Thập Niên 60: Cuộc Sống Mỹ Mãn Của Vợ Trước Lót Đường Trong Niên Đại Văn

Chương 21



Ngoài hai cô con gái thì đoàn trưởng Triệu còn có ba cậu con trai.
Anh ta trả lời: “Bọn nhỏ về trước rồi. Chúng không ở lại đây được. Thật là, nếu mấy đứa nhà tôi mà ngoan ngoãn yên tĩnh bằng một nửa Nghiêm Tương thì chị dâu cô sẽ đi thắp hương cảm tạ tổ tiên cho xem.”
Đang trò chuyện, Nghiêm Tương bỗng đứng dậy, chạy đến ôm lấy chân Kiều Vi rồi reo lên vui vẻ: “Mẹ!”
Lâm Tịch Tịch cũng đứng dậy theo.
Đoàn trưởng Triệu liếc cháu gái mình.
Người trẻ thế hệ sau có lẽ không biết, nhưng ở thời đại này, thậm chí kéo dài đến thập niên tám mươi chín mươi, những cô gái xuất thân từ nông thôn như Lâm Tịch Tịch lên thành phố sống cùng họ hàng, mặc nhiên họ đều trở thành người giúp việc. Nếu gia đình đó thuê giúp việc ở bên ngoài mà không phải họ hàng từ quê lên, ít nhiều sẽ bị bàn tán sau lưng.
Và nếu đã chọn người thân làm giúp việc thì họ hàng thân thiết sẽ được ưu tiên hơn. Thân là cháu gái ruột của đoàn trưởng Triệu, Lâm Tịch Tịch có trách nhiệm làm việc nhà và trông nom các em, đây cũng là việc mà cô ta nên làm.
Đoàn trưởng Triệu cũng như Anh Tử, đều chỉ muốn nhìn Kiều Vi từ xa chứ không muốn đến gần. Ai ngờ hôm nay cô lại đưa bé Năm ra ngoài trước.
Lâm Tịch Tịch tắm rửa xong từ sớm, lại không để ý đến Anh Tử và bé Năm, càng không thèm đoái hoài giúp mợ mình chăm nom hai đứa trẻ. Nghĩ đến đây, đoàn trưởng Triệu không khỏi nảy sinh bất mãn với cháu gái.
Tâm hồn tuổi trung niên như Lâm Tịch Tịch sao lại không hiểu rõ chuyện này chứ, nhưng cô ta có mục tiêu lớn lao hơn cần phải ưu tiên, chính là “làm vợ quan chức” hòng thay đổi cuộc đời mình. Cho nên cô ta không để tâm đến những chuyện vụn vặt kia.
Cô ta quay đầu sang chỗ khác, giả vờ không thấy.
Nghiêm Tương lấy từ trong túi ra một viên gạch khảm: “Mẹ, mẹ nhìn nè!”
“Con lấy được rồi sao?” Kiều Vi mỉm cười: “Bé Năm cũng lấy được nhiều lắm đó.”
Nghiêm Tương vui vẻ đáp lại: “Anh Cương Tử lấy giúp con đó. Anh Cương Tử cũng giúp con chọn ra mấy miếng rất đẹp.”
Đoàn trưởng Triệu bật cười: “Cô xem, mấy đứa nhóc sắp đào hết sàn phòng tắm rồi.”
Thấy Kiều Vi đi ra, Nghiêm Lỗi nói: “Đi thôi.”
Hai người chào tạm biệt đoàn trưởng Triệu rồi rời đi, khung cảnh giống hệt như lúc họ đến, hai người hai bên, mỗi người nắm lấy một tay Nghiêm Tương.
Mới đi được nửa đường, Kiều Vi đã buông tay Nghiêm Tương mấy lần, lắc lắc cánh tay mình vài cái.
Nghiêm Lỗi thấy vậy liền hỏi: “Em sao thế?”
Kiều Vi nhe răng: “Cánh tay em đau quá.”
Lúc sáng giặt đồ, cánh tay cô mỏi nhừ. Khi ấy chỉ cảm thấy nhức thôi, nhưng bây giờ lại bắt đầu đau. Mỗi lần nhói lên không khác gì cảm giác khi bị dao cứa qua, vô cùng khó chịu.
Có lẽ là bị đau cơ do vận động quá mức.
Không nghiêm trọng lắm, nhưng cũng không dễ chịu gì cho cam.
Cô vẫy tay với Nghiêm Tương, khẽ hỏi cậu bé: “Tương Tương, vừa rồi con có chơi cùng chị Tiểu Lâm không?”
Nghiêm Tương nói: “Con chỉ chơi với kiến, còn chị thì nói chuyện.”
Kiều Vi lại hỏi cậu bé: “Con có thích chị Tiểu Lâm không?”
Cậu bé lắc đầu không chút do dự: “Con không thích.”
Lâm Tịch Tịch rất muốn làm mẹ kế của Nghiêm Tương, nên cô ta sẽ nghĩ đủ mọi cách để lấy lòng cậu bé. Lúc này Nghiêm Tương dứt khoát lắc đầu nói không thích khiến Kiều Vi hơi ngạc nhiên. “Sao lại không thích?”
Nghiêm Tương nghiêm túc trả lời: “Chị ấy cứ nói mãi nói mãi, rất ồn ào.”
Kiều Vi đã hiểu, hóa ra do Lâm Tịch Tịch đã dồn quá nhiều công sức.
Cô nén cười: “Nhưng mẹ cũng nói rất nhiều, rất ồn ào.”
Nghiêm Tương lại nói: “Mẹ không ồn ào. Con thích nói chuyện với mẹ.”
Đôi mắt cậu bé sáng như sao, nụ cười tươi tắn cực kỳ hồn nhiên. Quả nhiên dù có ở đâu thì tiêu chuẩn kép của trẻ con với mẹ ruột và người khác đều không khác gì nhau.
Bây giờ Kiều Vi càng quyết tâm nối tiếp cuộc hôn nhân này thay cho Kiều Vi Vi. Cô sẽ không để Nghiêm Tương trở thành đứa trẻ có mẹ kế, bị dèm pha là “đứa trẻ không có mẹ ruột, mà chỉ là đứa con do người trước bỏ lại”.
Và tất nhiên, chuyện này cũng có lợi rất lớn đối với Kiều Vi.
Sự hiểu biết của cô về hôn nhân, về sự sống và cái chết khác với người bình thường. Cô vốn không có kỳ vọng gì với tình yêu. Còn đối với t.ình d.ục, Kiều Vi chỉ xem đó là lớp kem phủ lên bánh, có cũng được, không có cũng không sao.
Nhưng ngược lại, điều kiện vật chất như phúc lợi từ đơn vị, nguồn thu nhập cao, các phúc lợi xã hội lại quan trọng hơn. Nói tới nói lui, cô vẫn phải sống sót ở thời đại này.
Ai lại không mưu cầu một cuộc sống thoải mái? Nếu không thì nỗi ám ảnh của Lâm Tịch Tịch với Nghiêm Lỗi từ đâu mà ra chứ?
Về đến nhà, Nghiêm Lỗi mới chú ý đến giàn phơi quần áo: “Em giặt đồ à?”
Quan niệm truyền thống xưa nay vẫn là nam chủ ngoại nữ chủ nội. Nhưng có những người đàn ông tuân theo quan niệm này lại trở mặt coi thường giá trị của việc nhà.
Kiều Vi bây giờ không có công việc khác, thế nên việc nhà là cô làm, còn Nghiêm Lỗi sẽ trả lương cho cô. Tất nhiên nếu cô làm tốt công việc thì phải báo với sếp chứ không thể im im mà làm được.
Kiều Vi lắc lắc cánh tay của mình: “Em giặt đồ nên giờ tay mới đau đây.”
Không ai bắt cô giặt cả. Trước kia nếu cô không làm thì Nghiêm Lỗi sẽ giặt, còn bây giờ là cô chủ động giặt đồ.
Nghiêm Lỗi khịt mũi, đi đến bên giàn phơi, không khỏi cau mày: “Sao vẫn còn ướt thế này?”
Theo lý mà nói, quần áo phơi ngoài nắng cả ngày. Với nhiệt độ và ánh sáng mặt trời thế này thì quần áo phải khô hẳn rồi.
Kiều Vi vẫn ngây thơ: “Em không vắt được nên đành để vậy.”

Tuy trên mặt Nghiêm Lỗi không có biểu cảm gì, nhưng Kiều Vi vẫn có thể thấy được sự bất lực của anh.
Nhưng cô có thể làm gì bây giờ. Tuy rằng cơ thể nguyên chủ khỏe mạnh nhưng cánh tay lại gầy guộc, thêm việc thời đại này không có máy giặt, phải giặt một lượng lớn đồ như thế đúng là đã làm khó cho cô rồi.
Người phát minh ra máy giặt xứng đáng được ghi danh vào Thái Miếu!
Nghiêm Lỗi không nói gì, anh đặt chậu tắm sang một bên, sau đó lấy từng bộ quần áo trên giàn xuống rồi vắt hết nước.
Bàn tay Nghiêm Lỗi to, khi vắt quần áo, đầu tiên anh cầm lấy cổ áo, lắc lắc vài cái, vuốt phẳng từ trên xuống rồi bắt đầu vắt lần lượt từng bộ phận, từ cổ áo đến vạt áo. Vắt đến khi nào hết nước mới thôi.
Kiều Vi nhìn anh vắt nước, cô rất thích tính trật tự trong từng động tác của Nghiêm Lỗi.
Cô chợt lên tiếng: “Em đi nấu ăn đây.”
Nói xong, Kiều Vi cũng đặt chậu tắm xuống, sau đó quay người đi vào bếp.
Nghiêm Lỗi nhìn theo bóng lưng cô, tuy rằng lúc đi tay chân vung vẩy, nhưng bước chân lại nhẹ nhàng, tràn đầy sức sống trẻ trung. Kiều Vi không còn cái vẻ chán nản như trước, như thể cô đang thật sự hài lòng với cuộc hôn nhân này.
Anh vắt bộ quần áo đã kiệt nước lên giàn phơi.
Vậy, ý nghĩa câu “cô ấy của trước kia đã chết rồi” tức là từ bây giờ Kiều Vi sẽ lại cùng anh xây dựng một cuộc sống tốt đẹp đúng không?
Có thật là vậy không?
Nghiêm Lỗi không ngừng tự hỏi.
Trong phòng bếp chất rất nhiều sách, Kiều Vi xé ra nhóm lửa, thật sự dùng rất tốt.
Cô nấu cơm trong bếp, Nghiêm Lỗi ở bên ngoài giặt hết quần áo anh đã tắm và thay ra trong hôm nay. Mùa hè rất dễ đổ mồ hôi, quần áo để lâu không giặt sẽ có mùi. Anh xoa xà phòng lên cổ và ống tay áo, sau đó cho vào nước xả mấy lần.
Đối với thể lực của Nghiêm Lỗi, việc nhỏ này không là gì cả.
Anh vốn là thiếu niên ở nông thôn, chuyện gì cũng làm được. Sau này vào lúc gọi nhập ngũ, cán bộ thôn đã khai sai tuổi nhập ngũ trong giấy giới thiệu. Có thể nói anh lớn lên trong quân đội, sức khỏe và thể lực đều đạt chuẩn.
Thậm chí anh giặt quần áo còn nhanh hơn Kiều Vi nấu cơm.
Quần áo đã phơi xong, anh hít mũi, lạ thật, sao hôm nay rau xào ở nhà lại thơm thế?
Anh vừa cầm khăn lau tay vừa đi đến cửa phòng bếp nhìn thoáng qua.
Kiều Vi xé rất nhiều trang sách đặt cạnh chân, thỉnh thoảng lại ném một xấp vào bếp, lửa lập tức bùng lên. Lửa mạnh rồi bắt đầu đảo, chỉ nhìn lửa, nghe tiếng xèo xèo trong chảo đã cảm thấy món này rất thơm.
Nhưng dường như cánh tay của cô không có sức, lúc nghiêng chảo trút thức ăn ra hơi phí sức.
Nhưng sau đó cô lại nhanh chóng rửa chảo xào món kế tiếp.
Nghiêm Lỗi cầm khăn chăm chú nhìn hồi lâu.
Nếu người vô tình với anh thì khi nấu ăn sẽ qua loa làm cho có lệ, ăn vào miệng khó nuốt trôi, không thể nào cùng ăn cơm, không thể nào ngủ chung giường.
Bây giờ, mặc dù Kiều Vi cầm chảo rất phí sức nhưng dáng vẻ vung xẻng của cô lại rất sống động, tràn đầy sức sống.
Song, thỉnh thoảng cô lại đổi tay cầm xẻng, sau đó vung vẩy cánh tay một lúc.
Mới giặt quần áo đã mệt như thế, thật vô dụng.
Nghiêm Lỗi nhìn một lúc, quay về phòng.
Anh đi vào phòng sách ở phía Tây, thấy trên giá sách trống đi nhiều. Giá sách không lớn, trước kia nhét đầy ắp, bây giờ nhìn rõ thiếu một góc.
Chắc đã chuyển đến bếp để nhóm lửa rồi.
Thật ra Nghiêm Lỗi vẫn không thể tin được, trước kia cô xem những quyển sách này như báu vật, không cho phép anh đụng vào.
Anh quay đầu nhìn Nghiêm Tương đang chơi trong phòng khách, lại nhìn giá sách, tùy ý rút ra một quyển để đọc.
Thời đại này không có sách trên mạng do tác giả non tay viết, những quyển sách được in ra đều được các biên tập lõi đời chọn khắt khe từ vô số bản thảo gửi đến. Cho dù nội dung ra sao, ý tưởng thế nào, ít nhất cách hành văn đều vô cùng xuất sắc, văn chương hơn người.
Nghiêm Lỗi bắt đầu bị cuốn hút.
Không biết anh đã đọc bao lâu, bỗng nhiên trong sân có tiếng gọi anh ăn cơm. Anh thoát ra khỏi quyển sách, giật mình hoàn hồn nhớ lại nội dung vừa đọc, không nhịn được hơi nhíu mày.
Anh mơ hồ cảm thấy trong quyển sách đó có tư tưởng không tốt.
Anh không chắc chắn lắm, cảm thấy nên xem lại.
Nhưng Kiều Vi ở bên ngoài đang gọi “Ăn cơm”, anh định gấp góc trang sách lại. Chuẩn bị gấp thì anh lại nhớ đến chuyện cô chê anh không yêu sách vì anh gấp trang sách, tức giận không cho phép anh đụng vào sách của cô nữa.
Anh nhớ cô có một bộ thẻ đánh dấu trang bằng trúc, cô chỉ dùng thẻ đánh dấu trang kẹp trong sách để ghi nhớ mình đã đọc đến đâu. Nghiêm Lỗi kéo ngăn kéo ra muốn lấy thẻ đánh dấu trang, chợt dừng lại một lúc… Không thấy những lá thư kia trong ngăn kéo của cô nữa.
Những lá thư đó vốn dùng dây thun cột lại gọn gàng, sau khi cô để lại thư bỏ đi anh đã mở ra xem, xem xong nhét lung tung vào ngăn kéo, bây giờ không còn nữa.
Chẳng lẽ cô ném vào lửa đốt hết rồi? Hay là cất giữ kỹ hơn?
Nghiêm Lỗi nhớ đến tay kỹ thuật viên kia, trắng trẻo tuấn tú, nhìn qua đúng là người đọc sách.
Nhưng anh ta là kẻ hèn hạ không có trách nhiệm lại mưu mô. Nếu cô trải qua chuyện này một lần rồi vẫn chưa tỉnh táo, vẫn thích loại người này… Vậy sau này cô muốn làm gì thì làm, anh mặc kệ.
Nghiêm Lỗi kẹp thẻ đánh dấu trang sách, đặt sách vào chỗ cũ, đi ra bên ngoài. Bàn nhỏ ở dưới mái hiên được kéo ra giữa sân, Kiều Vi đang bưng thức ăn nóng hổi. Nghiêm Tương dùng sức trẻ con của mình muốn kéo ghế từ dưới hiên đến cạnh bàn, ghế này làm từ gỗ du rất nặng.
Nghiêm Lỗi không giúp Nghiêm Tương, mỗi tay cầm một chiếc ghế, còn hét to với con trai: “Cố lên!”
Nghiêm Tương gần như dùng hết sức để kéo ghế!
Kiều Vi để chén cơm xuống, trách cứ Nghiêm Lỗi: “Thằng bé còn nhỏ mà!”
Cô đi qua cầm ghế trong tay Nghiêm Tương, ai ngờ cánh tay cô mỏi nhừ suýt chút nữa làm rơi xuống đất. Cô dùng hai tay mới cầm được, mang đến cạnh bàn.
Nghiêm Lỗi dọn ghế xong hỏi: “Tay mỏi do giặt quần áo à?”
Anh nhìn thấy cô vung tay mấy lần.
Kiều Vi nhăn răng: “Buổi sáng giặt quần áo, buổi chiều bắt đầu đau.”
Đó là vì cô chưa từng làm công việc giặt quần áo thế này, nói đơn giản là thiếu tập luyện.
Nghiêm Lỗi cắn môi, không khống chế được vẻ mặt, không nói được lời gì dễ nghe.
Anh không còn gì để nói, năm đó đồng đội và lãnh đạo đều khuyên anh, nói mặc dù Kiều Vi Vi có trình độ văn hóa cao nhưng trông có vẻ không làm được việc gì.
Lúc đó chính cô đã nói cô không thể làm việc nhà.
Khi đó anh hứa hẹn công việc bẩn thỉu cực nhọc để anh làm.
Chuyện mình đã đồng ý không thể hối hận, đã nói thì phải làm được.

— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.