Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 629: Mất ải Cửu Chân Quan



Chương 629: Mất ải Cửu Chân Quan

Nhắc lại Lưu Kiền và Trịnh Khang cự không nổi Dương Vũ Thư thì chạy về bến Bút, bên bờ hữu ngạn sông Yên Mô thu thập tàn binh, bắt thêm lính, lại có thêm vài trăm tinh binh từ Trường Châu đến tiếp viện liền tổ chức trận địa thủy bộ phòng ngự, che chắn mặt Tây Bắc hồ Đồng Thái, nơi Lê Cát Bảo đóng trại thủy quân. Dương Vũ Thư kéo quân đến, hai bên giao chiến hàng chục trận lớn nhỏ trên cánh đồng Yên Mạc bất phân thắng bại. Ngày 20 tháng Chạp, Dương Vũ Thư lui binh về tuyến sau củng cố vì các đơn vị xộc xệch, quân sĩ mệt mỏi sau cả tuần quần thảo.

Các ngày tiếp sau đó Trịnh Khang dựa vào việc thông thạo địa hình phức tạp, nhiều đồi núi, tổ chức các toán quân nhỏ ngày đêm quấy phá Dương Vũ Thư. Lại thêm Lý Mộc Trang đem quân cung thủ từ sông Càn ở mạn Nam đánh ngược lên, Dương Vũ Thư đành lui binh về gần sông Hát hạ trại chờ tiếp viện. Nhiệm vụ của quân Thái Bình là tạo áp lực khiến Lê Cát Bảo phải phân tán một phần lực lượng. Nhiệm vụ đánh chiếm không được đề cao do quân Thái Bình quen tác chiến trên đồng bằng.

Về phần Lê Cát Bảo sau khi đem hơn phân nửa thủy quân từ hồ Đồng Thái trợ chiến Nguyễn Văn Tài, phần còn lại dùng làm hậu bị đề phòng Dương Vũ Thư ở hướng Tây Bắc chiếm khu vực bãi Yên Mạc uy h·iếp sườn trái. Như đã nói, bọn Lê Cát Bảo, Nguyễn Văn Tài tập trung lực lượng quanh cửa Thần Phù, tận dụng địa thế tự nhiên sắp đặt phòng thủ thủy bộ khiến quân Thần Ngư, Lữ đoàn Thiết giáp và quân Thủy Đường chỉ có thể tổ chức vài trận đánh thăm dò binh lực. Lê Cát Bảo cử nhiều toán quân nhỏ nắm rõ địa thế vòng ra phía sau đại quân Thiên Đức quấy phá.

Trung đoàn Thần Ngư với các chiến tướng như Cao Lịch, Đàm Thuận Hy và Lan Ngư phủ mỗi ngày đôi ba lần khiêu khích Nguyễn Văn Tài ra đánh thủy chiến. Tài có kéo quân ra đối trận nhưng dừng chiến thuyền trong tầm yểm trợ của Cự thạch pháo đặt trên các điểm cao hai bên bờ sông. Hai bên cứ dền dứ như vậy suốt hàng tuần trời mà không có điểm đột phá nào.

Tướng lĩnh Trường Châu biết Thiên Đức đông và mạnh, dù rất muốn song không ham dàn trận đối chiến, chỉ cốt kéo dài thời gian chờ cơ hội phản kích. Nhẩm phép tính sơ sơ, số binh lực Thiên Đức vây hãm ba mặt Trường Châu lên đến hơn 2 vạn quân, riêng sức ăn của số quân này mỗi ngày tương đương hơn 1200 lượng bạc (1 lượng bạc khoảng 37,5 gram) chưa kể dân binh phụ trợ.

Các mưu sĩ đất Trường Châu nhận định, nếu cầm chân đại binh Thiên Đức trong 1 tháng thì số bạc Mạc Thiên Chương phải bỏ ra không ít hơn 5 vạn lượng để nuôi quân. Chưa kể số binh mã đang vây kinh sư. Nếu có thể cầm chân được quân Thiên Đức từ 2 tháng trở lên, khả năng Mạc Thiên Chương phải cho lui binh vì thiệt hại nhân mạng, tài lực rất lớn. Dẫu biết Thiên Đức tích lũy trong mấy năm trời nhưng tài lực không thể mạnh như vậy được.

Con ếch ngồi trong đáy giếng chỉ thấy bầu trời vừa bằng miệng giếng.



Động binh đành rằng cần binh hùng tướng mạnh nhưng bụng đói chẳng thể cầm đao kiếm xung trận. Và tiềm lực kinh tế của Vạn Thắng vương có được bao nhiêu hãy còn là một dấu hỏi lớn. Mưu sĩ đất Trường Châu cũng không thể biết được số của cải rơi vào tay Thiên Đức là bao nhiêu khi chiếm Đằng Châu, Hải Đông, Tế Giang, Tam Đái, Vũ Ninh, Sơn Tây… chỉ biết là nhiều. Ngoài của cải, lương thảo luôn được Chương chú trọng khi giành chiến thắng và sau cùng, tinh giảm số binh lực tại các địa phương, tập trung xây dựng q·uân đ·ội tinh nhuệ hơn là số đông. Ấy là chưa kể những thương nhân dốc cả gia sản vào các cuộc chinh phạt của Thiên Đức. Nói một cách không ngoa, nếu tiềm lực kinh tế không mạnh, Chương chẳng thể huy động binh mã đánh hai, ba nơi cùng một lúc như vậy.

Binh sĩ Thiên Đức ăn Tết ngay trên trận tiền. Chương cho phép mỗi gia đình binh sĩ ở hậu phương được cử một người đến thăm binh sĩ tại ngũ bằng thuyền của quân tại các địa điểm định sẵn nhằm uý lạo tinh thần. Trong khi đó bách tính Trường Châu trải qua một cái Tết không thể tệ hơn, nhiều người ở trong tình cảnh màn trời chiếu đất, lắm kẻ đánh liều tìm về làng thuộc vùng Thiên Đức kiểm soát tại Kim Sơn, Ý Yên, Thanh Liêm… Quân Thiên Đức không gây khó dễ, trừ những làng mạc trước đó hai bên giao chiến tan hoang thì các làng dân bỏ chạy đều nguyên vẹn. Dân lần lượt trở về chuẩn bị cày cấy vì lẽ đơn giản chẳng ai đụng đến họ. Chẳng tra xét cật vấn, chẳng c·ướp b·óc, hà h·iếp.

Ngày 8 tháng Giêng năm Thiên Đức 35, chiến trường phía Nam đất Trường Châu có chuyển biến lớn. Lý Kế Nguyên sau thời gian án binh bất động, tối ngày 7 tháng Giêng truyền lệnh xuất quân. Các loại hoả khí đều được khiêng vác, gồng gánh đến các vị trí được ngắm từ trước.

Trung đoàn 2 (E Hồng Hà) Sư đoàn 1, Quân đoàn 1 với ba tiểu đoàn tinh nhuệ: Môn Thôn, Kim Động và Tiểu đoàn 5 (tiền thân là Tiểu đoàn Súng trường) với gần 1500 binh sĩ đóng ở đất Hà Trung xứ Thanh Hoa bất thần t·ấn c·ông quân Trường Châu đồn trú tại Cửu Chân Quan, một ải trên dãy Ba Dội, nơi vô cùng hiểm yếu. Quân Trường Châu giữ ải cấp báo cho động chúa Thung Lau Ngô Thiên Sách. Thám mã đi chưa được bao lâu, quân trấn ải bị t·ấn c·ông b·ằng đủ các loại hoả lực, từ Song thủ pháo, thần công, hoả hổ bắn loạt, hoả hổ cầm tay, lựu đạn nổ… thậm chí cả lựu đạn mê hồn hương. Ải vỡ cuối giờ Ngọ ngày 8 tháng Giêng. Quân Hồng Hà tràn qua theo các lối cửa mở, chiếm được ải. Tướng trấn ải t·ử t·rận. Phó tướng thoát chạy. Nhờ yếu tố bất ngờ và hoả lực mạnh. Lý Kế Nguyên chiếm ải, thiệt bốn chục quân sĩ vì trúng tiễn trong lúc xung phong. Phải nói rằng hoả khí lấy mạng người nhưng cũng cứu nhiều mạng người.

Cửu Chân Quan là ải vô cùng quan trọng trên dãy Ba Dội bởi từ phía Bắc vào đất Thanh Hoa theo đường bộ phải qua ải này.

Vừa chiếm được ải, Lý Kế Nguyên tức tốc dẫn binh đánh sang đất Đông Sơn và Tây Sơn bên kia dãy Ba Dội. Quân Trường Châu đóng tại khu vực này vừa nhổ trại thì bị t·ấn c·ông phủ đầu. Các đơn vị như Môn Thôn, Tiểu đoàn 5, Kim Động tràn thẳng vào t·ấn c·ông b·ằng hoả khí khiến đội hình r·ối l·oạn, quân tan chạy về sông Bến Đang, bỏ lại rất nhiều Cự thạch pháo.

E Hồng Hà chia làm ba mũi, đuổi theo quân Trường Châu đến tận sông Bến Đang. Trận chiến ven sông diễn ra từ trưa ngày 9 tháng Giêng đến chiều muộn ngày hôm sau. Lý Kế Nguyên làm chủ được bờ hữu ngạn sông Bến Đang ở phía Nam. Bên bờ tả ngạn nằm ở phía Bắc thuộc đất Tam Cốc do quân Trường Châu nắm giữ.

Ngày 12 tháng Giêng, quân Trường Châu ở Tam Cốc dưới quyền chỉ huy của tướng Võ Trung và Trình Minh Đạo tổ chức vượt sông Bến Đang cùng lúc tại nhiều địa điểm t·ấn c·ông Lý Kế Nguyên, quyết giành lại đất. Bấy giờ Lý Kế Nguyên vừa mới bắt dân Đông Sơn, Tây Sơn đẩy Cự thạch pháo do quân Trường Châu bỏ lại đến các trận địa ven sông. Các khẩu Cự thạch pháo trưng dụng phát huy tác dụng lớn khi gây ra nhiều thiệt hại cho quân Trường Châu vượt sông. Các toán quân Trường Châu qua được sông, t·ấn c·ông vào hai bên sườn đội hình E Hồng Hà đều bị đẩy lui bởi Cự thạch pháo, hoả hổ hoặc đạn nổ.



Hết ngày 13 tháng Giêng, trọng binh Trường Châu thiệt hại vài trăm nhân mạng, không đạt được mục đích tái chiếm bờ hữu ngạn, buộc phải rút về Tam Cốc chờ Lê Cát Bảo điều quân hậu bị ở gần bãi Yên Mạc hợp với bọn Trịnh Khang, Lưu Kiền ở bến Bút rút về đánh tập hậu Lý Kế Nguyên.

Cửu Chân Quan mở toang, nếu không sớm điều binh tái chiếm, quân Thiên Đức từ Thanh Hoa kéo đến sẽ uy h·iếp mặt sau cánh quân của Lê Cát Bảo đang trấn cửa Thần Phù. Nguy cơ Trường Châu mất kiểm soát khu vực Đông Nam hiển hiện trước mắt.

Câu hỏi đặt ra, ải Cửu Chân Quan trọng yếu như vậy tại sao lại dễ dàng rơi vào tay Thiên Đức? Bao năm ải chia cắt đất Hà Trung xứ Thanh Hoa với Trường Châu. Quân Bình Kiều không thể chiếm ải vì không đủ khả năng. Đường qua ải gập ghềnh, xe ngựa không thể đi lại. Từ ngày Bình Kiều thuộc về Thiên Đức, Ngô Thiên Sách tăng cường binh lực trấn ải, gia cố lũy thêm kiên cố, lại cắt đặt binh mã ở Đông Sơn, Tây Sơn làm hậu cứ tiếp viện khi có động. Vậy mà chỉ trong một ngày, hơn một nghìn tinh binh Thiên Đức đã qua được ải, đánh đến tận bờ Bến Đang.

Trước tiên, quân Trường Châu đã nhiều năm không đánh trận, tướng sĩ tuy đề cao cảnh giác nhưng tinh thần sẵn sàng chiến đấu có chút vấn đề, bị đối phương ru ngủ.

Chương biết ải Cửu Chân Quan trên đèo Ba Dội thuộc dãy Ba Dội hiểm yếu đến nhường nào. Bởi vậy anh mách Triệu Quang Phục dàn quân vây đánh ba mặt, phải để mặt Nam đất Trường Châu, nơi có đèo Ba Dội, thật yên ắng.

Quân Trường Châu trấn ải Cửu Chân Quan chẳng được về ăn Tết. Từ lúc Thiên Đức động binh đã qua một tuần trăng. Ở đất Hà Trung lại chỉ có một đạo hơn nghìn quân Thiên Đức, theo lẽ thường mà nói, với số binh lực ấy thật khó qua ải nên dần dà binh sĩ trên ải lơ là cảnh giác. Bên cạnh đó còn một lí do khiến quân tế tác Trường Châu mơ hồ, ấy là khó nắm bắt phiên hiệu và cách tổ chức của q·uân đ·ội Thiên Đức. Tế tác Trường Châu chỉ nắm được thông tin có hơn một nghìn quân Thiên Đức đồn trú ở Hà Trung, thậm chí không trông thấy Cự thạch pháo trong doanh, chẳng có kị binh, chỉ là quân bộ. Kể từ ngày 10 tháng Chạp năm Thiên Đức 34, trong vùng Hà Trung, Đoàn Nhật Khanh kí ban bố Thiết quân luật từ đầu giờ Dậu ngày hôm trước đến hết giờ Mão ngày hôm sau đề phòng gian tế.



Với tin tức nhận được từ thượng tuần tháng Chạp, không thấy đất Hà Trung có xáo trộn gì, bản thân Ngô Thiên Sách cùng chúng tướng dần nghĩ ba mặt Tây Bắc, Tây và Tây Nam sẽ là nơi căng thẳng hơn cả mà lại quên mất một trong những sở trường của Thiên Đức quân mà đánh thọc sườn. Và E Hồng Hà chính là m·ũi d·ao sắc nhọn vung ra đúng lúc khiến chúng tướng tường Trường Châu lâm vào thế bị động.

Trịnh Khang, Lưu Kiền và vài trăm cung thủ của Lý Mộc Trang di chuyển từ bến Bút và bãi Yên Mạc sang đất Tây Sơn, dự định đánh tập hậu Lý Kế Nguyên trong khi vài trăm thủy quân của Lê Cát Bảo từ nơi đóng quân ngược dòng lên hướng Đông Bắc để vào sông Bến Đáng phối hợp với Võ Trung, Trình Minh Đạo.

Trước đó Dương Vũ Thư đang ở Kim Sơn, đúng đến tối ngày 7 tháng Giêng cho quân nhổ trại, quân ngậm tăm, ngựa tháo nhạc lặng lẽ đi suốt đêm tiến đến bãi Yên Mạc. Quân đi trong đêm không đốt đuốc, trinh sát dẫn đường cho tiền quân Thái Bình vô tình dẫn đơn vị đi thẳng vào vị trí quân cung thủ của Lý Mộc Trang cũng vô tình mới nghỉ chân. Hai bên nhận ra đối phương thì đã muộn, trận chiến giáp lá cà xảy ra giữa một tiểu đoàn bộ binh và gần một nghìn tay cung trên cánh đồng đầy những gò đống với những bụi cây lúp xúp. Quân Thái Bình tuy ít hơn nhưng đao kiếm và giáp sắt mỏng che thân giúp họ chiếm lợi so với quân cung nỏ yếu về cận chiến. Chiến trường sặc mùi máu tanh nồng trong đêm thượng tuần lạnh lẽo. Bấy giờ Dương Vũ Thư mới đến cùng trung quân. Lý Mộc Trang liệu thế bất lợi bèn thu binh chạy về phía Đông bãi Yên Mạc. Tiền quân Thái Bình mất gần hai trăm binh sĩ, Lý Mộc Trang thiệt phân nửa binh lực trong trận tao ngộ chiến diễn ra trong nửa tuần hương. Khai thác tù binh, Dương Yên Thư nắm được cơ bản binh lực của Lý Mộc Trang và quân thủy của Lê Cát Bảo gần bãi Yên Mạc. Bởi vậy quân Thái Bình tạm đóng quân ở phía Tây bãi Yên Mạc. Sau vài trận chiến, Trung đoàn Thái Bình thiệt hại một phần tư quân số, cần phải hành động cẩn trọng.

Hai bên thăm dò nhau ráo riết. Biết Lý Mộc Trang cùng toán thủy quân di chuyển, Dương Vũ Thư đồ rằng Lý Kế Nguyên đã đạt được mục đích bèn đưa quân vượt sông sang đất Tây Sơn trong đêm, bám theo bọn Lý Mộc Trang, Trịnh Khang và Lưu Kiền.

Tại ngã ba sông Càn sau nhiều ngày tình hình không có biến chuyển. Chiều muộn ngày 8 tháng Giêng, Tiểu đoàn 169 Thủy Đường theo chân Triệu Tử Thạch sang bờ tả ngạn sông Càn tức tốc hành quân về hướng Đông Bắc, đến bãi Yên Mạc lúc tờ mờ sáng ngày Rằm tháng Giêng thế chân Dương Vũ Thư giữ bãi Yên Mạc, uy h·iếp hồ Đồng Thái, chặn đường lui của thủy quân Lê Cát Bảo về Trường Châu. Triệu Tử Thạch cùng hơn ba trăm quân địa phương Dương Vũ Thư để lại gấp rút làm hàng chục Cự thạch pháo, đắp ụ đất ven vờ sông.

Lê Cát Bảo, Nguyễn Văn Tài cùng chúng tướng trấn nơi ngã ba sông có phần nao núng khi biết mặt sau bị một đội quân Thiên Đức đánh chiếm, đường rút về Trường Châu bị uy h·iếp liền phái thám mã xin lệnh lui binh về giữ Tam Cốc. Thám mã đi buổi sớm thì đầu giờ chiều ngày 9 tháng Giêng, Trung đoàn 6 Thần Ngư bắt đầu dùng thần công pháo kích cầm chừng vào đội hình chiến thuyền của Lê Cát Bảo, Nguyễn Văn Tài. Cự thạch pháo Trường Châu đáp trả, song ngoài tầm bắn.

Trên bộ, Ngô Kình Ngư đưa Lữ đoàn Thiết giáp làm tiền quân che chắn cho Triệu Xa, Triệu Khánh Chi uy h·iếp quân doanh Trường Châu. Sau hai ngày với dăm cuộc t·ấn c·ông, Ngô Kình Ngư mất 12 xe thiết giáp che chắn bộ binh do trúng đạn đá. Nhờ vậy quân t·ấn c·ông chỉ mất hơn sáu mươi binh sĩ cả c·hết lẫn b·ị t·hương.

Đêm về sáng ngày 12 tháng Giêng, Trần Huy dùng quân khinh kị vòng sang cánh hữu, trời tờ mờ sáng thúc quân tập kích vào sườn trái đội hình của Lăng Nhất Trụ, Ngô Kình Ngư với mục đích phá bỏ các xe thiết giáp. Do đã đề phòng từ trước, Lăng Nhất Trụ lệnh ba quân nằm im chờ Trần Huy đến gần mới nhất loạt bắn tiễn và ĐB32M1. Trần Huy t·ử t·rận cùng 150 quân kị, hơn trăm quân kị còn lại quay đầu tháo chạy.

Để phối hợp với Trần Huy, Đặng Đống trong hữu doanh dẫn quân bản bộ xung phong trực diện. Các loạt tiễn phóng ra từ nỏ Liên châu vô dụng trước các tấm sắt mỏng. Quân thiết giáp kê nỏ bắn qua các lỗ đục sẵn chống trả. Đặng Đống tràn qua được sau khi chịu một số t·hương v·ong thì đụng phải quân của Triệu Xa. Kiếm tốt hơn, giáp che thân, khiên chắn của quân bộ cũng tốt hơn, lại thêm quân thiết giáp dùng hoả hổ quay lại đánh khiến Đặng Đống khốn đốn mở đường máu tháo chạy. Hữu doanh bị Ngô Kình Ngư nhân cơ hội đó chiếm được. Đinh Bộ Đông bên tả doanh quyết tái chiếm lại hữu doanh cho kì được. Ngô Kình Ngư, Lăng Nhất Trụ rút quân tránh sa đà vào trận tử chiến, đem hết lương thảo trong doanh về bản trại.

Quân bộ thất lợi, Lê Cát Bảo quyết đánh một trận sinh tử hòng đẩy lui quân Thần Ngư trên sông bèn dùng mấy mươi khinh thuyền chất đầy cỏ khô, hảo liệu chờ thủy triều rút, điểm hoả thả thuyền trôi theo dòng rồi dẫn thuỷ quân nương theo sau t·ấn c·ông bất chấp thiệt hại. Cao Lịch thấy địch liều c·hết dồn sức đánh bèn để Lan Ngư phủ bắn chặn hậu, cho binh lui về sau gần mươi dặm. Lê Cát Bảo không đạt được ý đồ, định truy Cao Lịch đến cùng nhưng thần công Thiên Đức bắn thẳng gây hư hỏng hàng chục chiến thuyền, binh sĩ kh·iếp vía, lại sợ bọn Lăng Nhất Trụ đưa pháo đến gần bờ chặn hậu hai mặt giáp công thì chẳng khác nào nướng quân nên đành thu quân.

Lê Cát Bảo nhận lệnh rút quân khỏi khu vực cửa Thần Phù về chiếm lại Đông Sơn, Tây Sơn và ải Cửu Chân Quan. Bàn với chúng tướng, cả bọn đồ rằng một khi rút quân nhất định Thiên Đức sẽ truy. Bởi thế, Lê Cát Bảo quyết định bọn tướng bộ binh gồm Đặng Đống, Đinh Bộ Đông sẽ đưa quân bản bộ lên thuyền chiến. Đào Lang chỉ huy gần năm trăm kị quân bảo vệ sườn phải nhằm đối phó quân Thiên Đức đang chiếm bãi Yên Mạc. Nguyễn Văn Tài giữ năm trăm thủy quân và hơn ba mươi thuyền giữ đường thủy, có bọn Lê Xuân Vinh, Lã Quốc Tuấn chỉ huy Cự thạch pháo yểm trợ.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.