Tam Quốc : Từ Giao Châu Bắt Đầu

Chương 42: Rome Phương Trận.



Chương 42 : Rome Phương Trận.

Mặt trời xuống núi, Minh mang đám tân binh về thành .

Bọn hắn cũng không quay về quân doanh mà ở lại Lý gia .

Chỉ sắp xếp chỗ ở cho 50 tên tân binh, Lý gia hiển nhiên giải quyết rất dễ dàng .

Đây cũng là Giả Tông cho phép dù sao Giả Tông cũng muốn tách biệt hoàn toàn q·uân đ·ội Nghiêm Mẫn cùng q·uân đ·ội của Minh với nhau, hắn muốn xem kỹ một chút thành quả luyện binh của hai người .

Với Nghiêm Mẫn, bản thân Giả Tông thật ra không có kỳ vọng gì dù sao hắn biết Nghiêm Mẫn học được bản sự từ Lục gia, tuy Giả Tông chẳng hiểu quân sự nhưng cũng rõ Lục gia lợi hại .

Lục gia lợi hại như vậy, Nghiêm Mẫn học được chút bản sự từ Lục gia tất nhiên cũng sẽ không tệ .

Trần Minh lại khác, Giả Tông sớm coi Trần Minh là tâm phúc của hắn thậm chí Giả Tông rất thích Minh .

Ân cứu mạng đặt sang một bên, chỉ nói tài năng của Minh thử hỏi ai không thích ? .

Tài năng tất nhiên chỉ bao gồm võ nghệ của Minh, những cái khác cũng không tính nhưng mà võ nghệ thôi là đủ rồi .

Giả Tông thậm chí nghĩ kỹ con đường tương lai của Minh .

Hắn chỉ ở Giao Chỉ mấy năm sau đó tất về triều đình phục mệnh thậm chí thăng quan phát tài nhưng Giả Tông cũng không phải bị mù .

Mấy năm nay loạn lạc xảy ra liên miên, thiên hạ loạn thế có thể thấy được lốm đốm, Giả Tông tất nhiên cũng phải chuẩn bị một chút .

Không phải nói Giả Tông muốn gây dựng đại nghiệp, ở cái thời điểm này mà nói toàn bộ thiên hạ trừ anh em nhà Trương Giác ra có lẽ không một ai nghĩ đến ‘soán Hán’ .

Giả Tông chỉ là muốn . . . an tâm một chút .

Giả gia trong triều có người, trong sĩ tộc cũng có chút danh tiếng nhưng còn xa không tính là đại tộc, trong quân doanh càng không có người, vậy không bằng để Trần Minh theo quân ? .

Giả gia ở Lương Châu có chút giao tình, Giả Tông cảm thấy để Trần Minh tiến vào Lương Châu không tệ, bằng vào quan hệ thậm chí tiền bạc của Giả gia, lo lót cho Minh một chân Hiệu Uý hoặc Tư Mã lại không phải không được.

Với võ dũng của Minh lăn lộn ở Tây Lương mấy năm sợ gì không có chút thành tựu ? như vậy Giả gia lại đẩy một chút, Trần Minh trở thành Trung Lang Tướng dễ như trở bàn tay, kể từ đó Giả gia ở trong q·uân đ·ội cũng tính có người, cũng coi như cầu an tâm.

Chức quan Trung Lang Tướng ở trong q·uân đ·ội nhà Hán chỉ tính là ‘Trung – Thượng’ nhưng đã tuyệt không nhỏ, phải biết Đổng Trác hiện tại cũng chỉ là Trung Lang Tướng .

Nguyên bản Giả Tông có kế hoạch khác ở Giao Chỉ, hắn chỉ cần Minh đánh bại anh em họ Nghiêm là được, cũng không cần Minh đi luyện binh cái gì nhưng Minh đã chủ động xin, Giả Tông cũng vui lòng nhìn một chút, nhìn xem bản sự của Minh .

Bản sự của Minh càng lớn, Giả Tông mới càng vui vẻ, đây cũng là . . . đặc hữu của thời đại này .



Minh có ‘ân’ cứu mạng Giả Tông nhưng đây thật ra chỉ là ‘tiểu ân’ dù sao kẻ dưới liều mình cứu người trên lại là thiên kinh địa nghĩa, một kẻ phàm phu tục tử liều mình cứu thích sứ một châu đây không phải bình thường sao ? .

Mạng Minh vốn ‘tiện’ mạng Giả Tông lại cực quý .

Giả Tông muốn báo ân với Minh, thưởng vàng bạc trọng hậu là đủ, tự mình cho Minh chức chủ bộ, hướng về bên ngoài không ngừng tán thưởng hắn, về tình về lý Giả Tông cũng báo xong ân cứu mạng .

Ngược lại, ơn tri ngộ của Giả Tông với Minh lại là đại ân, ai bảo người ta ‘quý’ .

Giả Tông dẫn Minh nhập quan, ân này lớn bằng trời, ít nhất là lấy logic nhà Hán để luận .

Ân này lớn đến nỗi, Minh cả đời đều mang mác Giả gia, sau này kể cả Minh quan to lộc quý vượt quá Giả gia thì bên ngoài vẫn phải treo cái ân tình này, vẫn phải nhận ‘ân’ của Giả gia .

Vì sao Viên gia hô một câu lại được quá nửa sĩ tộc thiên hạ chạy theo như vịt ?

Đáp án tất nhiên là vì Viên gia được mệnh danh ‘Tứ Thế Tam Công’ nhưng đây không đủ, nguyên nhân sâu xa nằm ở chỗ ‘Tứ Thế Tam Công’ Viên thị lại làm ra những gì .

Phải biết Viên gia bốn đời làm đến tam công lại hướng về bao nhiêu sĩ phu ban ân ? ban ân ở đây dễ hiểu nhất chính là Hiếu Liêm.

Tại Hán Triều, không có Hiếu Liêm vẫn có thể làm quan nhưng tuyệt đối không thể làm quan to, c·hết no cũng dừng ở ‘huyện quan’ .

Viên gia chỉ cần vẩy vẩy một chút, phát mấy suất Hiếu Liêm xuống vậy bất cứ ai nhận được ân huệ này của Viên gia cũng phải nhớ một đời, cho nên sau này bất kể Viên Thuật hay Viên Thiệu hô một tiếng mới có chuyện sĩ tộc chạy theo như vịt dù sao tổ tiên Viên gia thi ân nhiều lắm .

Cho nên Giả Tông tuyệt không sợ Trần Minh phản hắn bởi vì hắn đối với Trần Minh có ‘đại ân’ Minh càng thể hiện tài năng, càng thể hiện tiềm lực, Giả Tông mới càng thêm yêu thích mà không phải cố kỵ .

Tất nhiên Minh cũng đừng thể hiện ra cái gì ‘kinh thiên động địa’ ví dụ như đột nhiên hô ‘thanh thiên đ·ã c·hết – hoàng thiên đương lập’ chẳng hạn .

_ _ _ _ __ _

Trần Minh tất nhiên không biết Giả Tông đối với hắn sắp đặt trước tương lai .

Hắn lúc xoa xoa bụng của mình, cùng một đám binh sĩ chào hỏi sau đó trở về phủ đệ .

Cơm tối nay rất không tệ, vẫn là cháo thịt băm, rau cải xanh, dưa muối, bánh nướng, ngoài ra mỗi binh sĩ còn được cho một quả trứng gà .

Trứng gà không lớn, Minh ăn cảm giác không bõ nhưng hắn thậm chí có thể nhìn ra có tân binh vừa ăn vừa nghẹn ngào khóc, đủ để thấy binh lính đối với suất ăn này rung động ra sao .

Tất nhiên trứng gà là thứ tốt bởi ăn nhiều trứng gà có thể giảm bệnh quáng gà, còn có thể trị phù nề, chỉ tiếc mỗi tuần bọn hắn cũng chỉ được cấp trăm quả trứng .

Nghĩ đến thời đại này kham khổ, Minh không khỏi bất đắc dĩ, tất nhiên hắn cũng rất nhanh ném mấy thứ này ra khỏi đầu, trở về phủ đệ việc đầu tiên Minh làm là suy nghĩ luyện binh .

Hắn muốn dạy cho binh lính học tiễn thuật cùng thương thuật .



Thương thuật chỉ có hai chiêu mà tiễn thuật cũng chỉ có hai chiêu, kéo cung – bắn tên .

Tiễn thuật nói khó thì rất khó nhưng dễ thì cũng dễ dù sao Minh không cần độ chính xác, hướng về địch phương đồng loạt bắn tên là được .

Khoảng cách đủ gần, số lượng cung tên đủ nhiều, ai quan tâm độ chính xác ? .

Cho nên bắn tên quan trọng chỉ là lực tay cùng kỷ luật, lực tay có thể thông qua ăn cùng rèn luyện, kỷ luật thì càng cần rèn luyện .

Chung quy lại, tiễn thuật không cần gấp .

Thương thuật thì khác, tiễn thuật trước hướng về địch nhân bắn một đợt, giải quyết một đám địch nhân, trừ sĩ khí địch phương sau đó tất nhiên cần thương thuật cận chiến .

Đánh cận chiến là phải xem huyết tinh, phải xem chân tài thực học hai bên .

Minh tự cảm thấy hắn cũng là người bình thường, cho hắn nửa tháng luyện binh cũng chẳng tự tin luyện tốt bao nhiêu, theo hiểu biết của hắn đám tân binh Việt Nam nhập ngũ nửa tháng đầu tiên đại khái còn đang tập gấp chăn gấp chiếu cùng hành quân đây này, nào có nửa tháng dạy binh lính chiến đấu ? .

Bởi lý do này, Minh chỉ cần chú tâm tới phương trận, chỉ cần binh lính nắm giữ phương trận, biết bản thân mình phải đứng ở đâu, phải làm gì đồng thời hiểu rõ nhiệm vụ của mình vậy là đủ .

Phương trận . .. thứ này Lê Văn Hưng tướng quân cùng Nguyễn Xí tướng quân cũng biết nhưng lại không tinh thông .

Với thời đại Lam Sơn, binh sĩ Lam Sơn thật ra càng am hiểu du kích chiến cùng dã chiến với quân lính nhà Minh chứ không phải phương trận tập hợp .

Thời đại Tây Sơn sau này quả thật cách cầm binh cùng tổ chức q·uân đ·ội đã được nâng lên tầm cao mới dù sao cũng là mấy trăm năm sau tuy nhiên càng là như thế mới càng khó áp dụng .

Phương trận của quân Tây Sơn được xây dựng xung quanh súng hoả mai cùng pháo, lấy súng hoả mai cùng pháo binh làm chủ lực sau đó tổ kiến phương trận cùng q·uân đ·ội xoay chuyển xung quanh .

Minh lại đi đâu tìm súng cùng pháo để mà xây dựng phương trận theo triều đại Tây Sơn ? .

Minh chỉ có thể nghĩ ra một bộ phương trận thích hợp nhất với bản thân hắn cùng với thời đại này .

Nghĩ một hồi thì Minh cũng có đáp án đấy chính là – Rome phương trận .

Nhắc đến phương trận thời cổ đại, không có bất cứ q·uân đ·ội nào nắm giữ phương trận nổi tiếng như binh lính q·uân đ·ội của đế chế Rome .

Mạnh nhất hay không thì không ai biết nhưng nổi tiếng nhất thì chắc chắn đúng .

Minh đối với lịch sử châu Âu không quen thuộc nhất là thời kỳ cổ đại, hứng thú của hắn trong thời kỳ này thiên về sử châu Á hơn, tuy vậy phim ảnh vẫn phải xem qua, vẫn biết cách vận hành phương trận của Rome .



Trận hình của người La Mã nổi tiếng nhất là loại trận hình gì ? .

Người La Mã có hai loại trận hình nổi tiếng nhất, đầu tiên là trận ‘xác rùa’ thứ hai là trận ‘hình cầu’.

Cả hai loại trận hình này người Hán không học được dù sao theo kiến thức ‘ít ỏi’ của Minh thì một đơn vị quân đoàn nhiều nhất chỉ 5000 binh sĩ .

Cũng không phải đế chế La Mã không thể mở rộng tập đoàn quân ra nhưng đây là số lượng q·uân đ·ội lý tưởng nhất trong một quân đoàn mà người La mã có thể bảo đảm yếu tố ‘tinh’ .

Người La Mã chú trọng tinh luyện binh sĩ, v·ũ k·hí, giáp trụ, kỉ luật cùng trận hình chứ không trọng số lượng .

Nếu mang một người lính La Mã đánh nhau với một binh tốt nhà Hán, Minh dám chắc lính La Mã chiến thắng nhưng nếu mang q·uân đ·ội v·a c·hạm với nhau thì lại khó nói bởi vì q·uân đ·ội nhà Hán . . . quá đông .

Tào Tháo trận Xích Bích tự xưng mang theo gần trăm vạn đại quân, thực tế số lượng này tất nhiên bao gồm cả dân binh cùng dân phu, hậu cần đủ loại, số lượng sĩ tốt mang ra chiến trường của Tào Tháo nhiều nhất 30-40 vạn nhưng 30-40 vạn q·uân đ·ội đặt vào thời đại La Mã quả thật cũng là một con số siêu khủng kh·iếp .

Cũng bởi lẽ đó, q·uân đ·ội nhà Hán không thể học phương trận của người La Mã dù sao binh khí – giáp trụ cùng sự tinh nhuệ của binh sĩ không cách nào làm nổi .

Ngay như Minh, hắn muốn học phương trận người La Mã lại đi đâu tìm giáp trụ, khiên chắn ? .

Tuy vậy học toàn bộ không được không ảnh hưởng Minh học một phần .

Giả Tông sẽ không cấp giáp trụ cho Minh, tại thời cổ đại giáp trụ còn quý hơn v·ũ k·hí .

Trong nhà ngươi có v·ũ k·hí vậy thì không sao nhưng nếu trong nhà ngươi có nỏ cùng giáp trụ vậy chính là phản nghịch, mang cả nhà ra chém cũng không đủ .

Không có giáp trụ, không có khiên chắn nhưng không phải không thể biến tấu trận hình La Mã .

Minh lựa chọn để cho binh lính học hai chiêu dùng giáo quả thật là thích hợp sử dụng phương trận La Mã .

Theo Minh thì phương trận người La Mã quan trọng nhất không phải binh khí mà là sự phối hợp nhuần nhuyễn của binh lính .

Cho nên hai chiêu cầm giáo của Minh là đủ.

Nói đơn giản thì 50 sĩ tốt sẽ chia làm hai hàng, hàng thứ nhất dùng toàn lực đâm giáo, hàng thứ chậm lại một nhịp .

Hàng thứ nhất đâm giáo xong, toàn lực thu tay mà hàng thứ hai cũng toàn lực đâm giáo ra trong tay .

Sau đó đến phiên hàng thứ hai thu tay, hàng thứ nhất lại đâm mạnh một đợt mới .

Cái này nói thì đơn giản nhưng bằng tố chất đám tân binh Hán triều lại khó mà làm được, cũng may Minh sớm nghĩ ra thiết lập ngũ trưởng .

Trận hình 50 người cùng hoạt động nhịp nhàng rất khó nhưng chia làm 10 đội, lấy ngũ trưởng làm người cầm nhịp sau đó để mỗi đội tập riêng thì lại không khó lắm .

Hai hàng, mỗi hàng 25 binh lính không được vậy chẳng nhẽ để bọn họ đi tập riêng, chia thành hai hàng mỗi hàng 2 tên binh lính lại còn không tập được ? .

Tập quen thuộc lại ghép phương trận rồi diễn luyện, độ khó lúc đó cũng không còn quá cao .

Chỉ cần có thể phối hợp nhịp nhàng, đám tân binh này tương lai thậm chí sẽ trở nên rất đáng sợ .

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.