Trong lúc đó Thái Sung sau khi đưa Tý chạy ra đến cổng thành vừa kịp lúc cổng thành sắp đóng, Tý vội vã chạy trở về nhà, đôi chân trần của nó đạp trên con đường đất nhanh như một con sóc phóng đi. Nó sợ nếu như về nhà trễ sẽ làm mẹ lo lắng, có lần nó dẫn một thương đội người tàu mất hết gần một ngày trời, đến lúc xong việc thì cổng thành đã đóng, nó không thể đi ra ngoài được, kết quả phải ngủ ở dưới mái hiên nhà người ta một đêm, đến sáng mới chạy về được. Nào ngờ khi nó vừa ra khỏi cổng thành thì mẹ nó đang ngủ ở đó, hoá ra mẹ vì lo lắng cho nó mà tìm suốt một đêm, đến cổng thành thì không vào được, đành ngồi lại dưới trời sương ở bên ngoài chờ đến khi trời sáng. Lúc gặp được nó mẹ nó, nó tưởng rằng sẽ bị mắng một trận, thế nhưng không, mẹ chỉ ôm lấy nó khóc thật to bảo rằng nó chính là bảo bối của mẹ, nếu mất đi nó nữa mẹ không biết phải sống như thế nào đây.
- Mẹ ơi, có về rồi!
Tý chạy không biết bao lâu, đến khi trời vừa tối hẳn thì nó kịp chạy về nhà, chân nó như một gãy ra, miệng thở dốc từng ngụm nhưng nó vẫn gắng sức hô lớn. Nhà của Tý cũng chỉ là một căn nhà lá nhỏ bé, lụp xụp, bên ngoài có một cái bờ rào, trong sân có hai con gà đậu ở trên cành cây ở sát bên cửa sổ, xung quanh căn nhà đều là đồng ruộng, thế nhưng cũng không phải là ruộng của nhà nó. Từ bên trong nhà, một nữ nhân tuổi chừng hai mươi bốn, hai mươi sáu tuổi lật đật chạy ra ngoài. Đây chính là mẹ của Tý, một người phụ nữ gương mặt rám răng, răng đen, quần áo cũ kỹ có chút hơi bẩn, thế nhưng từ trong đôi mắt nàng lại hiện lên vẻ tinh anh, sáng lạng. Mẹ Tý nhìn thấy con trai thở dốc như gương mặt hiện lên vẻ thương tiếc, nàng vuốt vuốt cái chỏm tóc của nó nói.
- Làm gì lại chạy nhanh như vậy? Không phải mẹ đã dạy con làm người đi đứng phải khoan thai, không được hấp tấp sao?
Tý lè lưỡi tỏ vẻ có lỗi, nó không thể nói cho mẹ nghe rằng do nó sợ mẹ lo lắng nên mới chạy nhanh như vậy, càng lớn nó càng biết được mẹ lo lắng cho nó đến mức nào, nếu nó nói ra mẹ cũng chỉ vì thương nó mà lo lắng thêm mà thôi. Tý nói.
- Con xin lỗi mẹ, hôm nay ông chủ cho ăn buổi chiều nên con quên mất giờ về. Mẹ, cho mẹ!
Tý móc từ trong ngực ra một cái bành giò khiến cho mẹ nó không khỏi sửng sốt, thứ này đã rất lâu rồi nàng còn chưa được ăn. Nàng không hề nghỉ ngợi gì mà nói.
- Con ăn đi, mẹ không có đói.
Đương nhiên là nàng nói dối, buổi trưa nàng cũng chỉ ăn một chút củ, có thể nhịn đến lúc này đã rất giỏi. Bởi nhịn đói nhiều nên cơ thể của nàng lại tương đôi gầy gò. Tý làm con đương nhiên hiểu mẹ, nó nói.
- Không sao đâu mẹ, ông chủ cho con rất nhiều bánh để ăn, con ăn no căng bụng rồi nên mới để lại một cái mang về cho mẹ. Mẹ mau ăn đi, không thì để hư mất, con còn giữ nhiệt cho ấm đây.
Như để chứng minh lời hắn nói Tý còn cố ý vỗ vỗ vào cái bụng đánh phanh ra của mình. Mẹ Tý cầm lấy chiếc bánh trong tay, quả nhiên còn ấm, nhưng ấm là vì mồ hôi của đứa con nhỏ tuổi của nàng, trong lòng nàng không khỏi vì hành động nhỏ bé đó mà cảm động, đứa bé này... bởi vì quá cực khổ mà đã mất đi tuổi thơ, bị buộc phải trưởng thành sớm hơn đồng bạn. Nàng gật gật đầu nói.
- Được rồi, để mẹ ăn.
Trước ánh mắt mong đợi của Tý, nàng cắn một miếng nhỏ, mùi vị vô cùng quen thuộc lập tức lan toả ở trong miệng, thế nhưng nó càng đặc biệt ngon hơn bởi bên trong chiếc bánh này chính là tình yêu mà con trai dành cho nàng đây. Tý nhìn thấy mẹ muốn đưa cho mình ăn liền vội nói.
- Mẹ ăn tiếp đi, thực sự con no lắm, không ăn được nổi nữa.
Con trai nàng thực sự quá thông minh, không có cách nào, nàng đành phải ăn hết cái bánh, nhờ vậy mà cơn đói được làm dịu xuống, đêm nay nàng cũng không cần uống nước lã thay cơm. Tý vừa nhìn mẹ ăn vừa kể về những chuyện ngày hôm nay ở tiệm, kể rằng nó đã học được những gì, cơm ông chủ nấu ngon thế nào, nó đã làm gì ở tiệm, nhìn vô cùng vui vẻ. Mẹ nó chỉ ngồi ở đó, trong bóng tối chỉ có ánh trăng le lói ở phía ngoài xuyên qua cửa sổ chiếu vào bên trong để nàng có thể thấy được con trai, thấy được nó kể cho nàng nghe những điều lý thú. Lát sau nàng mới nói.
- Mẹ dạy con, làm người phải biết tri ân đồ báo. Ông chủ đối với con tốt như vậy con cần phải biết ơn, càng phải ra sức học tập, làm việc để báo đáp công ơn của ông chủ, con biết chưa. Hôm nay gà có đẻ một cái trứng, ngày mai con lại đem vào kính tặng cho ông chủ. Chúng ta dù nghèo nhưng cũng đừng để người khác nói chúng ta không biết lễ nghĩa, con biết chưa?
Nhà hai mẹ con nghèo, thứ quý giá nhất cũng chỉ có con gà hay đẻ trứng, bình thường nàng để dành trứng đó cho con ăn, thế nhưng Nguyễn Vô Niệm nhận Tý vào làm, lại dạy cho biết chữ, làm toán, lại không nhận học phí, nàng biết một đứa trẻ học chữ hao phí không phải nhỏ, dù một cái trứng gà chẳng là gì so với chi phí mà Nguyễn Vô Niệm đã bỏ ra để dạy Tý, thế nhưng nàng cũng phải biểu đạt tâm ý.
- Con biết rồi thưa mẹ.
Tý nhanh chóng đáp. Nó chợt nhớ đến đề nghị của Nguyễn Vô Niệm liền nói.
- Mẹ, ông chủ có nói sắp đến triều đình sẽ ban xuống phủ đệ, do đó cần người làm lo việc phụ giúp bếp núc, giặt giũ ở trong phủ. Ông chủ hỏi mẹ có muốn đến làm hay không, tiền lương một quan một tháng.
Nghe Tý nói nàng không khỏi sửng sốt, không phải vì Nguyễn Vô Niệm đưa ra đề nghị cho nàng mà vì Nguyễn Vô Niệm được ban phủ đệ. Phải biết nếu được triều đình phong thưởng ít ra người đó cũng phải làm quan, nàng trước nay cứ tưởng rằng Nguyễn Vô Niệm chỉ là một thương nhân bình thường thôi, không ngờ lại làm quan.
- Mẹ, Ông chủ bao ăn bao ở hai mẹ con chúng ta, để cho con ở lại đi làm cũng tiện, không cần phải chạy đi chạy về nữa.
Mẹ nó ngồi ở trong tối, do đó Tý không hề nhận ra rằng sắc mặt của mẹ đang vô cùng đăm chiêu. Nàng có chút không muốn đi vào bên trong kinh thành, thế nhưng nàng biết đây là một cơ hội cho Tý, nàng không cầu cho con trai có thể công thành danh toại gì, nàng chỉ cầu cho con bình có thể bình bình an an sống sót được ấm no đến hết cuộc đời, hiện tại con trai của nàng đã quá cực khổ. Dù chưa từng nhìn thấy con trai làm việc ở trong kinh thành như thế nào, nhưng chỉ thấy sáng sớm khi gà chưa gáy con mình đã mang cái bụng đói chạy đi, mãi đến chiều tối lại hấp tấp chạy về, thử hỏi người mẹ nào mà không xót được đây.
- Mẹ... mẹ không muốn sao?
Giọng nói của Tý đưa ra nàng ra khỏi suy nghĩ, nàng nhìn gương mặt tràn đầy hi vọng lại có chút lo lắng của con trai dưới ánh trăng lòng không khỏi mềm lại, cuối cùng nàng vẫn gật đầu nói.
- Được, ngày mai con vào thành nói với ông chủ rằng mẹ đồng ý, tạp vụ trong phủ cứ để mẹ làm. Nhưng tiền lương ông chủ trả quá cao, ông chủ chỉ cần cho mẹ 5 tiền là được.
Thực tế ở bên trong kinh thành 5 tiền là hơi thấp, nhưng Nguyễn Vô Niệm còn lo ăn ở cho hai mẹ con, lại cho Tý được ăn học, nàng cũng không thể chiếm lợi của Nguyễn Vô Niệm quá nhiều, do đó trực tiếp chặt tiền lương xuống một nửa coi như là phụ giúp phần nào tiền ăn học của Tý. Còn thằng Tý lại không nghĩ nhiều như vậy, nghe mẹ đồng ý nó liền vui sướng hô lớn.
- Con biết rồi mẹ, ngày mai con sẽ lập tức báo với ông chủ.
Lúc này nó hoàn toàn không để ý rằng nó đã xem Nguyễn Vô Niệm như người nhà, là người quan trọng nhất đối với nó sau mẹ của nó.
Không biết có phải vì hôm nay chạy trở về gấp quá dẫn đến mệt mỏi hay không, không qua bao lâu Tý đã nằm ngủ say trên cái chõng. Mẹ nó đóng sập cửa sổ lại, tay cầm cái quạt không ngừng phe phẩy để đuổi muỗi đi, tránh cho con trai mình bị đốt. Một lát sau tiếng ngáy nhỏ xíu của Tý đã vang lên. Lúc này mẹ Tý mới dừng tay lại, nàng nhẹ nhàng đi vào giữa nhà, nơi đó có một cái am thờ nhỏ, đây chính là bài vị của chồng nàng, người đã bị tử nạn sau khi bị bắt đi lao dịch để lại mẹ con nàng côi cút.
Nàng chậm rãi đưa tay lên bàn thờ rút ra một que hương sau đó đốt lên, sau đó lại với tay hơi đẩy bài vị của chồng dịch ra một chút, sau đó mới tò tay vào trong vách am mở ra một cái chốt kéo ra một mật hộc bên trong lấy ra một cái bài vị, nàng cẩn thận đặt bài vị kia bên cạnh bài vị của chồng sau đó mới thắp hương lên. Bên trên bài vị viết: "Thân phụ Nguyễn Trãi".