Thập Niên 60: Cuộc Sống Mỹ Mãn Của Vợ Trước Lót Đường Trong Niên Đại Văn

Chương 16



Kiều Vi ngồi xổm xuống: “Con tự gấp chăn à?”
“Vâng!”
Kiều Vi sờ đầu cậu bé: “Tương Tương thật giỏi.”
Cô lại nhớ ra và hỏi: “Buổi sáng ai mặc quần áo cho con? Bố sao?”
Cô thức dậy muộn, khi tỉnh dậy, Nghiêm Tương đã tự chơi một mình, quần áo cũng đã chỉnh tề. Kiều Vi nghĩ có lẽ Nghiêm Lỗi đã mặc cho thằng bé?
Nghiêm Tương ngẩng khuôn mặt nhỏ lên nói: “Con tự mặc.”
Rất kiêu ngạo.
Kiều Vi không biết một đứa trẻ ở độ tuổi này sẽ phát triển đến mức nào. Có vẻ tất cả trẻ con đều bắt đầu học cách tự mặc quần áo và cài cúc quần áo khi vào mẫu giáo? Trước kia cô đã từng xem mấy đoạn phim rất dễ thương về những đứa trẻ mẫu giáo thi cài cúc.
Trong ấn tượng của cô, quân đội có nhà trẻ, nhưng những gia đình như nhà họ Nghiêm hay nhà họ Triệu, nơi người vợ không ra ngoài làm việc, đều không gửi con đến nhà trẻ. Họ đều ở nhà chăm sóc con cái.
Thành phố lớn có nhiều nhà xưởng, nhiều gia đình công nhân viên chức. Tuy nhiên, kinh tế ở những địa phương nhỏ kém phát triển, lại không giống phụ nữ nông thôn phải làm việc đồng áng để kiếm điểm lao động, có rất nhiều bà nội trợ.
Gia đình quân nhân nhập ngũ đều là người nhà của cán bộ bộ đội, người chồng kiếm được nhiều tiền hơn, cũng không để ý nhiều đến việc vợ có kiếm được tiền lương hay không.
Vì vậy, Nghiêm Lỗi không nghĩ việc Kiều Vi ở nhà làm nội trợ mà không đi làm là có vấn đề gì.
Trong sân còn một chậu quần áo bẩn chưa giặt. Kiều Vi lại xoa đầu Nghiêm Tương, khen ngợi mấy câu rồi đứng dậy đi giặt quần áo.
Bây giờ trong gia đình này, Nghiêm Lỗi phụ trách kiếm tiền nên Kiều Vi phải đảm đương việc nhà, đó là chuyện đương nhiên.
Kiều Vi tìm một cái chậu và ván giặt đồ, cầm ghế gấp nhỏ ngồi xuống cạnh giếng nước giặt quần áo. Sau khi giặt xong một chậu quần áo, cánh tay và eo của cô đều đau nhức.
Trước đây cô chỉ từng thấy kiểu giặt tay này trong phim truyền hình, diễn trong phim truyền hình thì rất nhẹ nhàng, nhưng cô không biết nó lại đòi hỏi nhiều thể lực như vậy.
Miễn cưỡng giặt quần áo xong, cô không thể vắt được, dù sao sân nhà mình cũng là nền đất nên cô phơi luôn đồ ướt lên.
Sau đó Kiều Vi trở về phòng, lập tức nằm bò lên giường.
Nghiêm Tương đi vào nhìn cô: “Mẹ, mẹ làm sao vậy?”
“Kiệt sức.” Kiều Vi yếu ớt nói.
Nghiêm Tương: “?”
Kiều Vi thở dài: “Giặt quần áo mệt đến mức không cử động được tay.”
“Sao không đợi bố về giặt?” Đôi mắt của đứa bé chớp chớp, lông mi rung rung.
“Hả?” Kiều Vi cứng cổ.
Sàng lọc trí nhớ một chút.
Thực sự là phiền phức, ký ức cũng có mạnh có yếu. Trong ký ức nguyên chủ để lại, ký ức về người chồng chính quy là Nghiêm Lỗi thuộc loại mờ nhạt nhất. Chính là kiểu không muốn nhớ đến anh một chút nào.
Phải có một yếu tố kích hoạt tương đối mạnh mẽ hoặc chủ động nhớ lại mới có thể nghĩ ra được.
Sau khi sàng lọc, đúng là vậy, thì ra trước kia chuyện giặt quần áo trong nhà đều là Nghiêm Lỗi làm.
Nguyên chủ chủ yếu giặt một số đồ nhỏ, những cái lớn quá tốn công sức thì cô ấy không làm, dù sao thời đại này cũng chưa có máy giặt. Việc nặng và bẩn thỉu trong nhà đều là do Nghiêm Lỗi phụ trách.
Thiện cảm của Kiều Vi dành cho Nghiêm Lỗi lại tăng lên.
“Mẹ, mẹ có muốn uống chút nước không?” Nghiêm Tương săn sóc hỏi.
“Ừ ~” Kiều Vi làm nũng với Nghiêm Tương.
Nghiêm Tương lập tức đi ra ngoài, ôm một chiếc cốc tráng men màu trắng trong tay đi vào: “Đây ạ!”
Kiều Vi nắm lấy tay Nghiêm Tương, uống nửa ly nước sôi để nguội.
Tuy là con trai tiếp nhận nửa chừng nhưng thực sự là một đứa trẻ chu đáo lại đỡ lo!
Kiều Vi không hề keo kiệt lời khen chút nào, cô không chỉ khen ngợi Nghiêm Tương mà còn bày tỏ sự vui mừng và biết ơn đối với hành vi chu đáo của cậu bé.
Bộ ng.ực nhỏ của Nghiêm Tương phồng lên, đôi mắt đen lúng liếng càng trở nên sáng ngời.
Có một đứa con như vậy, dù Lâm Tịch Tịch có trở thành mẹ kế cũng sẽ không cần lo lắng. Có thể làm một người mẹ kế tốt, thanh danh vang dội khắp làng trên xóm dưới cũng không phải là chuyện lạ.
Nhà của đoàn trưởng Triệu.
Lâm Tịch Tịch ngập ngừng nói với chị Dương: “Mợ ơi, sao cháu lại nghe nói vợ đoàn trưởng Nghiêm không phải là đi thăm họ hàng?”
Nhà chị Dương đông người, lại có đủ thứ việc nên rất bận rộn, chị ta nghe vậy, cầm chậu lạ lùng hỏi: “Không đi thăm họ hàng thì đi đâu?”
Lâm Tịch Tịch đỡ chị ta, khẽ nói: “Cháu nghe người ta nói… là dì ấy bỏ nhà đi theo trai.”
Chị Dương suýt làm đổ cái chậu trên tay.
“Thế không phải là nói linh tinh à?” Chị ta mắng Lâm Tịch Tịch: “Nói vậy mang tiếng người ta đấy!”
Lâm Tịch Tịch nói: “Cháu cũng chỉ nghe người khác nói thôi.”
“Ai lắm mồm đồn bậy đồn bạ thế?”
“Cháu không biết, cháu chỉ nghe hai chị vừa đi vừa nói chuyện trước mặt cháu lúc đi mua thức ăn thôi. Cháu nghe vậy chứ cũng không biết họ là ai, cháu còn chẳng nhận được mặt họ ấy chứ.” Lâm Tịch Tịch chối ngay.
Chị Dương trợn mắt: “Hôm qua Tiểu Kiều mới về, mợ thấy Tiểu Nghiêm vẫn ổn, không có vẻ gì là cãi nhau cả. Hôm nay trông Tiểu Kiều có vẻ vui lắm, chuyện này là không thể nào. Đừng có không biết rồi đồn bậy đồn bạ.”
“Nhưng mà…”
“Nhưng cái gì, với tính tình của Tiểu Kiều, nếu cô ấy trốn đi thật rồi bị Tiểu Nghiêm tìm về, cô ấy sẽ không dám ra gặp ai mười ngày nửa tháng luôn ấy chứ, mặt phải như đàn bà góa chồng ấy, mợ thấy không giống đâu.”
Trông vợ của đoàn trưởng Nghiêm thoải mái lắm, giống như đi thăm họ hàng về thật. Chị Dương không tin khi nghe người ta nói cô bỏ nhà theo trai đâu.
“Cháu ngậm miệng vào, cậu cháu mà nghe được cháu nói linh tinh là rút dép ra vả ngay đấy.”
Lâm Tịch Tịch thật sự không có chứng cứ gì, chỉ có thể hậm hực im miệng.

Lúc đi ra sân, lại thêm một chậu quần áo to đùng nữa. Mợ của cô ta tiếc của không cho cô ta giặt bằng xà phòng mà phải dùng chày gỗ đập, mệt chết đi được.
Thời đại không có máy giặt đúng là vất vả.
Ban đầu Lâm Tịch Tịch muốn tạo dựng hình tượng hiền huệ chăm chỉ, chuẩn bị làm vợ hai của Nghiêm Lỗi tương lai xán lạn càng sớm càng tốt, nhưng bây giờ Kiều Vi vẫn chưa chết.
Cô ta mím môi.
Không ai có thể phá hỏng con đường làm giàu của cô ta.
Cho dù Kiều Vi kia cũng sống lại thì cũng chỉ là một cô gái mới hai mươi tuổi đầu, làm sao đấu với cô ta được?
Kiều Vi nghỉ ngơi một lát, xoa bóp cánh tay đau nhức rồi lại đấm lưng, sau đó ngồi vào bàn làm việc, mở ngăn kéo ra.
Sáng nay lúc lấy tiền, cô thấy trong ngăn kéo có rất nhiều thư từ chưa mở.
Cô nhặt bừa một xấp lên mở ra xem, quả nhiên là thư do kỹ thuật viên viết cho Kiều Vi Vi.
Đọc qua một lúc, Kiều Vi suýt thì chua ê hết cả răng.
Hở ra là Mussorgsky nói, hở ra là chồng này chồng nọ. Tuy không thể nói là nghìn năm văn vở, đúng là sinh viên đại học thời đại này cũng có chút văn thơ, nhưng chắc chắn có thể nói đây là công đực xòe đuôi.
Con xòe rất ác nữa.
Khóe miệng Kiều Vi giật giật.
Nhưng mà nguyên chủ Kiều Vi Vi lại thích kiểu này. Ký ức về những lá thư này thật phong phú và đặc sắc, rõ ràng và mạnh mẽ hơn ký ức về Nghiêm Lỗi nhiều.
Giống như một dòng suối ngọt ngào, nó nuôi dưỡng cuộc sống ù lì của nguyên chủ, khiến cô ấy tưởng như mình đã tìm được tri kỉ, điên cuồng vì tình yêu.
Kiều Vi nhớ rằng những lá thư này từng được xếp rất ngay ngắn, còn được buộc lại bằng dây chun.
Bây giờ chúng nằm rải rác như thế này, không cần phải nói cũng biết chắc chắn là Nghiêm Lỗi đã mở hết ra xem rồi. Sự bừa bộn trong ngăn kéo đã thể hiện sự tức giận của anh lúc đó.
Kiều Vi lôi hết đống thư ra, lấy cả giấy viết thư và phong bì ra luôn. Sau khi chắc chắn không còn sót cái gì nữa, cô nhấc nắp bếp lò ngoài hiên lên.
Lúc đậy nắp, than tổ ong bên trong cháy rất chậm, ở trạng thái “bất diệt” và tiêu hao rất ít.
Ngay khi nắp được mở, một lượng lớn oxy tràn vào, ngọn lửa lập tức bùng lên, dễ sử dụng hơn bếp đất đốt bằng củi nhiều.
Kiều Vi ném hết đống thư vào trong, lửa lập tức lan tới, nuốt chửng mọi giấy tờ và chữ viết.
Nghiêm Tương đứng một bên hỏi: “Có đun nước không ạ?”
Ngược lại đã nhắc nhở Kiều Vi. Uống nước đun sôi để nguội rất phiền, phải đun sôi nước lên rồi lại để nguội. Buổi sáng khi cô tỉnh dậy thì trên bàn đã có vài bình nước đun sôi để nguội, nhiều hơn tối qua, hẳn là sáng sớm Nghiêm Lỗi đã đun nước để nguội rồi mới đi.
Cô đi lấy một ấm nước đặt lên bếp, cẩn thận dặn dò Nghiêm Tương: “Con đừng đụng vào nhé, bếp và ấm nước đều rất nóng, đừng để bị bỏng.”
Nghiêm Tương ngoan ngoãn đồng ý.
Kiều Vi quay lại phòng sách, nhìn Nghiêm Tương đang chơi một mình bên ngoài. Loại nhà có sân này tốt thật, đóng cổng vào là trẻ con có thể chơi trong sân, người lớn có thể nhìn ra bên ngoài qua cửa sổ, không sợ nguy hiểm cũng không sợ bị lạc.
Kiều Vi lấy trong ngăn kéo ra một chồng giấy viết thư trắng, loại có chữ “Quân đội” trên đó. Cô chống bút, suy nghĩ một lúc rồi bắt đầu vẽ.
Cô phải sắp xếp lại một số chuyện mà cô cần phải cân nhắc cho cuộc sống mới của mình.
Tới khi vẽ xong, cô ngẩng đầu nhìn ra ngoài cửa sổ.
Xung quanh rất yên tĩnh, chỉ có tiếng ve sầu đang kêu phía xa xa, không có tiếng ô tô gầm rú.
Nghiêm Tương là một đứa trẻ cực kỳ trầm tính, cậu bé tự ngồi dưới đất chơi một mình, sẽ không luyên thuyên như những đứa trẻ khác. Cậu bé lặng lẽ cầm một đống sỏi rải tới rải lui trên sân.
Thời gian chầm chậm trôi đi, tựa như không việc gì phải vội vã cả.
Có lẽ thời đại này chính là như vậy…
Căn nhà Ô Ngõa mấy gian, trong sân có một đứa trẻ.
Quần áo trên dây phơi bay phần phật trong gió.
Cô vẫn còn cơ thể trẻ trung và khỏe mạnh.
Giờ phút này, Kiều Vi cảm thấy vô cùng hài lòng với cuộc sống trước mắt: Cô không phải bôn ba vì mấy đồng bạc lẻ, cũng không đau ốm triền miên sắp chết, nửa đêm nằm đếm bước chân của y tá trên hành lang, tính xem khi nào cuộc đời mình sẽ kết thúc.
Nghiêm Tương ngẩng đầu nhìn mặt trời, đứng dậy chạy tới dưới cửa sổ, kiễng chân với lên bệ cửa sổ: “Mẹ ơi, trưa nay chúng ta ăn gì thế?”
“Ồ? Mấy giờ rồi?” Kiều Vi đi đến phòng khách nhìn đồng hồ vai bò 555 trên bàn: “Đã hơn mười một giờ rồi à.”
Nước bên ngoài cũng đã sôi sùng sục. Kiều Vi dùng giẻ lót tay xách ấm nước bỏ xuống dưới gầm bàn nhỏ cho nguội bớt rồi dùng ghế gỗ chặn lại để trẻ con chạy qua không va vào kẻo lại bỏng.
Bếp lò đậy kín, lửa cháy âm ỉ, Kiều Vi xắn tay áo lên, đeo tạp dề chuẩn bị nấu cơm.
Nồi cơm là loại nồi nhôm tròn nhỏ. Sau khi vo gạo, không có vạch chia như nồi cơm điện hay cốc đong nên Kiều Vi dùng cách đo bằng ngón tay nổi tiếng của Trung Quốc… nước không quá một đốt ngón tay là được.
Nhắc mới nhớ, cô biết chiêu này qua một talkshow nước ngoài. Dù sao từ khi cô có thể nhớ được trong nhà đã dùng nồi cơm điện rồi.
Nồi cơm nấu trên bếp gang.
Rau thì rửa trong chậu nhôm lớn bằng nước giếng dùng gầu múc kéo bộ.

— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.