Tân Nương Khó Làm

Chương 3: Lễ cập kê



Thời gian thấm thoắt trôi qua, mùng ba chính là ngày lễ cập kê của Ngọc Chi. Toàn thể Đổng gia từ sớm mai đã bắt đầu bận rộn, sáng sớm Ngọc Chi cũng bị lôi dậy để chuẩn bị.

Địa điểm làm lễ được bố trí ở cửa từ đường Đổng gia, phía đông còn được dựng một cái lều tạm, gọi là Đông phòng. Chính giữa sân đặt ba cái ghế, một cái quay về hướng đông, dùng để đặt phục sức cần cho cập kê, hai cái khác thì đặt song song ở vị trí chếch hướng tây một chút, bên trên lót đệm mềm, dùng để làm lễ. Ngoài ra hai bên sân còn bố trí ghế ngồi, là nơi dành cho tân khách, phía sau còn chừa lại vị trí để nhóm nhạc sư tấu khúc.

Phu phụ Đổng viên ngoại hôm nay ăn mặc đặc biệt khác, đứng ở phía đông của bậc thềm trước cửa từ đường chào đón tân khách, nhũ nương đảm nhận vai trò hữu tư bưng khay đứng ở dưới bậc thềm phía tây. Khách khứa lục tục đến rất đông, có điều đều đứng ở ngoài. Đổng viên ngoại thấy thời gian không còn sớm, liền ra hiệu cho nhạc sư bên cạnh tấu nhạc.

Ngọc Chi đã tắm rửa xong, hiện giờ được Thước Nha Nhi dẫn vào phòng thay quần áo bên trong đông phòng thay thải y, an tọa trên chiếc ghế bên cạnh im lặng ngồi chờ. Vị nữ nhi của nhà biểu tỷ Chu thị một thân trang phục thanh nhã ngồi một bên khác, bởi vì cần đến hỗ trợ nên nàng tới sớm hơn mẫu thân một bước, hiện giờ có chút cẩn trọng quan sát Ngọc Chi.

Ngọc Chi mỉm cười với nàng, nhưng trong lòng lại khẽ thở dài. Thực sự làm khó nàng ấy rồi, rõ ràng không thân nhưng lại bị kéo tới làm tán giả.

Bên ngoài truyền tới một hồi xôn xao, thì ra chính tân Dịch thị đã đến. Phu phụ Đổng viên ngoại vội tới nghênh đón, chào hỏi Dịch thị. Dịch thị làm người ôn hòa, cũng cười đáp lễ với hai người, trao đổi vài câu rồi được phu phụ Đổng viên ngoại mời ngồi vào vị trí chính tân. Phu thê Đổng viên ngoại lại mời chư vị khách khứa an tọa, sau đó mới ngồi xuống ghế chủ vị.

Đổng viên ngoại nhìn về phía Dịch thị xin ý kiến, Dịch thị gật đầu, ông liền đứng dậy bước hai bước đến vị trí chính giữa sân, hướng mọi người chắp tay hành lễ nói: “Hôm nay tiểu nữ Ngọc Chi cập kê, đa tạ chư vị thân minh hảo hữu đã đến tham dự.”

Mọi người đều cười đáp lễ, liên tục nói đừng khách khí.

Chào hỏi xong thì cũng bắt đầu làm lễ. Tán giả bước ra trước, rửa tay trong chiếc bồn đặt bên cạnh. Ngọc Chi được Thước Nha Nhi dìu ra ngoài, trên người mặc quần đen áo ngắn viền hồng. Đi tới giữa sân, nàng trước hướng phía nam nơi các vị tân khách hành lễ, kế đó thì ngồi xuống ghế quay mặt về hướng tây. Tán giả cầm lược ngồi bên cạnh nàng, chải tóc cho nàng.

Chải tóc xong thì bắt đầu búi tóc. Dịch thị đứng dậy đi tới phía đông bậc thang từ đường, phu phụ Đổng viên ngoại cũng đứng dậy theo, ở đó có một hạ nhân đang bưng một cái chậu nhỏ, Dịch thị sau khi rửa và lau khô tay, phu thê Đổng viên ngoại hành lễ với bà, Dịch thị đáp lại rồi bước đến trước mặt Ngọc Chi.

Ngọc Chi không có chút ấn tượng nào về người dì họ này, nên hiện thời có hơi tò mò nhìn bà. Dịch thị mặc một thân trang phục màu lam nhạt, tóc búi cao, toát lên nét cao quý. Ngọc Chi chỉ  liếc nhìn liền cúi đầu, vì Dịch thị đưa mắt ra hiệu nàng cúi xuống, tiếp theo thấp giọng bảo nàng: “Ngồi vào vị trí hướng đông.” Ngọc Chi nghe thấy, vội xoay người ngay ngắn hướng về phía đông.

Nhũ nương của Ngọc Chi bưng khay bước lên, trong khay đặt một tấm lụa đen và phát kê, đứng ở sau lưng Dịch thị. Dịch thị thanh thanh cổ họng, cao giọng đọc, “Lệnh nguyệt cát nhật, khởi gia nguyên phục. Bôn nhĩ ấu tư, thuận nhĩ thành đức. Thọ khảo duy kỳ, giới nhĩ cảnh phúc*.” Dứt lời thì cúi người, chải tóc cho Ngọc Chi, dùng tấm lụa đen bao lấy tóc rồi búi lên cho nàng. Làm xong những việc này, Dịch thị đứng thẳng dậy, Ngọc Chi cũng đứng lên, tân khách hai bên đều hướng về phía Ngọc Chi chắp tay chúc mừng, nghi thức “sơ gia” kết thúc.

* Ngày lành tháng tốt, vừa vặn làm lễ. Bỏ đi suy nghĩ lúc ấu thơ, mong con thành người đức độ. Trường thọ cát tường. Thế nên tặng cho con điềm lành hồng phúc.

Tán giả nhận xiêm y cùng màu với tấm lụa từ trong tay nhũ nương, cùng với Ngọc Chi trở lại đông phòng, ở bên trong phòng thay quần áo mặc xiêm y, áo quần trước đó đổi thành áo váy thanh nhã. Ngọc Chi đổi y phục xong lại bước ra, trước tiên hướng quý tân khách hành lễ, sau đó quay về phía phu phụ Đổng viên ngoại quỳ lạy, cảm kích đại ân dưỡng dục của cha mẹ. Vành mắt Đổng viên ngoại liền đỏ lên.

Tiếp đó là nhị gia. Ngọc Chi vẫn như cũ nghiêm chỉnh quay về hướng đông, Dịch thị lại rửa tay lần nữa, cầm cây trâm nhũ nương đưa, đi tới trước mặt Ngọc Chi cao giọng đọc: “Cát nguyện lệnh thần, nãi thân nhĩ phục. Kính nhĩ uy nghi, thục thận nhĩ đức. Mi thọ vạn niên, vĩnh thụ hồ phúc.*” Sau khi hô xong, tán giả tháo búi tóc Ngọc Chi, Dịch thị lại cắm một cây trâm lên. Tán giả hơi giúp chỉnh lại trâm cho Ngọc Chi, Ngọc Chi đứng dậy, cũng tương tự như sơ gia, chư vị quan khách lại chắp tay chúc mừng nàng. Tán giả lại từ trong tay nhũ nương nhận một bộ thâm y vạt gấp tương ứng với trâm cài trên đầu Ngọc Chi, cùng Ngọc Chi tiến vào đông phòng thay đổi.

* Thời khắc tốt đẹp, tặng thêm nón mũ. Hành vi cử chỉ phải đoan chính. Đức hạnh thiện lương cẩn trọng. Trường thọ vạn năm. Vĩnh viễn nhận được hồng phúc.

Sau khi Ngọc Chi bước ra, cũng giống trước đó hướng phía quan khách hành lễ, cho mọi người thấy trang phục của mình, sau đó quay lại hành đại lễ với Dịch thị, tỏ lòng tôn trọng trưởng bối.

Tiếp theo là tam gia, cũng là nghi thức cuối cùng. Ngọc Chi vẫn ngồi quay về phía đông, sau khi Dịch thị rửa tay, từ trong tay nhũ nương nhận lấy mũ thoa, đi đến trước mặt Ngọc Chi cao giọng hô: “Dĩ tuế chi chính, dĩ nguyệt chi lệnh, hàm gia nhĩ phục. Huynh đệ cụ tại, dĩ thành quyết đức. Hoàng cẩu vô cương, thụ thiên chi khánh*.”

*Năm lành tháng tốt, mặc thêm lễ phục. Có huynh có đệ, đều phải đức độ. Mong cho con trường thọ vô cương, nhận được chúc phúc trời ban.

Trong lòng Ngọc Chi đã có hơi mất kiên nhẫn, mấy câu hô này đúng thật cứng nhắc, hoàn toàn không thay đổi. Nàng rõ ràng không có huynh đệ tỷ muội, nhưng vẫn nói anh em đủ đầy. Dù biết lễ nghi từ xưa đến nay đều là vậy, nhưng lễ cài trâm này thực sự có chút nhàm chán vô vị, ấy vậy mà bản thân còn phải cung cung kính kính không thể lộ ra chút sai sót, toàn bộ quá trình đều mệt chết người.

Tán giả lại gỡ trâm cài cho Ngọc Chi, để Dịch thị đội thoa mũ cho nàng, tán giả lại hơi sửa lại mũ cho ngay ngắn. Ngọc Chi đứng dậy, chư vị quan khách cuối cùng một lần nữa hướng nàng chắp tay chúc mừng. Lần này tán giả nhận từ tay nhũ nương bộ lễ phục váy dài, cùng với Ngọc Chi vào đông phòng thay đổi. Sau khi Ngọc Chi từ đông phòng bước ra, lần này là hướng tấm quải đồ ở giữa sân hành đại lễ, biểu thị tuân theo tổ huấn, cung kính hiếu thuận, trung thành vì nước.

Tiếp theo Dịch thị đứng quay về phía tây, tán giả bưng rượu ngọt, dìu Ngọc Chi quay mặt về phía bắc, Dịch thị bước tới trước mặt Ngọc Chi đọc lời nguyện cầu: “Cam lễ duy hậu, gia tiến lệnh phương. Bái thụ tế chi, dĩ định nhĩ tường. Thừa thiên chi hưu, thọ khảo bất vong.*”

*Rượu ngọt thơm hương, tế phẩm tốt đẹp để tế bái tổ tiên, sẽ gặp được điềm lành. Nhận được mỹ đức trời ban. Trường thọ vĩnh viễn bình an.

Ngọc Chi bái lạy nàng, nhận chung rượu ngọt trở về chỗ quỳ xuống, tưới rượu xuống đất rồi nâng ly rượu nhấp môi tượng trưng. Nhũ nương bưng tới chén cơm, nàng cũng chỉ ăn một miếng tượng trưng, sau đó lại bái lạy Dịch thị, đứng dậy bước tới phía đông chỗ bậc thang từ đường.

Tiếp theo cần đặt tên tự cho Ngọc Chi. Ngọc Chi vốn là nhũ danh của nàng, trước giờ vẫn luôn dùng làm tên, không thay đổi. Dịch thị quay về phía đông, phu thê Đổng viên ngoại là chủ nhân, đứng dậy quay về hướng tây, nghe Dịch thị hô: “Lễ nghi kí bị, lệnh nguyệt cát nhật, chiêu cáo nhĩ tự. Viên tự khổng gia, mao sĩ du nghi. Nghi chi vu giả, vĩnh thụ bảo chi, gọi là Ngọc Chi.”

Ngọc Chi lập tức đáp lời: “Ngọc Chi dù ngu ngốc, nhưng sẽ luôn cung kính khắc ghi.”

Bước này hoàn thành, Ngọc Chi bước lên quỳ gối trước mặt phu thê Đổng viên ngoại, cúi đầu nghe lời dạy bảo.

Đổng viên ngoại mắt hoe đỏ nói: “Con à, sau này thành người lớn rồi, không thể giống như trước muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, bất cứ chuyện gì cũng phải suy nghĩ thật kỹ.”

Chu thị liếc mắt trách Đổng viên ngoại, “Người chàng nói đâu phải Ngọc Chi nhà chúng ta, Ngọc Chi có khi nào giống lời chàng nói đâu chứ?” Bà kéo tay Ngọc Chi, cười bảo: “Ngọc Chi, sau này chuyện gì cũng phải suy tính cho kỹ, rất nhiều việc đều phải tự mình quyết định.”

Ngọc Chi im lặng lắng nghe, trong lòng thầm nói: Con muốn tự quyết định hôn sự của mình, không biết có được không vậy. Có điều vừa nghe hai người nói xong, nàng cũng lập tức đáp lại bằng câu trả lời trăm ngàn năm qua không đổi kia: “Nữ nhi dù ngu ngốc, nhưng sẽ luôn cung kính khắc ghi!” Sau đó lại bái lạy hai người, tiếp theo đứng lên chắp tay, đáp tạ dì họ, nhũ nương, tán giả và quan khách có mặt, mọi người cũng gật đầu đáp lễ.

Lúc này mới coi như hoàn tất nghi thức. Ngọc Chi và phu phụ Đổng viên ngoại đứng song song, chư vị quan khách đồng thời đứng dậy, Đổng viên ngoại hướng mọi người chắp tay nói: “Lễ cập kê của tiểu nữ Ngọc Chi đã xong, đa tạ chư vị thân hữu đã nể mặt tham dự!” Mọi người ai nấy đều cười đáp lễ, tiếng chúc mừng không dứt.

Trên mặt Ngọc Chi vẫn duy trì nụ cười đoan trang, nhưng trong lòng lại thầm thở phào một hơi, cuối cùng cũng xong. Nhưng sắp tới nàng sẽ lại không thư thả nữa, bởi vì qua cập kê thì cũng sắp đến hôn sự với Văn gia.

Nghĩ tới đây, trái tim Ngọc Chi vừa mới nhẹ nhõm đôi chút lại trầm xuống.

Lễ cập kê:

Lễ thành niên của nữ tử Hán tộc, là một trong những lễ tục thời cổ đại, thường được gọi là “Thượng đầu”, hay “Thượng đầu lễ”. Kê, tức là trâm. Bắt nguồn từ thời nhà Chu, quy định nữ tử quý tộc sau khi định hôn, trước khi gả đi sẽ thực hiện lễ cập kê. Thông thường sẽ tiến hành vào lúc mười lăm tuổi, nếu như vẫn luôn chưa định được hôn sự thì đến năm hai mươi mốt tuổi sẽ thực hiện lễ cập kê. Trong lễ cập kê, nhận trâm cài sẽ thực hiện nghi thức đổi kiểu tóc thưở nhỏ thành kiểu búi, cuối cùng là dùng vải đen bao búi tóc lại, sau đó là dùng trâm (lễ vật đính hôn) búi tóc. Chủ trì lễ cập kê là nữ giới trong gia đình, nữ tân được mời tới sẽ giữ nhiệm vụ thêm trâm cài cho thiếu nữ, biểu thị nữ tử đã thành niên có thể gả đi. Nữ tử quý tộc sau khi nhận trâm, thông thường sẽ phải tiếp nhận giáo dục thành nhân tại trường công hay tôn thất, lấy “phụ (ở đây chỉ phụ nữ) ĐỨC, phụ DUNG, phụ CÔNG, phụ NGÔN”, chính là cụ thể về cách đối nhân xử thế mà người vợ/người con dâu cần có, cùng với lễ độ phẩm đức đối đãi với anh/em chồng, và nữ công gia chánh…

1) Tuổi cập kê: Mười lăm

2) Ngày tiến hành lễ cập kê: Mùng ba tháng ba âm lịch – Tiết nữ nhi (Tiết Thượng Tị)

3) Các vấn đề cần chú ý

– Những người tham gia làm lễ: Tân, Hữu ti, Tán giả đều do nữ giới phụ trách. Địa điểm hành lễ là đường thất (nhà chính)

– Gia kê (thêm trâm cài): tương tự với lễ thành niên (đội nón) của nam tử, cũng có tam gia (thêm ba), nhị gia (thêm hai)… Quan (nón) trâm đều được bày trong mâm, bên trên phủ khăn, do Hữu ti chủ trì. Tam gia của nam tử gồm có CÂN (khăn), MẠO (nón mũ), PHỐC ĐẦU (khăn vấn đầu), nữ tử thì gồm cả khăn lẫn trâm.

4) Trình tự tiến hành lễ cập kê

– Định ngày

– Định Tân: Xác định người thực hiện nghi lễ, dùng thiệp mời hoặc các loại phương pháp liên lạc khác. Về phần Chính Tân, sẽ do phụ mẫu đích thân đến mời trước ba ngày (hoặc muộn nhất là trước một ngày)

Những người thực hiện nghi lễ gồm có:

Người cập kê;

Chủ nhân – thông thường là phụ mẫu của nữ tử cập kê;

Chính tân – nữ trưởng bối tài đức;

Hữu ti (1 người) – Giữ vai trò bưng khay cho người cập kê;

Tán giả (1 người) – hỗ trợ Chính tân làm lễ, thông thường sẽ là bạn tốt hoặc tỷ muội của nữ tử cập kê

Quan khách tham dự


Vật dụng chuẩn bị: Lễ đường, lễ phục, lễ khí, nhạc cụ…

[Lễ đường]: thời cổ đại thường tiến hành tại từ đường, ngoài ra ở phía đông chính đường còn cần dựng một phòng nhỏ, gọi là “Đông phòng”.

[Lễ phục] gồm có:

1. Thải y; là y phục mà trẻ em mặc trước khi chưa làm lễ. Căn cứ theo tài liệu quan lễ: kiểu dáng là áo ngắn và quần, dùng vải màu đen may, viền màu đỏ thẫm.

2. Sơ gia: Búi tóc và khăn lụa,váy áo ngắn màu trắng, làm trung y. Mép y phục không có hoa văn, đai lưng thông thường dùng vải mỏng.

3. Tái gia: Cài trâm, váy xếp thâm y.

4. Tam gia: thoa (trâm) quan (mũ). Lễ phục áo tay rộng váy dài chính thức, kiểu trên áo dưới váy. Trang sức là ngọc bội… Thứ tự sắp xếp y phục: theo trình tự chia ra xếp, y phục hướng đông, từ bắc sang nam theo thứ tự chỗ ngồi, ghế đặt trong sân phía đông; còn có trang sức, do Hữu ti bày trong khay, đứng ở phía tây sân làm lễ, mặt hướng về nam, thứ tự từ đông sang tây, lần lượt là: búi tóc, cài trâm, thoa kế (búi tóc cài thoa)

[Lễ khí]

1. Rượu ngọt (1 chung)

2. Cơm (1 phần)

3. Bàn nhỏ (1 cái)

4. Ghế/Chiếu (3 cái): 1 cái đặt ở phía đông lễ đường, dùng để đặt 3 bộ y phục cần thay. 2 cái khác đặt song song chính giữa lễ đường chếch về phía tây, trên lót nệm (dùng để quỳ)

5. Chậu rửa tay (1 cái)

6. Lò hương, hương

7. Bản đồ treo tường (1 tấm)

8. Ghế hoặc đệm ngồi cho khách tham dự…


[Âm nhạc]

[Trình tự tiến hành lễ]

1. Nghênh tân: chủ nhân đứng ở bậc thềm phía đông đợi tân khách; Hữu ti bưng khay đứng ở bên dưới thềm phía tây; khách khức đứng ở bên ngoài lễ đường; nữ tử cập kê (sau khi tắm rửa xong), thay xong thải y và thải hài, ngồi ở Đông phòng (phòng thay đồ) chờ; Âm nhạc diễn tấu bắt đầu.
  1. Vào chỗ: có trình tự rõ ràng. Chính tân đến, phụ mẫu tiến lên nghênh đón. Sau khi đôi bên chào nhau theo lễ nghi thì vào trong lễ đường, Chính tân ngồi xuống vị trí Chủ tân; khách khứa ngồi vào ghế quan khách; sau khi tân khách đều ngồi xuống thì chủ nhân mới ngồi vào ghế chủ nhân.
  2. Bắt đầu làm lễ: chủ nhân (phụ mẫu) đứng dậy, chào hỏi đơn giản.
  3. Người làm lễ vào chỗ: tán giả đi ra trước, dùng chậu rửa tay, đứng ở thềm tây; người làm lễ bước ra, tới chính giữa lễ đường, mặt quay về nam, hướng tân khách hành lễ. Sau đó ngồi (hoặc quỳ) xuống vị trí người cập kê, mặt hướng về phía tây. Tán giả chải tóc, sau đó để lược lên ghế/chiếu phía nam.
  4. Tân quán: tức là Chính tân rửa tay chuẩn bị. Chính tân đứng dậy trước, sau đó chủ nhân đứng theo. Chính tân đứng dưới bậc thềm phía đông rửa tay, lau khô. Sau khi chào hỏi lẫn nhau thì chính tân và chủ nhân đều tự trở về vị trí ngồi xuống.
  5. Sơ gia: Người làm lễ hướng về phía đông ngồi xuống; Hữu ti bưng khăn và phát kê (búi tóc), Chính tân bước tới trước mặt người cập kê: cao giọng ngâm nga lời chúc mừng: “Lệnh nguyệt cát nhật, thủy gia nguyên phục. Khí nhĩ ấu chí, thuận nhĩ thành đức.” Sau đó ngồi xuống (hoặc quỳ) chải đầu búi tóc cho người cập kê, kế đó đứng dậy, trở về vị trí cũ. Tán giả làm động tác chỉnh sửa tóc cho người cập kê. Người cập kê đứng dậy, khách khứa chúc mừng. Người cập kê trở lại Đông phòng, tán giả nhận y phục từ tay Hữu ti, vào trong đổi váy áo ngắn màu trắng phù hợp với kiểu tóc búi.
  6. Nhất bái: sau khi người cập kê thay xong quần áo ra khỏi phòng, hướng về phía tân khách chào. Sau đó quay mặt về phía phụ mẫu, hành lễ quỳ bái. Đây là lần cúi lạy đầu tiên, biểu thị cảm tạ công ơn dưỡng dục của phụ mẫu.
  7. Nhị gia: Người cập kê ngồi quay mặt về phía đông; Chính tân lại rửa tay, rồi trở về vị trí; Hữu ti dâng lên trâm cài, Chính tân nhận lấy, bước tới trước mặt người cập kê, cao giọng ngâm nga: “Cát nguyệt lệnh thần, nãi thân nhĩ phục. Kính nhĩ uy nghi, thục thận nhĩ đức. Mi thọ vạn niên, vĩnh thụ hồ phúc.” Tán giả gỡ búi tóc cho người cập kê. Chính tân quỳ xuống, cài trâm cho người cập kê, sau đó đứng dậy trở lại vị trí. Tán giả làm động tác sửa trâm tượng trưng cho người cập kê. Quan khách chúc mừng. Người cập kê trở lại Đông phòng, tán giả nhận y phục hỗ trợ, vào đông phòng giúp thay váy xếp thâm y phù hợp với kiểu tóc.
  8. Nhị bái: Người cập kê thay xong y phục ra chào quan khách. Sau đó quay mặt về phía Chính tân hành lễ bái lạy. Đây là lần quỳ bái thứ hai, biểu thị tấm lòng kính trọng đối với trưởng bối.
  9. Tam gia: Người cập kê ngồi quay mặt về phía đông; Chính tân lại rửa tay, sau đó trở về vị trí; Hữu ti dâng lên thoa quan, Chính tân nhận lấy, bước tới trước mặt người cập kê, cao giọng ngâm nga: “Dĩ tuế chi chính, dĩ nguyệt chi lệnh, hàm gia nhĩ phục. Huynh đệ cụ tại, dĩ thành quyết đức. Hoàng cẩu vô cương, thụ thiên chi khánh.” Tán giả gỡ trâm cho người cập kê. Chính tân quỳ xuống, cài thoa mũ cho người cập kê, sau đó đứng dậy về vị trí. Tán giả giúp người cập kê chỉnh sửa lại. Tân khách chúc mừng. Người cập kê về Đông phòng, tán giả giúp nhận y phục, trở vào phòng hỗ trợ thay áo tay rộng và váy dài lễ phục cho hợp với kiểu tóc.
  10. Tam bái: người cập kê sau khi mặc áo váy lễ phục, cài thoa mũ bước ra, hướng tân khách chào hỏi, sai đó mặt hướng về họa đồ, hành lễ quỳ bái. Đây là lần quỳ lạy thứ ba, biểu thị tiếp nhận ý chí đáp đền tổ quốc truyền thừa bao đời.
  11. Bày rượu: Hữu ti thu dọn vật dụng cập kê, ở vị trí phía tây bày rượu ngọt. Chính tân chào hỏi mời người cập kê vào vị trí. Người cập kê đứng ở mép phía tây, mặt quay về phía nam.
  12. Dâng rượu: Chính tân hướng về phía tây, tán gia dâng rượu, người cập kê xoay về phía bắc, Chính tân nhận rượu ngọt, đi tới trước mặt người cập kê, hô: “Cam lễ duy hậu, gia tiến lệnh phương. Bái thụ tế chi, dĩ định nhĩ tường. Thừa thiên chi hưu, thọ khảo bất vong.”Người cập kê quỳ bái, nhận rượu. Chính tân đáp lễ. Người cập kê vào chỗ, quỳ xuống đem rượu đổ một ít trên đất để tế rượu. Sau đó nhấp môi tượng trưng, rồi đặt rượu lại trên ghế/chiếu, Hữu ti dâng cơm, người cập kê nhận lấy, ăn một miếng tượng trưng. Người cập kê lạy, Chính tân đáp lễ. Người cập kê đứng dậy rời chỗ, đứng ở mé đông thềm tây, mặt hướng phía nam.
  13. Tự người cập kê: Chính là đặt tên tự cho người cập kê. Chính tân đứng dậy hướng về phía đong. Chủ nhân đứng dậy hướng về phía tây. Chính tân đặt tên tự cho người cập kê, hô: “Lễ nghi kí bị, lệnh nguyệt cát nhật, chiêu cáo nhĩ tự. Viên tự khổng gia, mao sĩ du nghi. Nghi chi vu giả, vĩnh thụ bảo chi, viết x x phủ.” Người cập kê đáp lại. Người cập kê hướng Chính tân hành lễ, chính tân đáp lễ rồi về chỗ.
  14. Nghe dạy dỗ: Người cập kê quỳ trước mặt phụ mẫu, để phụ mẫu tiến hành dạy dỗ. Nội dung cụ thể tùy theo mỗi người. Người cập kê im lặng lắng nghe, sau khi phụ mẫu nói xong thì đáp: “Con cái mặc dù ngu ngốc, nhưng không dám không nghe!” rồi làm lễ bái lạy phụ mẫu.
  15. Người cập kê cảm tạ: Chính là người cập kê hành lễ với những người tham gia làm lễ để biểu thị lòng biết ơn. Người cập kê đứng ở giữa lễ đường, hành lễ trước sau: Chính tân, khách nhân, âm nhạc, hữu ti, tán giả, quan khách đến xem, phụ mẫu. Người nhận lễ hơi gật đầu tỏ ý đã nhận.
17. Lễ xong: người cập kê và phụ mẫu đứng song song, tất cả mọi người đứng dậy. Phụ mẫu quay về phía toàn thể người tham gia lễ tuyên bố: Lễ cập kê của tiểu nữ đã xong, cảm tạ chư vị thân hữu đã nhiệt tình tham dự! Rồi cùng với người cập kê hành lễ biểu thị lòng cảm tạ đối với mọi người…………..Tán giả hữu ti bằng hữu…trước tiên có thể ở lại hỗ trợ dọn dẹp lễ đường. Cuối cùng, lễ cập kê kết thúc.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.