Người Cũ Đường Mới

Chương 20



.:. 21: Thẩm Bão Sơn có vị bạc hà.:.

Tất nhiên chuyện kia gây ra sóng gió rất lón.

Ngay cả lúc ăn trưa ở căn tin, tôi và Lý Trì Thư cũng nghe thấy mấy người bàn bên bàn tán.

Lý Trì Thư mất tập trung khẩy khẩy trái cây, mấy lần ngập ngừng muốn nói mà thôi: “Hay là em đến báo với giáo viên…”

“Lý Trì Thư,” tôi phết trứng cá muối đã chuẩn bị xong lên nửa miếng bánh sừng bò cho em, “Tối hôm qua em làm đề thi khoa học tự nhiên suốt ba tiếng trong lớp học, đến 10 giờ 30 lớp tắt đèn mới về ký túc xá. Chuyện xảy ra ở khu cấp hai em không hay biết gì hết. Em hiểu chưa?”

Đây là lần thứ ba tôi ngắt lời em ấy.

Lý Trì Thư cầm miếng bánh sừng bò tôi đưa, im lặng vài giây mới nói nhỏ: “Biết rồi.”

Tôi nhìn Lý Trì Thư cầm bánh không chịu ăn nó, phỏng đoán cá tính ngang bướng ngầm của em lại quật kh ởi nên cầm lấy miếng bánh đưa đến bên môi em, em mới miễn cưỡng cắn một cái.

“Ngon không?” Tôi hỏi.

Em không để tâm gật đầu.

“Cục vàng à.” Tôi gọi Lý Trì Thư, động tác nhai bánh của Lý Trì Thư rõ ràng bị khựng lại. Tôi không đổi sắc mặt lau vệt nước sốt trứng muối cho em, tiếp tục nói: “Anh làm vậy không phải là không tôn trọng suy nghĩ của em. Chỉ là em ấy mà, bây giờ còn hơi ngốc, giáo viên mà hỏi em sẽ lắp ba lắp bắp nhận tội hết, đây không phải cách tối ưu. Dù em không thể nói dối, nhưng chuyện này vốn không phải chúng ta sai, tình huống đặc biệt cần được xử lý đặc biệt. Em không biết làm, anh làm thay em. Anh chỉ giúp em đổi một cách thức khác để giáo viên hiểu chúng ta, để chuyện này trở về với công bằng thuộc về nó. Em nghe anh, được không?”

Lý Trì Thư im lặng, không lên tiếng nhưng bình tĩnh lấy đi miếng bánh sừng bò trên tay tôi, cúi đầu cắn từng miếng.

Tôi xoa tóc em, dời xuống nắn nắn dái tai em: “Em ăn xong sớm còn về ký túc xá ngủ trưa.”

“… Ừ.”



Tôi xách theo hộp cà mèn giữ nhiệt về lớp học của mình, quả nhiên chủ nhiệm lớp đứng đợi ở cửa đã lâu.

“Thẩm Bão Sơn.” Thầy lạnh lùng gọi tôi, sử dụng ánh mắt thị uy mà giáo viên cấp ba thường có, “Lại đây.”

Tôi ngoan ngoãn đi qua đó.

Tốt xấu gì tôi cũng là thanh niên lớn tuổi tam thập nhi lập, bàn về độ tuổi thì chủ nhiệm lớp còn nhỏ hơn tôi 2, 3 tuổi. Dù cho đánh giá khách quan không thiên vị thế nào chăng nữa, dù đúng là Lý Trì Thư là bị uất ức, nhưng quả thật là tôi đã kéo phiền phức không đáng có đến cho chủ nhiệm lớp của mình. Tôi không phải oắt con 17, 18 tuổi vắt mũi chưa sạch, cả ngày phạm lỗi vẫn trưng bộ dạng ông cố nội đệt trời đệt đất, nên khi thầy giáo ngồi trên ghế ngẩng đầu hỏi có phải chuyện tối hôm qua là do tôi làm không, tôi vẫn thành thật trả lời ngắn gọn: “Vâng.”

Tự giới thiệu bản th.ân dưới camera rồi mà bây giờ phủ nhận thì cũng hơi không cần thiết.

Thầy hỏi tôi: “Còn có ai khác không?”

“Không ạ.”

“Không?” Thầy kìm chế khóe môi, “Lúc đầu trong camera em gọi ai?”

Tôi không trả lời, hỏi lại: “Camera có quay được người khác không ạ?”

“…” Thầy dập chủ đề, “Vì sao em làm những chuyện này?”

Tôi nhìn lướt qua người đứng đằng sau mình —— Chủ nhiệm lớp của Lý Trì Thư cũng ngồi trong văn phòng, là giáo viên Toán mới được tuyển vào, thấp bé gầy gò, bình thường không nói nhiều, nhưng vì lớp 25 là nhóm học sinh đầu tiên của người giáo viên này nên cô nổi tiếng có trách nhiệm và tận tâm với lớp, học sinh trong lớp có chuyện thì cô vĩnh viễn là người thứ nhất bảo hộ phía trước. Nhiều năm sau, Lý Trì Thư thỉnh thoảng kể về chủ nhiệm lớp mình cũng sẽ thường hoài niệm: “Cô giáo thật sự rất tốt, nhiều lần trong lớp có chuyện cô sẽ chăm sóc em rất tận tâm.”

Tôi hỏi chủ nhiệm lớp: “Thầy biết trên trang báo em dán nhắc đến chuyện gia đình ai không?”

Thầy cũng nhìn lướt qua sau tôi, giọng thoáng nhỏ hơn: “Biết.”

Không có chuyện không biết. Dù bài văn kia không chỉ đích danh ai, dù Lý Trì Thư trong tấm ảnh trắng đen trên báo và Lý Trì Thư hiện tại giống như hai người khác nhau, chắc chắn bọn họ vẫn biết —— Ngày hôm qua tôi đứng dưới camera gọi dõng dạc “Lý Trì Thư”, dựa vào điều này cộng với gia cảnh của Lý Trì Thư phổ biến nhiều người trong nhóm giáo viên đều biết, bọn họ sẽ có thể nhanh chóng suy luận ra rốt cuộc nhân vật chính không lộ diện trong hành trình bão táp này là ai.

Hình như chủ nhiệm lớp Lý Trì Thư đang cúi đầu chuẩn bị giáo án, nhưng cây bút cầm trong tay mãi vẫn không chạm xuống mặt giấy.

“Thầy còn không hiểu vì sao em muốn làm vậy à?” Tôi hỏi người trước mặt, “Em chỉ đang nghĩ cách làm sáng tỏ một sự thật thôi.”

Thầy ấy bị câu nói của tôi chọc giận, gõ đầu ngón tay xuống bàn hai lần: “Chuyện nhà trò ấy đến lượt em tự quyết à! Em ra mặt thay trò ấy?! Em có quan hệ gì trò ấy?! Là cha hay là mẹ? Em lo xong chuyện của mình chưa!”

“Cha mẹ bạn ấy mất hết rồi!!” Tôi chống một tay lên mặt bàn, nâng cao giọng theo thầy, âm thanh đủ lớn để xuyên qua vách tường rộng bằng lòng bàn tay và cánh cửa sắt đóng kín đến tai mọi người trong hành lang.

Tôi nghiêng người đối diện với thầy ấy ngồi trên ghế: “Em không tự quyết thì ai quyết?”

Môi thầy giật giật, đôi mắt nhìn trừng trừng tôi, mặt trắng bệnh như đang phẫn nộ vì không tìm ra câu phản bác, cũng như mất thể diện bẽ mặt trước những giáo viên của những lớp khác.

“Còn về quan hệ của em với Lý Trì Thư, thầy nghĩ như thế nào thì là thế ấy.”

Tôi nói xong lùi lại một bước, cụp mắt xuống, quay về tư thế học sinh nhận lỗi ở trước mặt giáo viên: “Em biết chuyện này em làm quá kích động, dù muốn ra mặt cho bạn ấy thì cũng không nên làm vậy, gây ra ảnh hưởng rất lớn với cả lớp và thầy. Thầy không cần nói đỡ cho em với trường, nếu em có thể dàn xếp sẽ dàn xếp, không dàn xếp được thì lúc tốt nghiệp sẽ chuyển hồ sơ đến nơi khác. Còn về phía bên khu cấp hai, nếu phụ huynh muốn làm khó dễ thì vẫn phải phiền thầy chuyển lời giúp em —— Bảo cả nhà họ gọi điện thẳng cho Lý Trì Thư để đối chất.”

Tôi tìm cây bút ở trên bàn viết số điện thoại của mình lên cuốn sổ của chủ nhiệm lớp: “Đây là số điện thoại của Lý Trì Thư. Những chuyện khác em sẽ trao đổi với gia đình, cố gắng giảm bớt gánh nặng cho thầy ạ.”

Nói đến mức này tức là công khai thầy ấy có thể thoát sạch sẽ trách nhiệm trong chuyện này. Thầy không nói gì nữa, xua tay bảo tôi đi đi.

Lúc đi ngang qua bàn chu nhiệm lớp 25 thì có người vỗ lưng tôi. Tôi nhìn sang, đối diện với ánh mắt của chủ nhiệm lớp Lý Trì Thư trong thoáng chốc xong lập tức đi ra văn phòng.

Mùa đông mặt trời lặn rất sớm, trước khi đi vào văn phòng ánh nắng chiều mới chiếu đến tầng trệt trường học, khi trở ra thì ánh nắng vàng óng rải đầy tường trắng ngoài hành lang.

Lý Trì Thư cầm vở ghi chép nhỏ, dựa vào sân thượng không biết đã đợi tôi bao lâu.

Thấy tôi đi ra thì lưng em rời khỏi mặt tường, im lặng nhìn tôi, trong ánh mắt như chan chứa vạn lời nói.

“Sao em không về lớp ngồi?” Tôi đi đến chỗ em, bịt lỗ tai bị gió thổi đỏ ửng của em, “Lạnh không?”

Em lắc đầu.

“Em vẫn nghe được chứ?” Tôi hỏi lại.

Lý Trì Thư gật đầu nhẹ.

“Em yên tâm”, tôi nói, “Phụ huynh bên kia không dám tìm em.”

Chỉ cần là kẻ còn muốn một ít da mặt làm người thì sẽ không đến ba mặt một lời với Lý Trì Thư.

Tôi chợt nhớ trong túi mình có hộp sữa đậu nành nhỏ mua cho em ấy, lấy ra vừa tháo ống hút ra vừa nói: “Mà dù có đến cũng phải qua cửa của anh trước.”

Lý Trì Thư im lặng nhận hộp sữa đậu nành, ngẩng đầu nói: “Em dẫn anh đến một nơi.”

“Bây giờ?” Tôi quay đầu nhìn cánh cửa khép hờ ở văn phòng, “Còn một tiếng nữa sẽ đến giờ tự học.”

Em rất nghiêm túc: “Chỉ một lần. Giáo viên sẽ không tính toán.”

Tôi nhìn em đầy ẩn ý, ghé sát vào hỏi: “Muốn dẫn anh đi đâu?”

Đôi con ngươi đen láy đối diện với ánh mắt tôi không chút dao động, em cong khóe môi, nói: “Nhà em.”

Lần này đến phiên tôi ngây người.

Khoảnh khắc này đến sớm hơn so với kế hoạch của tôi —— Tôi đinh ninh cần thêm một thời gian Lý Trì Thư mới sẵn lòng để tôi bước vào nơi u tối chôn vùi hết mọi điều không muốn cho ai biết.

“Lặp lại,” tôi nhìn em, “Em muốn dẫn anh đi đâu?”

Em trả lời: “Nhà em.”

Lý Trì Thư mím môi: “Em… có cái muốn cho anh.”

“Cái gì?”

“Đi rồi anh biết.”

“Ừ… Anh ——” tôi đút tay vào túi, hất cằm, “Bị học sinh đứng nhất khối bắt cóc?”

Lý Trì Thư cười, kéo góc áo tôi: “Không đi sẽ không kịp.”

Lúc này chưa đến giờ tự học, học sinh vẫn có thể tranh thủ một tiếng cuối tự do ra vào trường, tôi cầm tay Lý Trì Thư đi ngược chiều dòng người, trong náo nhiệt không ai chú ý con sóng ngầm như tôi và em ấy.

Cuối cùng tôi cũng đứng trước căn hộ hình ống cổ xưa tồi tàn.

Nhà Lý Trì Thư nằm ở lầu năm, chúng tôi đi ngoằn ngoèo theo cầu thang, tay vịn cầu thang bằng sắt rỉ sét lốm đốm, gõ tay có thể nghe thấy tiếng vang trầm đục trong lá sắt.

“Lầu ba là một cụ bà nhặt rác ở, cùng với cô cháu gái của bà, rất ngoan ngoãn.” Lý Trì Thư leo cực nhanh, ánh mắt tươi tắn rạng rỡ, vừa đi vừa thở hồng hộc giới thiệu, “Lầu bốn trước kia là một anh trai sống, lúc nhỏ còn cho em chiếc xe đạp của anh ấy, về sau cả nhà họ dọn đi, giờ không ai ở… Đến nhà em rồi.”

Trong lúc em lục tìm chìa khóa trong cặp sách thì lén nhìn tôi, trong lời nói vẫn còn đọng chút ngượng ngùng: “Nhà em… hơi bừa bộn, anh ——”

“Có sao đâu,” tôi nói với em, “Bừa cỡ nào cũng không bừa bằng phòng anh. Phòng anh đến chỗ đặt chân đứng còn không có.”

Bảo vệ địch một trăm, tự hại tám ngàn. Nhưng câu đó sẽ làm Lý Trì Thư thoải mái hơn.

Dù em tin hay không, tóm lại vẫn mỉm cười, cắm chìa khóa vào ổ, cạch một tiếng mở cánh cửa sơn đỏ cũ kỹ ra.

Mấy tháng không có người ở, trên nền gạch ngoài sân thường đọng lá cây và vôi dày đặc, nhưng máy giặt ở cửa, ghế và mấy cái xô thùng, thậm chí móc treo quần áo cũng được xếp ngay ngắn gọn gàng, tay cầm của thùng nước và đầu móc của móc treo quần áo cũng được xếp hướng cùng một phía.

Lý Trì Thư từng kể thời học sinh em rất thích làm việc nhà, đặc biệt là giặt quần áo, quét rác, lau nhà. Đây là cách tốt để tránh bị rảnh rỗi khi đầu óc thật sự cần phải nghỉ ngơi, làm việc nhà có thể giúp em không lo lắng mình lãng phí thời gian trong lúc ngừng công việc chính.

Phương thức trốn tránh đó vẫn luôn được em ấy áp dụng đến thật nhiều năm sau —— Tuy em vốn dĩ không cần phải lo.

Sofa trong nhà được tấm ga trải giường rách lỗ chỗ phủ lên, Lý Trì Thư tháo tấm ga ra bảo tôi ngồi lên sofa: “Anh, anh đợi em một lúc.”

Em đi về phòng, tôi đi tò tò đằng sau như cái đuôi của em, khi em bước vào phòng tôi lịch sự dừng bước, dựa vào khung cửa đợi em đi ra.

Phòng của Lý Trì Thư cũng rất đơn giản, một giường, một tủ treo quần áo, hai tủ đầu giường và một tủ sách. Cửa sổ là kiểu cửa thời xưa nhất hình bông hoa màu sắc sặc sỡ, dưới cùng có chốt cửa và móc cửa, chốt cửa được lắp xuyên qua khung cửa sổ làm bằng gỗ tử đàn. Trên mặt bàn ở dưới cửa sổ là đèn bàn nhựa, dưới bàn để chiếc ghế đẩu. Trên đầu gường treo tấm hình kết hôn, tôi đoán là cha mẹ em.

Tôi nhìn người cười tươi cầm bó hoa giả trong bức hình, thầm hỏi: Lần này cháu đến sớm hơn, hai bác có thể phù hộ cho em ấy không?

Trong hai phút tôi đợi câu trả lời, Lý Trì Thư đã ngồi xổm trước đầu giường màu gỗ thô, mở ngăn kéo ra cầm cái gì đó, nhanh chóng đứng dậy.

“Em cầm gì thế?” Tôi hỏi.

Lý Trì Thư nắm siết lòng bàn tay, quay về bàn cầm hộp sữa đậu nành tôi đưa rồi quay qua rủ tôi: “Trên lầu có sân thượng có thể tắm nắng… Anh muốn lên đó không?”



10 phút sau, tôi và em ấy ngồi trên vách tường thấp ở sân thượng.

Người ta dựng một vòng rào chắn sắt ở ngoài vách tường thấp, tôi bám rào sắt nhìn ngắm hoànghôn ở rìa thành phố, hỏi: “Lý Trì Thư, rốt cuộc em muốn đưa cái gì cho anh?”

Em hút một hớp sữa đậu nành, từ từ mở lòng bàn tay ra chìa tới trước mặt tôi: “Cho anh.”

Tôi cúi đầu nhìn, tim giật thót, cơ thể vừa được ánh chiều tà sưởi ấm lạnh toát đi phân nửa, trong tích tắc ngưng trệ hô hấp.

Là một đồng tiền xu.

“Là sao?” Tôi kìm chế giọng mình nhưng vẫn không tránh khỏi bị gượng gạo.

May mà Lý Trì Thư không phát hiện tôi khác thường, chỉ thả tay xuống, cầm đồng xu nói với tôi: “Sau khi cha xảy ra chuyện, bên phụ trách dự án bồi thường cho em với mẹ 140.000 tệ. Mẹ không giữ đồng nào đưa hết cho em và bà ngoại. Em để dành 40.000 trong sổ tiết kiệm của bà ngoại, còn lại 100.000, khi nào gặp tình huống buộc lòng cần dùng em mới lấy ra.”

(*) 140.000 CNY ≈ 475.261.000 VNĐ

“Nhưng em quá thua kém,” em ấy ngại ngùng cúi đầu cười, “Học hành mười mấy năm, sắp lên 18 tuổi mà hàng năm vẫn luôn sinh bệnh. Một khi sinh bệnh thì phải tốn rất nhiều tiền, luôn có quá nhiều thời điểm cực chẳng đã cần lấy tiền ra. Cứ lấy cứ lấy, chẳng lâu sau tiền chạm đáy. Lần cuối cùng, em thật sự lạnh quá mới mua cho mình một chiếc áo bông mới và một túi chườm nóng ở trên đường phố, trở về móc số tiền còn lại trong bình nhưng dù đổ thế nào cũng chỉ rớt ra đồng xu này —— Số tiền mẹ để lại cho em chỉ còn lại một đồng xu. Về sau dẫu gặp phải tình huống thế nào, em cũng không nỡ tiêu nó, cố gắng chịu đựng, bao nhiêu chuyện cũng vẫn cố vượt qua. Vậy là đồng xu này vẫn được giữ đến hôm nay. Giữ nó, em sẽ cảm thấy trên đời này vẫn còn một thứ gì đó thuộc về mình.”

“Bây giờ… em đưa lại cho anh.”

Lý Trì Thư một lần nữa đưa đồng xu qua cho tôi, cười ngẩng đầu nhìn tôi, bỗng ngây người: “Thẩm Bão Sơn… Anh sao vậy?”

“Không có gì.” Tôi vội cầm lấy đồng xu trên tay em, quay mặt đi hít một hơi rồi quay lại cười với em, “Chỉ là anh không ngờ hóa ra đồng xu có ý nghĩ như thế.”

Thế thì năm ấy, Lý Trì Thư đưa nó cho tôi, em ấy mang suy nghĩ gì trong lòng?

Là giống như hôm nay, quyết định để tôi và nó cùng trở thành sức mạnh cho em, hay là cảm thấy nó không còn có thể chống đỡ cho em tiếp tục cất bước.

Suy nghĩ được ăn cả ngã về không đã làm tôi hiểu lầm bao nhiêu năm.

Tôi lục túi lấy máy mp4 chuẩn bị cho em ra, cắm tai nghe, chia một tai nghe đeo vào tai em.

Lý Trì Thư rướn cổ nhìn động tác của tôi, lòng hiếu kỳ lại trỗi dậy: “Cái gì thế?”

Tôi chọn bài hát mình đã thu âm lưu vào máy: “Bài chưa kịp hát, lời hứa với cục vàng của chúng ta.”

Tôi ấn nút phát nhạc, khoảnh khắc âm nhạc vang lên Lý Trì Thư lặng đi.

Ánh nắng chiều ở xa xa tắt hẳn, tôi chống hai tay ở hai bên, thả hồn ngâm nga theo bài hát trong tai nghe, thường xuyên nhìn qua Lý Trì Thư.

“—— Lý Trì Thư?”

“Hả?”

“Anh muốn hôn em.”

“… Ừ.”

Ngày 24 tháng 11, trời quang

Ưu điểm duy nhất của ngày chủ nhật là có thể sạc điện cho túi chườm nóng ở trong lớp mà không cần xếp hàng.

Hôm nay giặt đôi giày kia, đành mang đôi giày vải, tối tắm xong chân vẫn còn lạnh.



Ngày 24 tháng 11, trời quang

Hình như Thẩm Bão Sơn có siêu năng lực nào đó, cũng gọi mình là cục vàng giống mẹ, trên đời này không có chuyện nào anh ấy không làm được phải không?

Môi anh ấy vẫn mềm, nhưng lần nào hôn cũng quên thời gian, hôn rất lâu mới buông ra.

“Ngày Nắng” rất hay, Thẩm Bão Sơn có vị bạc hà.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.