Cuối năm cũng như lệ thường nhà vua tổ chức yến tiệc và cũng là lễ mừng công ban thưởng. Các tướng có nhiều công lao như Trần Hưng Đạo. Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng … và Mạnh đều được thăng chức và trọng thưởng thêm nhiều ruộng đất. Mạnh được chuyển sang làm quan thượng thư làm trong Bộ Hộ, anh là quan thượng thư trẻ nhất từ trước đến nay của triều Trần.
Năm nay mùng hai Mạnh đã cùng đoàn sứ bộ lên đường đoàn sứ bộ đã phải lên đường để kịp dự lễ khai triều năm mới của nhà Nguyên vào ngày 16 tháng 1 âm lịch. Đây cũng là lúc các nước đến để chúc mừng và dâng lễ vật mừng năm mới lên Hoàng Đế nước Nguyên. Do đó anh cũng không kịp về quê ngoại ăn Tết mà chỉ có Quỳnh Dao về quê sau khi tiễn anh lên đường. Sứ đoàn gồm năm mươi người bao gồm cả mười thân binh của Mạnh phải đi quãng đường hơn ba nghìn dặm từ Thăng Long lên biên giới qua Ải Mục Nam Quan, rồi đến Lưỡng Quảng đến Hồ Nam, Hà Bắc rồi mới đến Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay ).
Đích thân Hoàng thượng tổ chức lễ xuất hành cho đoàn sứ bộ để thấy sự coi trọng của mình đối với chuyến đi sứ lần này. Hoàng thượng dặn trưởng đoàn sứ bộ Đào Tiêu.
- Ta biết Khanh đi chuyến này rất khó khăn vì Nhà Nguyên đang rất thù hận nước ta vì thất bại vừa rồi. Ngươi phải biết lúc nhu, lúc cương đúng lúc để xoa dịu sự thù hận của nước Nguyên vừa lại giữ thể diện của nước ta. Càng kéo dài thời gian hòa bình bao nhiêu chúng ta càng có lợi bây nhiêu. Còn tránh được họa c·hiến t·ranh là điều ta mong muốn nhất.
Đào Tiêu cúi lạy và nói.
-Thần sẽ hết lòng hết sức để không phụ lòng mong mỏi của bệ hạ.
Hoàng thượng dặn riêng Mạnh
-Khanh đi lần này ngoài việc hỗ trợ trưởng đoàn, ta cũng rất mong ngươi thành lập được hệ thống quan thương, mở rộng kinh thương cho Đại Việt và lập được mối bang giao với các nước xung quanh để có thêm đồng minh hỗ rợ cho nhau chống lại nước Nguyên nếu có c·hiến t·ranh xảy ra.
Mạnh cúi lạy và nói.
-Thần sẽ hết lòng vì bệ hạ và xã tắc.
Đức vua đứng trước cổng Hoàng thành nói lớn với tất cả mọi người đoàn sứ bộ.
-Bây giờ mới là mùng hai tết mọi người đã xa nhà phải lên đường vất vả vì xã tắc Trẫm rất cảm thông nhưng vì việc nước lên không thể làm khác. Trẫm mong sứ đoàn lần này giúp nước nhà tránh họa binh đao. Chúc mọi người lên đường bình an.
Mọi người trong sứ đoàn bái lạy đức vua rồi lên đường, ngoài năm xe cống phẩm còn có ba xe chở hàng của Mạnh để đi chào hàng với các bạn hàng. Lúc này Quỳnh Dao đến nắm tay anh đặt vào tay anh chiếc vòng ngọc cô thường đeo và nói.
-Chàng đi rồi chóng trở về th·iếp đợi chàng.
Mạnh rất xúc động hai vợ chồng mới xa nhau mấy tháng vì c·hiến t·ranh giờ lại tiếp tục xa nhau vì công việc của anh.
-Anh đi mấy tháng cố gắng về trước hè, lần này anh sẽ có quà cho em rồi vợ chồng sẽ lại đi chơi tắm biển mùa hè nhé.
Lên ngựa đuổi theo sứ đoàn đi một đoạn anh ngoái lại vẫn thấy Quỳnh Dao đứng nhìn dõi theo, anh giơ tay vẫy tạm biệt rồi giục ngựa đuổi theo sứ đoàn. Đúng như dự đoán do tình hình giữa hai nước đang căng thẳng nên khi đoàn đến Mục Nam Quan lấy lý do đang năm mới nên viên quan trông Ải gây khó dễ không mở cửa. Sau một hồi chờ đợi vài canh giờ họ mới đưa xuống câu đối bảo nếu đối được thì cho qua không thì phải chờ tin tức của Triều đình mới đồng ý cho sứ bộ Đại Việt đi qua vì hai nước đang trong thời kỳ giao chiến. Kể từ khi Hốt Tất Liệt lên ngôi Hoàng đế, khác với ông mình là Thành Cát Tư Hãn dùng võ công để lập nước tranh thiên hạ nên trọng dụng võ tướng, ông chủ trương dùng văn để trị nước nên trọng dụng nho quan. Hốt tất Liệt đã cho mở hơn một trăm trường học để đào tạo ra các văn quan phục vụ triều đình. Nên việc dùng văn đối đáp trở lên phổ biến ở nước Nguyên lúc này.
Sau khi nhận được đề bài để trong cái hộp gỗ, trưởng đoàn mở ra bên trong tờ giấy có ghi câu đối là “Qua cửa quan chậm, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan”. Một câu đối rất hiểm hóc, nội dung nói lên việc sứ thần đang cần qua cửa để sang Yên Kinh. Song, khó ở chỗ, trong mười một chữ của vế ra lại có tới bốn lần nhắc đến chữ “quan”. Trưởng đoàn vốn là Trạng Nguyên nên sau một lúc suy nghĩ đã đáp lại vế đối là” Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin tiên sinh đối trước”. Vế đối có bốn chữ “đối” nghĩa lý rất sâu sắc, tề chỉnh. Quan lính nhà Nguyên nghe ông Trạng nước Nam đọc vế đối rất phục đã phải mở cửa ải để sứ đoàn Đại Việt đi qua.
Khi qua Ải quan giữ ải cứ một viên tiểu tướng dẫn hai mươi người vừa là dẫn đường vừa bảo vệ và giá·m s·át đoàn sứ thần Đai Việt đến thành Ung Châu thuộc Lưỡng Quảng. Dọc đường sứ bộ được bố trí nghỉ ở các dịch trạm. Thông thường một đoàn sứ bộ sang triều cống Thiên triều thể hiện nước lớn nên các dịch trạm phải tiếp đón chu đáo, ngoài ra khi về Thiên Triều cũng phải ban thưởng cho nước nhỏ để thể hiện sự giàu có của mình nên việc tiếp đón cũng rất tốn kém. Mạnh âm thầm ra lệnh cho AI thả flycam trinh sát để do thám đường, thời tiết phòng sau này lập bản đồ.
Do là mùa đông lên càng đi sâu vào nội địa càng lạnh, do đã được hệ thống AI cảnh báo trước nên Mạnh thiết kế riêng cho mình một chiếc xe ngựa có đặt lò sưởi bên trong, đóng gỗ dày sàn có trải lông thú cửa sổ có lắp kính bên trong để dễ quan sát và bên ngoài. Anh và Cẩn ngồi trong xe ngắm phong cảnh nước Nguyên. Khi đến thành Ung Châu thì bắt đầu thấy cảnh tuyết rơi. Sống hai cuộc đời nhưng lần đầu tiên thấy tuyết rơi Mạnh cũng thấy thích thú. Anh và Cẩn cũng tò mò ra ngoài ngắm và chơi tuyết một lúc, rồi đi vào vì lạnh. Anh cũng muốn nặn người tuyết như trong các phim nhưng do phải giữ thể diện vai trò của sứ thần Đại Việt nên anh không thể làm như vậy. Sau khi viên tiểu tướng đến phủ thành chủ bàn giao sứ đoàn cho thành Ung Châu tiếp nhận thì y quay về, thành Ung Châu cử một viên tiểu tướng và quan binh đến. Mới gặp mặt y đã tỏ thái độ lạnh nhạt chỉ dặn không được tự ý ra ngoài do vừa mới c·hiến t·ranh xong, lúc nào đi phải xin phép và y sẽ cử người đi hộ tống thực ra để giá·m s·át sứ đoàn. Thành Ung Châu là thành từng bị Lý Thường Kiệt dẫn quân công phá nên anh cũng muốn thăm thú chiến tích của tiền nhân nhưng bị làm khó dễ nên đành từ bỏ.
Nhìn ra ngoài dịch trạm anh thấy cũng như Đại Việt, thành Ung Châu cũng đủ các hạng người qua lại, nhiều trẻ em quần mặc quần áo mỏng rách rưới nô đùa, chạy dưới tuyết lạnh. Các nước lớn hay nhỏ thì tầng lớp nghèo khổ cũng khổ cực như nhau, chỉ có tầng lớp quý tộc là sung sướng mà thôi. Nghỉ ngơi một ngày sứ đoàn lại tiếp tục lên đường, từ thành Ung Châu Mạnh thấy kiến trúc của vùng này đặc trưng của Trung Hoa khác hẳn Đại Việt. Các ngôi nhà gạch nhiều hơn lợp mái ngói đen chứ không phải ngói đỏ như Đại Việt. Sau nhiều ngày lặn lội vất vả sứ đoàn cũng kịp đến thành Bắc Kinh trước ngày đại lễ diễn ra.
Nhìn từ xa thành Bắc Kinh đã thể hiện sự hùng vĩ, từ xa có thể nhìn thấy các đoạn Vạn Lý tường thành được xây vắt qua các ngọn núi, Mạnh khâm phục sự lao động của người xưa trong thời kỳ còn lạc hậu đã xây được trường thành hùng vĩ như vậy. Riêng thành ngoài của Yên Kinh được xây bằng gạch cao ba mét nhìn sơ cũng đoán ra chiều dài và rộng gấp ba lần thành Thăng Long. Bên trong thành có xây dựng các khu công viên, nhà cửa xây kiểu hai tầng thấp xây san sát, Mạnh cũng không quá ngạc nhiên vì thời của anh nhà cửa còn xây to lớn hơn rất nhiều nhưng với Cẩn thì thực sự như là một thiên đường lên hết ngó đông lại ngó tây. Đường phố Yên Kinh cũng tấp nập nhiều ngựa xe hơn, thương nhân các nước đến buôn bán cũng nhiều, có thể dễ dàng phân biệt họ qua trang phục người Ba Tư từ Trung Á, người Hồi Giáo, người Châu Âu ... cũng thấy xuất hiện ở Yên Kinh. Mạnh hiểu đây đang là trung tâm thương mại lớn nhất thế giới, nơi mà anh muốn kinh doanh buôn bán.
Sứ đoàn được đưa đến khu vực sứ quán các nước được xây dựng thành khu riêng khá lớn. Sứ đoàn Đại Việt đặt ở gần sứ đoàn Tam Phật Tề ( thuộc lãnh thổ Indonesia và một phần Malaysia ngày nay ).