Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 427: Hindu giáo rất đau đầu




Ngô Khảo Ký đặt chân đến Lộ Đông Hải cũng là lúc Ngô Khảo Tích công đổ Liễu Châu.

Chiếu thư phong Quận Vương của Lý Từ Huy đến , Tích biết mình còn chần chừ nữa chính là quá giả, và quá khinh thường Ký rồi. Tình anh em nhất trí là thiên hạ khâm phục nhưng nếu cứ làm quá thì kệch cỡm.

Vậy giải quyết ra sao? Vẫn còn Hạ Lâm và Quế Lâm thủ phủ Quảng Tây lúc này, cho nên một chiến thắng oanh liệt sau đó từ từ tiến đợi Ký là tốt nhất.

Nghe nói Tống Béo thừa dịp Tây Mân gặp hoạ mà xua quân cướp Hạ Châu, cái này để Ký đi xử lý là tốt nhất.

Tích sáng suốt tính toán.

Chúng tướng thì cười khổ, hoá ra bấy lâu họ bị lừa thảm. Quá thảm.

Không ít người còn có tâm tưởng bất mãn cùng coi thường khả năn cầm quân của thằng này.

Nhưng lúc này mọi người mới hiểu, kẻ thông minh là người đứng trước mặt họ đây.

Trận đánh Liễu Châu ra sao từ từ bàn luận. Lúc này chúng ta quay về với Vishnu Wat đền thờ.

Barahasti tu sỹ là người chăm chỉ, ông ta cũng tầm 40 năm mươi , râu quai nón dài, chiếc mũi hơi khoằm làn da đen nâu, đôi mắt đặc biệt sáng.

Ông ta quấn khăn vải trên đầu, trên người không trang sức, chỉ đeo một vòng cổ dây đay treo một tảng đá hình thù lung tung khó định hình.

Đa số thời gian thì Barahasti cởi trần, quần cũng là một chiếc khăn lớn màu vàng sẫm quấn lại. Nhiều lúc lạnh lẽo thì ông ta quấn thêm một lớp vài quấn bên người.

Gương mặt của lão luôn liên tục xanh xanh đỏ đỏ các loại bột đắp lên trán, thật không hiểu lão từ đâu có được.

Lúc này Barahasti đang điên cuồng cãi nhau, à không là tranh luận biện luận cùng một đám thầy tu Ấn Độ khác.

Không ngờ đền thờ Vishnu có sức hút kinh khủng vậy đối với tu sĩ Hindu giáo.

Dường như tất cả các vị tu sĩ đang đi truyền giáo ở khu vực xung quanh Pegang, Lova, Medang, Tam Phật Thệ, Khmer đều tụ tập nơi này tạo thành một nhóm lớn.

Vì sao vậy?

Đơn giản mấy vị này là người Hidu giáo thật cho nên họ hiểu rõ di tích có bao nhiêu quan trọng đối với trình độ nghiên cứu học vấn của họ.

Vâng phải nói thẳng khởi điểm Hindu là một môn nghiên cứu học vấn liên quan đến khảo cổ, từ những di tích của nền văn minh nào đó rải rác khắp Ấn Độ Peru, những di chỉ trôn vùi trong đất cát mà mông muội con người nơi này bắt đầu biết… nghiên cứu.

Hindu không phải là một môn tôn giáo mang tính trung ương tập quyền, mà nó là một tôn giáo tập hợp của mấy ngàn giáo có nhiều điểm tương đồng nhưng lại cũng có nhiều điểm khác biệt trong lối tư duy.

Từ những di chỉ ít ỏi còn sót lại, những “ thầy tu” đầu tiên đã đi trên con đường nghiên cứu. Thậm chí văn minh phát triển lại nhờ những phù điêu khắc hoạ cuộc sống thường nhật của một văn minh nào đó, họ có thể bắt trước để tạo ra rất nhiều công cụ hữu ích.

Tất nhiên sự bắt trước này còn có cả kiến trúc cùng mĩ thuật, hội hoạ. Ngay cả phong cách ăn mặc của người Ấn cũng có dáng dấp giống trong các phù điêu.

Lại nói từ bắt trước các hình vẽ , các phù điêu, các di chỉ , các tu sĩ Hindu lại đi thêm một bước đó là dùng chúng để lý giải về nguồn gốc loài người, về bản chất thế giới, sự lý giải hay nghiên cứu này lại bị ảnh hưởng bởi một số hệ thống đức tin rời rạc từ thời bộ lạc nguyên thuỷ hình thành nên một hệ thống giáo lý vô cùng hoành tráng quy mô cũng như thâm sâu đầy khó hiểu mà ngay những người viết ra nó cũng không thể thấu triệt.

Đó giống như việc chạy theo một ảo ảnh giữa thự và mơ để cố níu kém cố bắt giữ trong vô vọng.

Lại nói từng vùng khác nhau các tu sĩ sẽ dựa vào di chỉ khác nhau và có những lý giải vừa giống vừa khác nhau, giống nhau đó là do sự giao thoa , giao lưu, hùng biện thuyết phục lẫn nhau “ con đường tôi đi là chân lý”. Kẻ thuyết phục sẽ chấp nhận chân lý và từ đó sinh ra vô vàn chân lý được cấu thành lên một hệ thống triết học giáo lý.

Tất nhiên không thuyết phục được nhau thì đó sẽ trở nên là những dị biệt giữa các dòng. Dần dần dị biệt này lớn lên thành mâu thuẫn và có thể dẫn đến chiến tranh. Đó là vì sao mảnh đất Nam Á có chung chủng tộc lại chiến tranh đến mãi không dứt, đó là vì họ không thể thuyết phục được nhau. Chia rẽ, đôi khi chia rẽ của giáo lý tôn giáo còn kinh khủng hơn chia rẽ bởi sắc tộc khác nhau.

Đây là lý do mà Hindu có tới cả triệu vị thần trong hệ thống tô giáo và có đến vài ngàn nhánh trong hệ Hindu.

Thậm chí cùng một vị thần có cùng tên cùng ngoại hình miêu tả nhưng ở mỗi nhánh lại có lý giải khác nhau về họ. Chắc có lẽ vì di chỉ chỉ có 1 nhưng nhận định về di chỉ lại có ngàn… nếu không thì ngoại hình không thể tương đồng mà có cách lý giải quá xa nhau như vậy. Bởi lẽ di chỉ là hữu hình, định hình, còn tư duy suy luận là muôn vàn van trạng hình thái luồng tư tưởng.

Lại nói đến đám Hindu tu sỹ ngồi đây cãi nhau hết ngày này tháng nọ. Đó là Ngô Khảo Ký cho phép, hắn đã dặn vệ binh. Tu sĩ có thể cho vào đền, dân thường không được ngay cả quý tộc Khmer cũng không. Còn về căn hầm là khoá không ai được phép vào.

Nguyên tắc phải giữ vệ sinh.

Ký lo thừa, ý thức của các vị tu sĩ đối với nơi lình thiêng là cao hơn tất cả, ví như họ rất không ưng ý khi các vệ binh với giày da dép da làm bẩn sàn.

Nơi này đã được dân phu Khmer quét tước một lần nhưng còn lâu mới làm được cẩn thận tỉ mỉ như các vị tu sĩ này. Họ nâng niu từng tấc đất nơi đây.

Nhưng sau giờ làm việc y như rằng bọn này lại ngồi lại tranh luận không mệt mỏi.

“ Mọi người ở đây có đồng ý đây là Yoga không?”

Trên nền đá phẳn nơi căn ngọn tháp phía tây cả đám ngồi vây quanh một đám tượng đấy về một con người đàn ông đang uốn éo cơ thể các động tác siêu tưởng.

Tượng đấy thật tinh tế tỉ mỉ đến độ có thể nhìn ra đây là người đàn ông có đặc đểm của tộc Ấn. quần áo sắc phục đều rất sống động. Nó được mô phỏng theo bản dập ấn của Ký đã từng cho Barahasti.

Người làm ra thứ này hẳn là một trong những vị tu sĩ nầy, tay nghề thật vô cùng tinh mĩ.

“ Đây chắc chắn là Yoga, những Yoga này rất huyền bí, là huyền bí nhất mà ta từng thấy” Một vị tu sĩ lên tiếng.

“ Có thể đây là chìa khóa mở ra cánh cửa trở về với bản thể Phạm Thiên” một vị tu sĩ lên tiếng ý kiến của mình.

“ Cũng không thể nói vậy, nếu chỉ đánh giá sự phức tạp của Yoga mà cho nó là mở ra cánh cửa đến Phạm Thiên là không đúng” Lại một giáo sĩ lên tiếng.

“ Đi quá xa rồi, ta muốn hỏi rằng chúng ta có đồng ý đây là Yoga hay không thì mới có thể thống nhất chuyển vấn đề khác” Barahasti lên tiếng.

Mọi người đều nhất trí đây là một dạng Yoga hết sức phức tạp.

Nói về Yoga đó là một loại thiền định của Hindu giáo liên quan đến vấn đề giải thoát linh hồn của nhân loại.

cả Phật giáo lẫn Hindu giáo đều thống nhất rằng, cuộc đời này là sự giả tạm, là đau khổ. Bởi thế cho nên, sự giải thoát khỏi lĩnh vực đó chính là yêu cầu cấp thiết nhất mà tất cả các thế hệ tư tưởng Hindu giáo đều nỗ lực tìm kiếm. Tuy nhiên, đi vào trong triết lý, tư tưởng thì hai tôn giáo này đều có những chí hướng khác nhau.

Đối với Hindu giáo, sự giải thoát chính là sự trở về với bản thể Phạm Thiên. Nhưng tại sao phải trở về? Bởi vì tiểu ngã Atman đã ngày càng đi ra khỏi những quy luật của Đấng sáng tạo. Nguyên nhân là do linh hồn đã bị vô minh, dục vọng làm ô nhiễm để rồi bị trôi lăn trong sinh tử luân hồi không bao giờ trở về được nữa. Muốn diệt được dục vọng, vô minh thì không gì khác hơn là dùng Yoga để đạt được những trạng thái thiền định. Chính trạng thái thiền định này giúp cho người hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng của Ý Thức ( chính là nguyên nhân gây nên vô minh, dục vọng làm ô nhiễm). Bởi thế, Hindu giáo chủ trương dùng trí tuệ đạt được bằng cách thể nhập các loại định Yoga để loại bỏ sự kiềm tỏa của Ý thức, lúc đó sự giải thoát mới có thể được xảy ra và bản ngã hoàn toàn được thể nhập vào đại ngã.
Tất nhiên đây là mấy thứ các ông Hindu nhìn di chỉ sau đó tự suy luận tự sáng tạo ra, còn thật hay không trời biết.
Nhưng tất nhiên sau nhiều ngày cãi nhau thì đám này tu sĩ cuối cùng cũng cho ra được một nhận định chung đây là Yoga.
Thật mệt mỏi, thật nhiều ngày tranh biện chỉ cho ra một vấn đề này.
Mệt thì mệt nhưng đúng đây là trường phái của họ, lúc nào cũng tranh biện, lấy học thức giáo lý thuyết phục người.
Cái đặc tính này còn truyền qua Phật giáo một tôn giáo có khởi thuỷ bắt nguồn từ Hindu.
Tranh biện đã thành sở trường của họ.

Cho nên mới có kiểu Đạo Phật chi tranh thì cãi nhau toàn Phật thắng nhưng đấu pháp toàn Đạo thắng.
Vì sao?
Vì đạo giáo ngoài Siêu Hình học còn có Lý Học , luyện đơn, luyện khí, luyện lung tung cả, luyện ra cả tiền khởi thuốc nổ. Mấy ông này cùng mấy ông giả kim thuật chính là tầng lớp khoa học duy lý đầu tiên của nền văn minh lần này rồi.

Cho nên với đủ thứ hoá học kiến thức vật lý kiến thức và các thủ thuật che mắt thì mấy ông sư có đấu vào mắt.

Ví như ngươi miệng nở hoa sen chứ gì , xem tam muội chân hoả Photpho. Dân chúng lại tin ai.

Tất nhiên thành tại tự nhiên học bại tại tự nhiên học.

Mấy ông chuyên tâm nghiên cứu tự nhiên học đi thì ngon rồi đằng này lại xa đà vào kết hợp ba cái kiến thức lý hóa sơ khỏi với siêu hình học, sau đó là theo đuổi trường sinh… Hay ho hơn là đời nào cũng có thuật sĩ phương sĩ đạo gia lừa đảo Đế vương thuật trường sinh. Mãi rồi chẳng không bị bọn hắn đá cho. Chết không oan nhé.

Quay trở lại với đám tu sĩ Hindu.

Barahasti hùng dũng đứng lên.

“ Nếu như ta đoán không lầm thì Yoga này không thể tồn tại ở samsara thế giới”
“ Vậy không ở Smasara thì ở đâu? Chẳng nhẽ dùng ở Phạm Thiên, nếu đã đến được Phạm Thiên thì đâu cần Yoga này mở ra Phạm Thiên cánh cổng?”
Phải ha… rất logic
Cả đám nhao nhao đồng ý.
“ Nhưng có một thế giới ngoài Smasara nhưng không phải Phạm Thiên thì sao?” Barahasti nói lớn
“ Làm gì có nơi nào như vậy?”

Thế giới như chúng ta thường nhận biết nó chỉ là một giấc mơ: phù du và viển vông. Bị kẹt lại trong Luân hồi là kết quả của sự thiếu hiểu biết về bản chất thực sự của sự sinh tồn. Con người bị ràng buộc trong vòng vô minh (ngu dốt) và huyễn ảo nhưng lại có khả năng thoát khỏi chúng. Theo đó, đời người có 4 mục đích: dharma (hoàn thành các nghĩa vụ luân lý, luật pháp và tôn giáo); artha (mưu sinh và thành đạt trong xã hội); kama (thỏa mãn các ham muốn nhưng biết tiết chế và điều độ); moksa (giải thoát khỏi vòng luân hồi) bằng cách giải trừ hết các nghiệp (karma) vì khi chết mà vẫn còn nghiệp thì phải chịu tái sinh vào kiếp sau ở thế gian, tức là luân hồi giới (samsara). Tức có thể nói hàng vạn giấc mơ thế giới tạo nên một Samsara.

Tất nhiên đây là Hindu giáo lý đừng tin thật.

“ Ta biết có một nơi như vậy…” Barahasti ánh mắt nhìn về chính điện tòa tháo cao nhất, nơi có hành lang xoắt ốc dẫn xuống căn hầm đá.




















Nếu bạn đang muốn tìm một thế giới Fantasy, đầy rẫy phép thuật và sự huyền bí. Hãy đến với thế giới quan rộng mở, chi tiết và đầy đủ các chủng tộc siêu nhiên như Elf, Orc, Troll, Goblin, Minotaur, người cá, người lùn Hobbit, người lùn Dwarf hay đến các chủng tộc ở Ma Giới như Succubus đều có.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.