hiểu. Nhưng riêng về phần Tửu Xưởng cổ phần không thể phân chia như vậy. Nếu chỉ có Hoàng gia, Ngô, Đỗ, Lê bốn nhà tham dự cổ phần lẽ dĩ nhiên sẽ gây nên cộng đồng thế gia phản đối. Theo bản cung thấy chưa nên công bố về tỉ lệ cổ phần Tửu Xưởng, thứ này cần bàn bạc kĩ lưỡng, tốt nhất để Ngô Khảo Ký vào triều, thứ này quan hệ trọng đại đến hắn” Ý Lan Thái Hậu trong vấn đề này tỏ ra quyết đoán vô cùng.

Ngô Khảo Ký cuối cùng vần là linh hồn người hiện đại chiếm phần chủ đạo, hắn có thể hiểu được sơ lông về tình hình thế gia, thế tộc của Đại Việt, nhưng hắn hoàn toàn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng và sức mạnh của đám người này trong việc ảnh hưởng đến triều đình quyết sách.

“ Thái Hậu dạy chí phải, thần cũng cho rằng nếu theo đúng tấu chương kế hoạch mà phát triển Tửu xưởng thì tứ gia nắm trọn cổ phần là không thỏa đáng. Nhưng chuyện này cần bàn thêm với Ngô Khảo Ký, hắn là chính chủ trong việc này. Chúng ta cũng không thể dùng triều đình thân phận mà ép buộc hắn cho được, nói gì thì vẫn có câu Vua không cùng dân tranh lợi. Nếu chúng ta phá vỡ quy tắc này thì sẽ gây cho cộng đồng phẫn nộ.” Đỗ Như Thanh cũng đồng ý với quan điểm chia cổ phần cho toàn thể thế gia, nhưng tất nhiên hắn sẽ cố gắng tranh thủ lợi ích cho Ngô Khảo Ký cùng bản thân Đỗ gia hắn.

“ Điều này Bản cung hiểu, cái này ngươi tự thân thông báo cho Ngô Khảo Ký hồi kinh” Ý Lan Thái Hậu cũng gật đầu đồng ý ý kiến của Đỗ Như Thanh. Nếu dùng danh nghĩa triều đình ép buộc cá nhân hộ là một cái chuyện không hay. Ngày hôm nay triều đình ép Ngô Khảo Ký thì ngày mai cũng có thể thò tay cá nhân chuyện xản suất kinh doanh của Phạm, Đỗ, Ngô, Lê, Dương, Thân … các nhà. Các thế gia này khẳng định sẽ không đồng ý cách làm trên.

Tất nhiên những mặt hàng do triều đình quản lý độc quyền thì các thế gia này không đụng chạm, nhưng những mặt hàng không thuộc độc quyền quốc gia nhưng triều đình cố tình can thiệp sẽ dẫn đến một tiền lệ phá vỡ quy tắc. Một khi quy tắc bị phá vỡ thì hậu họa sẽ rất khó lường.

Lúc này Hoàng đế nhỏ tuổi Lý Nhân Tông đang tung tăng nhảy nhót thân hình béo mập của hắn chung quanh một thớt mộc tượng đang lật đật di chuyển. Bên cạnh hắn là mấy tên thái giám lom khom đổ mồ hôi bám theo, họ sợ ấu chúa vui đùa mà vấp ngà sẽ có chuyện lớn à.

“ Đỗ ái khanh, nếu nếu Khảo Ký kia vào kinh, ngươi nói hắn mang cho trẫm thêm mấy thứ như vậy a…. chơi rất vui rất thú vị”. Lý Nhân Tông gương mặt non nớt đỏ bừng mồ hôi mướt trán đang hưng phấn nhảy nhót chung quanh mộc đầu tượng vội vàng nói với.

“ Hoàng thượng yên tâm, thần sẽ dặn dò hắn. Nhưng Khảo Ký cũng nói rõ rồi thứ này chỉ là kỳ dâm xảo kỹ, hoàng thượng không nên tốn thời gian vào nó, chỉ dùng để giải trí khi nghỉ ngơi mà thôi” Đỗ Như Thanh vội vàng thưa, hắn nhưng mà lúc đầu nhìn thấy lễ vật của Ngô Khảo Ký chuyển cho ấu chúa là cũng kinh ngạc vô cùng. Một con voi gỗ với người cầm giáo ngồi trên. Quan trọng là con voi gỗ này có thể tự di chuyển, lúc lắc vòi. Chỉ cần vặn vặn thứ bên hông một hồi sau đó thả ra là nó sẽ hoạt động. Tất kỳ diệu.

Đỗ Như Thanh biết thứ này sẽ rất hấp dẫn trẻ nhỏ, ngay cả bản thân hắn là người trưởng thành còn thấy thú vị sao. Nhưng tránh để cho Ý Lan Thái Hậu hiểu nhầm ý tưởng của Ngô Khảo Ký nên Đỗ Như Thanh tự biên một chút câu chuyện.

“ Trẫm hiểu, Trẫm hiểu. Thứ này chỉ chơi khi rảnh rỗi, mẫu hậu sẽ không cho Trẫm lười biếng. Nhưng thứ này thực chơi rất vui, ngươi xem sau này trẫm cũng cưỡi voi chiến xông trận mở mang bờ cõi như vậy” Lý Nhân Tông vẫn không hết hào hứng nhảy nhót mà nói với.

“ Ừm, thứ này không tệ để cho Đức nhi vui vẻ khi nghỉ ngơi rất tốt. Đức nhi, thân làm quân vương không nên đòi hỏi thần tử đồ vật, con Mộc Tượng này tinh mĩ và kỳ diệu vô cùng chắc hẳn chế tác không dễ dàng, không nên làm khó Ngô Châu Mục. Nếu hắn tiện nghi thì có thể làm một hai dâng lên, nhưng nếu không tiện nghi thì cũng không cần quá câu nệ” Ý Lan Thái Hậu gật gật đầu cho ý kiến.

Lý Nhân Tông là phụng phịu không ưng ý, nhưng hắn không dám cãi lại mẫu thân chỉ dám liếc liếc mắt lau láu nhìn Đỗ Như Thanh.

“ Được , hạ thần sẽ chuyển lời cho Ngô Khảo Ký, nếu hắn tiện nghi thì có thể làm một hai dâng lên Hoàng thượng, cái này cũng là vinh dự của hắn.
………………………………………

Sóng gió ở Long thành Ngô Khảo Ký không quan tâm cho lắm, bởi lúc này hắn đang bận bù đầu với Bố Chính Châu công chuyện.

Những tưởng Bố Chính chỉ cần bổ xung lương thực, tiền bạc bước tiếp theo sẽ là kinh tế nông nghiệp dễ dàng từng bước phát triển, nhưng sự thật không hẳn vậy. Giờ đây Ngô Khảo Ký bắt tay thực tế quản lý Bố Chính hắn mới hiểu được mọi việc rất không đơn giản. Đây là thế kỷ 11 chứ không phải thế kỉ 21 của hắn. Mọi công nghệ cơ bản đều thiếu thốn vô cùng, muốn phát triển một địa phương thực tế không biết phải bắt đầu từ đâu.

Có cả trăm ngàn vấn đề cần giải quyết, nhưng không có một lối mở nào xác định. Thực tế muốn dân chúng Bố Chính một vùng nhỏ ăn sung mặc sướng thì một Tửu Xưởng đang mở rộng có thể giải quyết vấn đề trên. Nhưng là một cái người có lý tưởng, muốn vực dậy một dân tộc thì đó là chưa đủ.

Ruộng đồng thiếu thốn muốn khai hoang không có dụng cụ. Ngay cả vụ mùa cày cấy hay gặt hái cũng không có nông cụ. Muốn đóng mới thuyền hạm, muốn xây dựng nhà cửa, muốn tăng mạnh sản xuất cũng không có phương tiện lao động. Ngay cả lúc này đây khi Ngô Khảo Ký muốn mở rộng Tửu Xưởng cũng không đủ nguyên liệu chế tạo dụng cụ.

Đại Việt thiếu thiết đồng, thực sự thiếu vô cùng. Nền công nghiệp của Đại Viện trong thời gian trăm năm có lẽ có chút khởi sắc nhưng thực tế vẫn là đi sau người Hoa Hạ. Nền công nghiệp lạc hậu tiểu thủ công không thể đám ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Một năm cả Đại Việt 5 triệu nhân khẩu chỉ sản xuất được 1200 tấn thiết, trong khi đó lúc này Tống triều là 70 triệu nhân khẩu nhưng lại sản suất tới 40 ngàn tấn thiết một năm. Tức là dân số Tống gấp 14 lần Đại Việt nhưng năng suất sản xuất thiết của họ lại gấp hơn 33 lần người Việt. Đủ để thấy năng lực sản suất của họ là gấp hơn 2,5 lần người Việt rồi.

1200 tấn thiết tưởng là nhiều nhưng thực tế còn chưa đủ để trang bị hay mở rộng quân đội thường trực của Triều đình Đại Việt. Bên cạch đó còn cần phải dùng thiết cho biết bao nhiêu lãnh vực khác trong đời sống?

Đại Việt thiếu mỏ thiết, không hề, Đại Việt nhưng là một vùng rộng lớn với nhiều tài nguyên. Riêng thiết mỏ được phát hiện trải dài từ bắc vào nam lãnh thổ Đại Việt lúc này. Lớn thì có mỏ thiết ở Thượng Nguyên, Quảng Nguyên, Lâm Tây, Phú Lương. Thanh Hóa, Diễn Châu, Nghệ An. Nhỏ thì rải rác khắp Tân Hưng, Hải Đông, Kiến Xương, Đăng Chân… ngay cả Bố Chính cũng có một mỏ thiết nhỏ nằm ngay cạnh Định Giang thuộc Huyện Tòng Chất lúc này.

Quặng sắt là không thiếu nhưng thiết lại thiếu thốn vô cùng đây là vì công nghệ nung thiết của Đại Việt vẫn còn thua người Tống, thua ở quy mô, thua ở công nghệ, thua ở quản lý và tổ chức. Dẫn đến Đại Việt thiếu thiết nghiêm trọng.

Công bộ Triều đình nơi được coi là chuyên nghiệp nhất Đại Việt với sự tổ chức đáng kể các Quan Xưởng luyện thiết một năm cũng chỉ có 800 tấn chủ yếu chỉ có thể tạm đáp ứng nhu cầu quân đội Đại Việt. Muốn mở rộng quân đội là không thể. Chính vì bản thân công bộ không thể đáp ứng nhu cầu xã hội nên cho dù thiết là mặt hàng cấm của triều đình nhưng vẫn phải nhắm một mắt mở một mắt để nhân gian tự nung thiết. Các thế gia và tiểu gia tộc tự mình nung thiết sản lượng cũng chỉ thêm 400 tấn một năm. Nói chung vì quản lý tổ chức, quy mô, công nghệ đều khá lạc hậu cho nên cho dù triều đình tha một mảng lớn không quản lý thiết thì sản lượng toàn quốc cũng không mấy khả quan.


Ngày hôm nay Ngô Khảo Ký trực tiếp tham quan Mỏ thiết tòng chất cũng như xưởng luyện thiết nơi này. Thực tế mỏ thiết là khá nhỏ, tổng sản lượng thì Ngô Khảo Ký không biết bao nhiêu nhưng quy mô khai thác không lớn. Nhưng ngay cả khi quy mô khai thác không đáng là bao thì quặng thiết cũng xếp thành núi. Xưởng luyện thiết tốc độ là không bù lại tốc độ khai thác.
Quan sát lò luyện thiết lúc này của Xưởng vẫn chỉ là các lò lẻ được đắp bằng đất, cao lanh cao tầm 1m đường kính 40-50cm. Mỗi lò như vậy cả công tác chuẩn bị và đốt thì cả tuần mới cho ra được 10-15 kg sắt non. Nói trắng phớ là cho dù dựng cả chục cả trăm lò như vậy thì tốc độ vẫn là rất chậm. Thêm vào đó chất lượng sắt của mỗi lò là không đồng đều, có lò may mắn chất lượng tốt, lò không đúng chất lượng tồi, tạp chất nhiều. Công việc loại bỏ tạp chất bằng rèn gò lại tốn rất nhiều công đoạn và thời gian.

Ngô Khảo Ký quyết tâm phải cải biến tình hình này, công nghiệp hóa hiện đại hóa không thể thiếu đi sắt thép cơ bản. Nếu không giải quyết được nguyên liệu sắt thép thì hắn đừng mong nghĩ tới những điều khác.

Luyện thép kĩ thuật Ngô Khảo Ký không hiểu. Nhưng nguyên lý lò cao luyện thép hắn đã học từ phổ thông trung học. Lúc này từ lý thuyết lôi ra vận dụng chỉ là cần thời gian, cộng thêm thử sai và sửa mà thôi. Nắm được nguyên lý là có thể triển khai vận dụng.

Tiểu thuyết mạng xuyên không Ngô Khảo Ký cũng có đọc qua một hai. Các nhân vật hiện đại cứ xuyên về là xây dựng lò cao luyện thép sau đó sẽ thành công và bá chủ. Nhưng khi Ngô Khảo Ký chính thức bắt tay vào thiết kế và chuẩn bị một dây truyền luyện thép thì hắn mới biết được rằng các tiểu thuyết gia thực sự là viễn vông và lười nhác. Không phải cứu xây dựng một cái lò thật bự sau đó ném than , quặng sắt vào thì kết quả sẽ cho ra thiết tinh. Kẻ nào nghĩ chuyện này đơn giả thì đó chính là não tàn.

Ngô Khảo Ký vắt óc thức trắng đêm 4 ngày liên tục mới tạm thời cho ra được sơ bộ bản vẽ kế hoạch về lò cao luyện thiết. Hắn giờ đây bắt đầu công cuộc chuẩn bị, hàng trăm thợ rèn thợ mộc được vơ vét từ khắp nơi xung quanh Bố Chính Châu đã tụ tập tại thành Bố Chính. Cả ngàn thợ xây, thợ nề kể cả người Chăm hay người Việt cũng đêu được lùa về nơi này.

Xây lò cao không khó, kĩ thuật cũng không phải quá phức tạp. Công nhân xây dựng người Chăm cũng rất lành nghề cho nên đây không phải là vấn đề lớn. Bản vẽ đã chi tiết chỉ cần người thợ cẩn thận xây dựng hẳn không thành vấn đề lớn . Nhưng luyện thiết không phải chỉ càn mỗi lò cao, rất nhiều máy móc cần thiết bổ trợ cho dây chuyền luyện thiết vậy nên Ngô Khảo Ký đang phải hì hục với thợ rèn, thợ mộc công tượng.

Vấn đề đặt ra đó chính là mộc khí thì dễ kiếm, thời này cây gỗ rất nhiều xung quanh. Nơi nơi là rừng nên nguyên liệu là sẵn có. Nhưng thiết khí lại là khan hiếm. Cả Bố chính quân khố chỉ có 300 cân thiết dự trữ đây là 2 năm cấp xuống từ triều đình mà Bố Chính tiết kiệm lại.

Nhưng 300 cân thiết chẳng thể chế tạo bất kì một công cụ máy móc nào. Chính vì vậy Ngô Khảo Ký chỉ có thể lùng mua thiết khắp nơi. Lúc này hắn mới biết giá thiết tại Đại Việt cao dọa người. một cân thiết 80 đồng đây là giá niêm yết của công bộ. Nhưng thực tế công bộ từ lâu đã không thể đủ thiết để bán trong nhân gian. Do đó các hộ luyện thiết nhỏ lẻ nửa phạm pháp nửa công khai mới là đối tượng buôn bán thiết. Giá bán thiết dân gian thường từ 100- 120 đồng một cân. Nếu tính ra nếu mua một tấn sắt lúc này cần 100 xâu tiều đến 120 xâu tiền tính ra tiền hiện đại là 90 triệu vn đồng đến 100 triệu vn đồng một tấn sắt. Điều đó để đủ hình dung sắt lúc này đắt đến mức độ nào.

Lúc này thì Ngô Khảo Ký cũng có thể hiểu tại sao cái cỗ thân thể này mở rộng 700 quân đội lại có thể nợ nần đến 800 sâu tiền . tính trung bình một người lính cần có ít nhất 2kg trang bị sắt , chưa kể công chế tác thì số tiền cần đầu tư cho quân đôi 700 người sẽ cần 1,5 tấn sắt. Chỉ cần tính giá thấp nhất sẽ là 150 xâu tiền. Đó chỉ là mới tính riêng vũ khí, nếu tính thêm quần áo, lương thực nuôi quân cùng các nhu yếu phẩm khác thì đúng là một con số thiên văn.

Cuối cùng Ngô Khảo Ký phải bỏ ra hơn 700 xâu tiền để có thể mua về 7 tấn sắt với chất lượng thượng vàng hạ cám để thi triển kế hoạch. Đây cũng là Lê gia giúp đỡ thu gom và dùng giá thấp nhất để lại cho hắn. Cũng may nhân gian tuy hiếm sắt thép nhưng các đại hộ có được quy mô dự trự theo cả chục năm sản suất cho nên số lượng vẫn có thể lôi ra một hai. Thực sự nếu Lê gia không giúp đỡ thì Ngô Khảo Ký dù có tiền cũng không thể nào trong thời gian ngắn thu gom được đầy đủ thiết phôi.

Tiền giờ đây không phải quá mối lo của Ngô Khảo Ký, Tửu xưởng tháng này lại vừa xuất hàng 700 vò Ngọc Lộ, chỗ này lợi nhuận đơn thuần cũng lên tới 140 xâu tiền, cùng với số tửu chở đi Vân Đồn giao thương cùng người Tống vẫn chưa lại tiền, nhưng chắc món này sẽ có lợi nhuận rất khổng lồ. Tính đi tính lại thì cũng không cần bao lâu Ngô Khảo Ký có thể bù lại hết khoản sổ sách mua thiết.
Thấm thoát đã hơn mười ngày trôi qua lúc này đã là cuối tháng 7. Khu Luyện thiết được bố trí ngoại thành Bố Chích cách tầm 1 dặm. Nơi đây có tới 3 ngàn công nhân lao động bất kể nam nữ. Có thể nói chỉ một mình nơi này đã tiêu tốn gần 1/10 số dân toàn bộ Bố Chính rồi.

Người Chăm xây dựng rất tài, có thể nói họ là chuyên gia xây dựng. Trong số 3 ngàn người công tác tại nơi này thì có đến 2 ngàn là công nhân xây dựng người Chăm, còn lại đó là Công tượng cùng lao động người Việt.

Bề ngoài khu xưởng luyện thiết đã kiến thiết ra hồn. Nơi này có tường vây cao hai mét, bao quanh diện tích 5 mẫu đất. Bên trong tường vây là các cấu trúc kho tàng, sân bãi, và đặc biệt là hai chiếc lò cao vút quá 12m bề rộng có chỗ phình to tới 6m.

Lúc này đây bao quanh lấy khu Xưởng Luyện Thiết đang tích cực kiến thiết phòng ốc sinh hoạt dự kiến cho 400-500 hộ gia đình. Nơi này có lẽ sẽ biến thành một thôn trấn trong tương lai.
Thợ xây Chăm tộc rất tài, họ xây nhanh vững trãi và rất bám sát thiết kế. Ngô Khảo Ký kiểm tra đôn đốc liên tục và rất ưng ý với thành quả hai lò cao này. Thực tế xây dựng lò cao không phải là cái gì quá khó khăn, nhất là với trình độ xây dựng của người Chăm lúc này. Nếu để so sánh thì cách xây dựng đặc biệt của người Chăm cho ra chất lượng công trình còn tốt hơn người Việt và người Tống trong thời điểm này.

Bố Chính nói riêng, Ma Linh, Địa Lý Tam châu nói chung thiếu tài nguyên gì thì thiếu nhưng tuyệt không thiếu cao lanh hay vật liệu chịu nhiệt. Chính vì vậy lò cao được xây dựng rất thuận lợi. Chỉ là Ngô Khảo Ký lần đầu tiên xây dựng nên có hơi sợ vấn đề an toàn, chính vì vậy hắn yêu cầu xây dựng thành lò rất dày, chính vì lẽ đó có nhưng nơi cần phình lớn của lò có đường kính lên đến 6m. Nhưng thực thế lòng lò cũng chỉ là hơn 3m mà thôi.

Thực tế lò cao cấu tạo không phức tạp, kể tử cao đến thấp đó chính là Miệng lò chính là nơi nguyên liệu như than, quặng sắt được quẳng vào, Thân lò thuôn nhỏ sẽ chứa đầy than được đốt nóng trong quá trình luyện thiết, Bụng lò hơi phình lớn là nơi chứa nhiều nhiên liệu than nhất và cũng là nơi có nhiệt độ tích trữ cao nhất, phía đáy của Bụng lò sẽ có hai cửa để thổi không khí giàu oxy vào, Nồi lò thu hẹp là phần kết nối với Bụng lò, giữa nồi lò và bụng lò là nững ống thông như hình than tổ ong để gang thiết nóng chảy từ bụng lò chui xuống nồi lò.

Nồi lò có hai cửa thông ra ngoài, cửa phía trên cao để tháo sỉ và tạp chất ra ngoài, cửa thấp để tháo gang thiếc thuần khiết đi ra.

Lò cao đã xây dựng hoàn hảo nhưng việc đốt lò luyện thiếc không thể nào tiến hành vì lý do nguyên liệu không đủ.

Truyện tu đạo, hệ thống cảnh giới khác biệt, main phải len qua khe hẹp tìm cách sống sót. NVP không não tàn. Mong được ủng hộ Nhất Kiếp Tiên Phàm
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.