Thập Niên 60: Cuộc Sống Mỹ Mãn Của Vợ Trước Lót Đường Trong Niên Đại Văn

Chương 32



Kiều Vi cảm thấy mình đã hiểu tại sao đời sau không còn “nghỉ lễ” nữa.
Là vì sự tiến bộ của công nghệ! Vì sự ra đời của băng vệ sinh, giúp phụ nữ thuận tiện hơn rất nhiều, trong những ngày đèn đỏ vẫn có thể học tập làm việc bình thường.
Còn bây giờ, nếu có ai nói với cô rằng dùng mấy tờ giấy màu hồng này cũng có thể làm việc bình thường, cô sẽ bôi máu kinh vào mặt người đó luôn.
Hôm nay ngoài việc sáng và trưa đưa Nghiêm Tương đến nhà ăn đại viện, cô không đi đâu, cũng không làm gì cả.
Đây là ngày thứ hai nhiều kinh nhất.
Cô không dám nằm trên giường, đừng nói đến việc làm bẩn chăn đệm, chỉ cần làm bẩn tấm nệm nhỏ dùng riêng trong kỳ kinh nguyệt cũng là một chuyện phiền phức. Cô đã kiểm tra rồi, tấm nệm nhỏ đó được khâu lại. Nghĩa là nếu bị bẩn thì phải cắt chỉ ra giặt, phơi khô rồi khâu lại.
Số lần cầm kim của Kiều Vi cả hai kiếp cộng lại không quá năm lần. Hầu hết là do vô ý để tay mình bị trúng dầm, sau đó phải dùng kim để cậy nó ra.
Thậm chí cô còn không xỏ chỉ qua lỗ kim được.
Trong nhà cũng không có ghế sofa.
Cô tin rằng ở thành phố lớn chắc chắn có, mà đây chỉ là một thị trấn nhỏ. Nếu như ngay cả gia đình quân nhân cũng không có đồ nội thất sang trọng như ghế sofa, thì có lẽ cả thị trấn cũng không tìm ra được.
Trong nhà chính bày bàn bát tiên và bàn dài. Trên tường đối diện treo ảnh lãnh tụ.
Trong nhà không có chỗ nào có thể nằm ườn ra được.
Hôm qua Nghiêm Lỗi đã hứa với cô là sẽ kiếm cho cô một chiếc ghế tre cỡ lớn, hy vọng anh kiếm được sớm một chút. Nếu không trong căn nhà này không có thứ gì thoải mái cả.
Ngay cả giường ngủ cũng là giường đất nên cứng ngắc.
Nguyên chủ bất mãn với rất nhiều thứ trong cuộc sống, nhưng lại không bao giờ phàn nàn về chiếc giường đất cứng ngắc. Kiều Vi nghĩ một lúc mới vỡ lẽ, vì ngay cả nguyên chủ cũng chưa từng ngủ trên nệm lò xo, nên độ cứng này đối với cô ấy cũng là bình thường.
Chỉ có người xuyên không như Kiều Vi mới thấy cứng.
Ngày mới đến không có cảm giác là vì trước khi xuyên không cô vẫn đang nằm trên giường bệnh vừa chật vừa khó chịu ở bệnh viện. Nhưng cô chỉ mất ba ngày là đã thích nghi với môi trường mới, nên bắt đầu nhớ nhung chiếc giường mềm mại ở đời sau.
Cho nên nhu cầu của con người luôn không ngừng tăng cao, không có điểm dừng.
Bây giờ đối với Kiều Vi, thứ thoải mái nhất trong nhà là gì? Vậy mà không phải là giường, mà là chiếc ghế tre nhỏ.
Ăn sáng xong, vì Nghiêm Lỗi đã nói hôm nay cả nhà đi nhà ăn dùng bữa. Kiều Vi cũng không đi chợ mua thức ăn, dắt Nghiêm Tương về nhà luôn.
Cô xách chiếc ghế tre nhỏ ra ngoài sân ngồi dưới bóng cây, lại xách một chiếc ghế đẩu nhỏ để phía trước. Người ngồi trên ghế tre nhỏ, chân gác lên ghế đẩu nhỏ. Rồi dùng một cái quạt nan quạt quạt, đó chính là trạng thái thoải mái nhất mà cô có thể làm được lúc này.
Điều đáng ghét là giấy vệ sinh thấm nước, hút nước rất kém, Kiều Vi phải thay giấy thường xuyên.
Nghĩ lại thì may mà xuyên vào truyện thời kỳ này, nếu xuyên vào thời cổ đại, dùng tro thực vật thì cuộc sống sẽ thế nào nhỉ.
Kiều Vi gác chân lên ghế đẩu ngồi hóng mát dưới bóng cây. Híp mắt nhìn ngôi nhà và khoảng sân, tính toán xem sau khi hết kinh nguyệt, cũng quen thuộc hơn với hoàn cảnh nơi này rồi thì sẽ cải tạo lại khoảng sân và ngôi nhà như thế nào.
Nghiêm Tương giơ hai tay cầm một quyển sách đội trên đầu đi tới: “Mẹ ơi, mẹ ơi! Kể chuyện cho con nghe đi.”
Kiều Vi nhận lấy nhìn, vẫn là quyển “Cuộc phiêu lưu của Tiểu Bố Đầu”.
Từ ngày cô xuyên không đến, tối nào cô cũng đọc quyển sách này cho Nghiêm Tương nghe, đã đọc hết một lần rồi. Mặc dù nghe bạn bè từng sinh con nói trẻ con có thể nghe đi nghe lại một câu chuyện rất nhiều lần, nhưng Kiều Vi không muốn đọc lại lần thứ hai. Hơn nữa trong ký ức, Nghiêm Tương đã nghe câu chuyện này rất nhiều lần rồi. Sao cậu bé không thấy chán nhỉ?
Kiều Vi nói: “Đổi quyển khác được không?”
Nghiêm Tương lại nói: “Không có quyển khác. Đều là sách của mẹ.”
Một là thời đại cũ, hai là địa phương nhỏ, không trách được trong lòng nguyên chủ luôn có oán hận, vốn dĩ đây là thời đại thiếu thốn vật chất, sống ở thị trấn nhỏ lại càng bất tiện.
Kỹ thuật viên từ thủ đô mang về vài quyển sách, nguyên chủ đều coi như bảo bối. Thực sự là vì đồ vật hiếm có.
Kiều Vi hỏi Nghiêm Tương: “Con đã nghe truyện cổ tích Andersen chưa?”
Nghiêm Tương lắc đầu.
Kiều Vi bế cậu bé vào lòng: “Đến đây, mẹ kể cho con nghe câu chuyện bộ quần áo mới của hoàng đế…”
Thật ra ý nghĩ đầu tiên của Kiều Vi là muốn kể cho đứa trẻ nghe câu chuyện về ông lão và bảy anh em Hồ Lô, nhưng nghĩ lại, mặc dù đây là thế giới trong truyện, nhưng dù sao cũng dựa trên nền tảng của thế giới thực. Cho dù có một số thứ hơi khác biệt, nhưng nhìn chung sự phát triển vẫn giống nhau.

Trong tương lai, anh em Hồ Lô có lẽ cũng sẽ xuất hiện, vì vậy cô đã kiềm chế, đến lúc mở lời thì đổi thành truyện cổ tích Andersen.
Vài quyển sách thiếu nhi ít ỏi trong nhà sắp bị lật nát rồi. Lần đầu Nghiêm Tương nghe được một câu chuyện hoàn toàn mới, phong cách hoàn toàn khác, nghe rất nhập tâm.
Nghe xong, cậu bé vỗ tay nói: “Họ thật ngốc! Hoàng đế hoàn toàn không có quần áo mới. Họ sợ bị coi là kẻ ngốc nên không dám nói thật. Chỉ có trẻ con mới nói thật!”
Kiều Vi xoa đầu cậu bé khen: “Tương Tương nhà ta thông minh thật, nghe hiểu hết rồi.”
Vừa dứt lời, đột nhiên có người nói sau lưng: “Đang kể chuyện gì thế?”
Kiều Vi quay đầu nhìn, cô ăn sáng xong trở về đã tiện tay khép cửa sân lại, nhưng không đóng chặt, bây giờ Lâm Tịch Tịch đang bế bé Năm đứng ở cửa.
Nửa người cô ta đã bước vào trong.
“Ồ.” Kiều Vi đặt Nghiêm Tương xuống đất: “Tiểu Lâm đến đây từ khi nào thế?”
Nghiêm Tương rất lễ phép, biết chào hỏi: “Chị Lâm.”
Lâm Tịch Tịch tự nhiên bước vào, đi thẳng vào sân: “Tôi trông bé Năm, nhớ đến dì Kiều cũng ở nhà trông Tương Tương, nên muốn ghé chỗ dì chơi.”
Kiều Vi đưa tay đón lấy bé Năm, hào phóng nói: “Vậy thì hoan nghênh. Chúng ta ở gần như vậy, cô nói với chị dâu, chị ấy rảnh rỗi thì cứ sang chơi.”
Người trẻ tuổi thường rất ghét người lớn tuổi đến chơi. Nhưng Kiều Vi thì ngược lại, cô trải qua giai đoạn cuối đời trong bệnh viện, không có người thân, bạn bè cũng dần xa cách. Ngoài nhân viên y tế, hầu hết sự quan tâm và giúp đỡ mà cô nhận được trong khoảng thời gian cuối cùng đều đến từ những bác gái, chị gái trong phòng bệnh.
Nhìn thấu thói đời nóng lạnh, trải qua bệnh tật sinh tử, lòng bao dung của cô rộng hơn người thường rất nhiều, tính tình cũng trở nên điềm đạm hơn.
Thực ra nếu Lâm Tịch Tịch không chủ động gây chuyện, cô cũng rất hy vọng nữ chính nguyên tác này có thể có một cuộc sống tốt đẹp.
Nhưng Lâm Tịch Tịch lại thăm dò hỏi: “Dì đang kể chuyện ‘Bộ quần áo mới của hoàng đế’ à?”
Mặc dù trên mặt cô ta mang nụ cười thờ ơ, nhưng Kiều Vi biết cô ta là nữ chính trong nguyên tác, sao lại không nghe ra giọng điệu ngờ vực đó.
“Đúng vậy. Không ngờ Tiểu Lâm cũng biết.” Cô cười tủm tỉm hỏi ngược lại: “Không phải Tiểu Lâm từ quê lên sao? Sao lại biết truyện này?”
Lâm Tịch Tịch nghẹn họng.
Cô ta cảm thấy “Bộ quần áo mới của hoàng đế” có lẽ là tác phẩm của đời sau. Bởi vì cô ta cẩn thận nhớ lại hồi nhỏ đi học, sách giáo khoa đều là những bài như “Hồi nhỏ lãnh đạo học tập như thế nào”, “Quốc khánh”, “Để thóc về kho”, “Người cô tốt bụng”, “Ba lần qua dốc Hoàng Nê”, “Sức mạnh tập thể vĩ đại”, rất khác với sách giáo khoa ngữ văn đời sau.
Cô ta vốn đã nghi ngờ Kiều Vi là người trọng sinh. Nhưng cô ta không rõ rốt cuộc Kiều Vi trở về từ mốc thời gian nào.
Nếu trọng sinh giống như cô ta, thì chắc Kiều Vi sống lại ngay tại chỗ. Chuyện này thoạt nghe đã rất kỳ lạ rồi, đột nhiên lại phát hiện ra câu chuyện cổ tích Kiều Vi kể có thể là thứ hiện tại vẫn chưa có, đầu óc cô ta càng thêm hỗn loạn.
Muốn thử thăm dò xem rốt cuộc Kiều Vi trở về từ khoảng thời gian nào, ai ngờ Kiều Vi lại hỏi ngược lại khiến cô ta nghẹn họng.
Đúng vậy, nếu như “Bộ quần áo mới của hoàng đế” là tác phẩm xuất hiện ở đời sau, vậy thì Lâm Tịch Tịch làm sao biết được.
Trán Lâm Tịch Tịch rịn mồ hôi, cái khó ló cái khôn nói: “Là thanh niên trí thức, thanh niên trí thức trong thôn chúng tôi từng kể. Tôi nghe mang máng giống như dì kể vậy.”
“Vậy sao, tôi thắc mắc sao cô lại biết.” Kiều Vi cười nói: “Ở đây làm gì có truyện cổ tích Andersen, chỉ có ở thành phố lớn mới có thôi.”
Kiều Vi hoàn toàn nói bừa, thực ra cô hoàn toàn không biết truyện cổ tích Andersen được du nhập vào Trung Quốc vào thời điểm nào.
Nhưng không sao, cô đã đọc nguyên tác, biết Lâm Tịch Tịch là người như thế nào.
Bà dì trọng sinh này chỉ có trình độ tiểu học. Mặc dù cô ta theo người chồng trí thức trẻ về thành phố định cư, nhưng cũng chỉ là một thành phố nhỏ loại hai loại ba mà thôi. Hơn nữa cô ta làm nội trợ cả đời, kiến thức và tầm nhìn từ đầu những năm chín mươi có thể hơn người ở thời đại này, nhưng không thể so sánh với người ở đời sau như Kiều Vi.
Kiều Vi dám cá, Lâm Tịch Tịch hoàn toàn không biết truyện cổ tích Andersen được du nhập vào Trung Quốc vào thời điểm nào.
Quả nhiên, người phải có khí thế. Kiều Vi tỏ ra cây ngay không sợ chết đứng, Lâm Tịch Tịch lập tức mất tự tin.
“Thật sao, chỉ có thành phố lớn mới có à. Tôi không biết.” Cô ta nói mơ hồ.
“Vì vậy tôi mới thấy kỳ lạ. Tôi đến từ thành phố, tôi biết thì không có gì lạ.” Kiều Vi vừa nhéo cánh tay nhỏ như củ sen của bé Năm, vừa thản nhiên nói nhỏ: “Nhưng Tiểu Lâm từ quê lên, vậy mà cũng biết, tôi mới thấy ngạc nhiên.”
Tim Lâm Tịch Tịch đập thình thịch.
Tuy bà dì trung niên này không có học vấn và kiến thức gì, nhưng lại rất giỏi cãi nhau, miệng lưỡi sắc bén, cố gắng bình tĩnh nói: “Không có gì lạ, đội sản xuất của chúng tôi có rất nhiều thanh niên trí thức đến từ khắp nơi, mỗi người dạy tôi một chút, cái gì tôi cũng biết.”
“Ồ, nói cũng đúng.” Kiều Vi giả vờ bừng tỉnh.
Lâm Tịch Tịch cảm thấy mình đã trót lọt, lấy lại dũng khí, cười nói: “Tôi biết rất nhiều, có những chuyện mà ngay cả dì Kiều cũng chưa chắc đã biết. Chỉ tiếc là tôi chưa từng lên tỉnh. Dì Kiều, không phải mấy hôm trước dì vừa mới lên tỉnh sao? Dì kể cho tôi nghe tỉnh trông như thế nào được không?”
Ánh mắt cô ta sáng ngời, nhìn Kiều Vi đầy mong đợi.

— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.