Về Thời Trần Bán Thực Phẩm Chức Năng

Chương 126: . Đến núi Lư Sơn.



Chương 126. Đến núi Lư Sơn.

Sau vài ngày cuối cùng cũng đã đến nơi, theo hướng dẫn của giáo sư Xoay đã xác định được vị trí khu lăng mộ. Khu này khá hoang vu xung quanh không có xóm làng nào, khu lăng mộ được đắp như một quả đồi nhìn kỹ giống hình kim tự tháp. Đặc biệt trên quả đồi không có một bóng cây. Theo như giáo sư Xoay thông báo các nhà khoa học có giả thiết các kiến trúc sư Hy Lạp đã giúp Tần Thủy Hoàng xây dựng lăng mộ này, vì các nhà khoa học Hy Lạp là người nghiên cứu nhiều nhất về kim tự tháp ai cập thời cổ đại. Đặc biệt trong số tượng đất binh sĩ có một số người có khuôn mặt giống người Hy Lạp.

Sau khi đến quả đồi mọi người tỏa ra xung quanh để kiểm tra. Lão già Hồng Thất Koong dùng La Kinh để dò huyệt mộ chính, còn tên Hoàng dùng que thuốn bằng sắt dài cắm xuống đất sau đó kéo lên rồi đưa lên mũi ngửi. Hoàng khẳng định.

- Mộ huyệt này chắc cuối thời Chiến Quốc, chắc có nhiều đồ có giá trị.

Mọi người đều vui mừng, lúc này Trương Tam Phong cũng chào từ biệt Mạnh để trở về Võ Đang, ông ta muốn lên núi để bế quan tu luyện củng cố lại những võ công mới học và những sáng tạo của mình để khai tông lập phái. Trước khi đi Trương tam Phong hỏi anh tên dị nhân đã truyền dạy võ học để ông có thể lập bài vị phong làm tổ sư, Mạnh lúng túng nên đáp bừa.

-Tại hạ không biết, hình như là Trương Chân Nhân

Trương Tam Phong nghĩ thầm “ Người đó cũng họ trương giống mình, mình lại nhận được chân truyền cũng là hữu duyên “ sau khi từ biệt Trương Tam Phong trở về núi Võ Đang. Buổi tối hôm đó Mạnh âm thầm đi ra phía Nam, theo giáo sư Xoay thông báo lúc khai quật mộ ở thế kỷ 22 các nhà khảo cổ phát hiện có một đường ngầm thoát ra ngoài có thể do các người xây dựng mộ làm ra ở phía Nam. Thời chiến Quốc phần lớn khi xây dựng mộ cho vua chúa những người xây mộ đoán có thể bị chôn sống nên họ thường bí mật xây một lối thoát để khi bị chôn sống cùng chủ nhân ngôi mộ sẽ theo lối đó thoát ra ngoài. Tiếc là Hồ Hợi khi kế vị Tần Thủy Hoàng đã sai g·iết hết những người xây mộ. Sau này y còn g·iết cả những người anh em cùng cha khác mẹ với mình vì sợ những người này c·ướp ngôi đúng là một vị Hoàng Đế tàn bạo.

Anh lấy trong rương ra một con ro bốt chuyên để khám phá các hầm mộ. Nó nhìn giống con dế nhưng dài tới nửa mét, nặng hơn 10 kg. Theo như Giáo Sư Xoay giới thiệu con rô bốt có thể đào hầm, khoan thủng bê tông, có thể bơi lặn dưới nước hoặc thả các fly cam để quan sát thám hiểm các vị trí trong hầm mộ. Anh muốn máy thá·m s·át vẽ lại toàn bộ vị trí ngôi mộ cũng như các cạm bẫy ngầm để giảm bớt nguy hiểm khi mọi người đi vào. Sau hai ngày hệ thống đã vẽ xong sơ bộ hệ thống hầm ngầm và vẽ lại bản đồ. Anh sao chép lại sơ lược sau đó triệu tập nhưng người phụ trách đào mộ cổ bàn bạc để tìm cách đột nhật ngôi mộ này. Anh nói đây là bản đồ mà ngày xưa một trong những người thợ xây lăng mộ đã thoát ra truyền lại cho con cháu, do có cơ duyên nên anh đã chép lại được bản đồ trước khi nó bị hủy.

Mọi người tập trung nhìn trên bản đồ, mấy tay chuyên trộm mộ quan tâm nhất lối vào và phòng chính để quan tài và cất giữ châu báu. Nhưng với Mạnh hệ thống bẫy ngầm là một trong những điều anh lưu tâm nhất, có sống sót trở ra mới có cơ hội để hưởng những đồ mình lấy được. Lữ Danh Thuận nói.

- Có lối ngách này vào là rất thuận lợi đỡ tốn thời gian để đột nhập. Thường cửa chính sẽ được đóng từ bên trong rất khó phá và nhiều cạm bẫy sẽ được cài đặt ở cửa ra vào.

Lúc này Hồng Thất Công nhìn kỹ rồi mặt biến đổi, giọng run run vì xúc động.

-Cái này nếu ta không nhầm thì đây chính là mộ của Tần Thủy Hoàng vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa đã đồn đại từ lâu mà chưa ai tìm thấy. Nếu đúng thì chúng ta trúng quả to rồi.

Mạnh giật mình, dù anh cố tình vẽ sơ sài nhưng Hồng Thất Công nhìn bố cục của khu mộ đã đoán ra chứng tỏ ông ta rất nhiều kinh nghiệm trong việc khám phá mộ cổ. Kim Oanh cho người gửi thư về cho Hoàng Nhan Hồng Liệt để bố trí thêm xe và trợ thủ để áp tải đồ cổ, cô đoán hàng trong lăng mộ phải chở bằng nhiều xe mới hết. Lúc này mọi người hào hứng bàn cách phá hệ thống các bẫy, ai cũng muốn lưu danh thiên cổ là những người đầu tiên đột nhập được vào lăng mộ của vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa.

Cạm bẫy đầu tiên trong lăng mộ là một biển cát ở xung quanh, khiến những k·ẻ t·rộm mộ không thể xâm nhập bằng cách đào hố. Cát lún là một trong những phương thức sớm nhất mà người xưa dùng để đề phòng t·rộm c·ắp. Để duy trì độ lún và dòng chảy của cát, những người thợ thủ công cổ đại đã phải nung những loại cát này ở nhiệt độ cực lớn để bất cứ lúc nào chúng cũng có thể dễ dàng lún xuống. Khi tên trộm lún đến tầng sa lưu (cát lún) thì hắn chỉ có thể bị nhấn chìm càng sâu. Cát sẽ tự động lấp đầy chỗ tên trộm vừa bị lún xuống. Một khi đã rơi vào, cửu tử nhất sinh.

Thậm chí, ngay cả khi vượt qua phòng tuyến thứ nhất, k·ẻ t·rộm mộ cũng không chắc mình có thể sống sót không khi tiến sâu vào bên trong. Có rất nhiều cửa, các lối đi, đều ẩn giấu những chiếc nỏ. Một khi chạm vào, nỏ sẽ tự động b·ắn h·ạ kẻ xâm nhập, loại nỏ làm từ chất liệu gỗ dâu lấy từ Nam Sơn. Loại v·ũ k·hí này là “kình nỏ” sở hữu tính năng và lực sát thương rất mạnh. Theo tính toán của hệ thống, loại nỏ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có tầm bắn hơn tám trăm mét, sức căng lên tới hơn ba trăm năm mươi cân và tự động vận hành.

Không những thế, trong lăng mộ còn có cạm bẫy gọi là bẫy lật liên hoàn. Mặt trên những tấm phản gỗ được rải một lớp cát, bên dưới đào một chiếc hố lớn chứa đầy những thanh đao sắc nhọn dựng đứng. Không chỉ vậy, trên mỗi lưỡi đao đều tẩm chất kịch độc. Một khi đã rơi xuống hố sẽ bị dao kiếm đâm xuyên qua da thịt, c·hất đ·ộc thấm vào xương tủy mà c·hết đi. Hơn nữa sau khi tấm gỗ lật xuống sẽ lập tức trở lại trạng thái ban đầu, chờ đợi những người tiếp theo rơi xuống.

Ngoài ra còn có hoả phục là chiếc bẫy giống với hóa học hiện đại. Người xưa sử dụng khí và những hóa chất dễ cháy để t·hiêu s·ống những k·ẻ t·rộm mộ. Một phòng sẽ được lấp đầy bởi khí mê tan, một phòng khác Phốt pho. Khi mở cửa lăng mộ, một cơ chế bí mật sẽ được kích hoạt trộn hai chất này lại với nhau sẽ lập tức gây cháy, thậm chí là p·hát n·ổ. Phản ứng xảy ra nhanh chóng kiến k·ẻ t·rộm không kịp bỏ chạy.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng có chiều dài hai trăm sáu mươi mét từ Đông qua Tây và rộng một trăm sáu mươi mét từ Bắc xuống Nam. Với tổng diện tích 41.600m2, tương đương diện tích năm sân bóng đá quốc tế, đây là lăng mộ lớn nhất trong triều đại Tần và Hán.Khu vực lăng mộ trung tâm được xáy giống cung điện của Tần Thủy Hoàng khi ông còn sống nhưng diện tích bằng một phần ba. Nơi đây chiếm đến hai phần ba tổng diện tích lăng mộ.

Bên ngoài lăng mộ được xây dựng kiên cố, các bức tường thành bao quanh lăng được làm từ tro trắng, đất cát, hoàng thổ và được thêm vào gạo nếp cùng đinh sắt, có tác dụng chống mưa gió rất tốt, thậm chí thuốc nổ bình thường cũng khó lung lay bức tường này.

Bên trong lăng mộ có những dòng sông xây bằng thủy ngân, sự phân bố này trùng khớp với vị trí của hai con sông lớn của Trung Quốc là Hoàng Hà và Dương Tử. Nói cách khác, lăng mộ là một bản sao của lãnh thổ thuộc về vua Tần và được bao phủ bởi thủy ngân. Máy thăm dò đo được lượng thủy ngân trong lăng mộ ước tính cao gấp hai trăm tám mươi lần bình thường ước tính căn phòng chôn cất hoàng đế Tần Thủy Hoàng có thể chứa tối đa khoảng một trăm tấn thủy ngân, trong khi đó, mức thủy ngân cao nhất ở phía Đông Bắc và cao thứ hai ở phía Nam.

Trên vòm trần là một bầu trời giả đặc gắn các viên dạ minh châu tượng trưng cho trăng sao và các vị tinh tú. Riêng số lượng dạ minh châu gán trên bầu trời giả cũng đến cả nghìn viên là một gia tài. Nhìn kỹ bản đồ Lữ Danh Thuận nói.

-Mọi người xem đi, tính từ đỉnh mộ nơi này tính ra thì còn cách mộ chính rất xa. Những người từng đến đây nếu dựa theo phương pháp tầm long điểm huyệt, nhất định đi đến chỗ này là phải dừng lại. Chỗ này là “đầu rồng” theo lẽ thường mộ phải nằm ngay phía dưới. Nhưng mọi người xem, đi tiếp vào trong sẽ thấy đây là một cái động nhân tạo rất lớn, ai chưa vào căn bản không thể biết bên trong còn có một động tiên, đây mới thực sự là “đầu rồng”. Người thiết kế ra ngôi mộ này nhất định cực kỳ am hiểu thuật tầm long điểm huyệt, đã tạo sẵn một cái bẫy ở đây cho bọn họ chui vào. Nếu tôi đoán không lần thì phía dưới “đầu rồng” giả này là một nấm mộ giả cơ quan trùng trùng!

Lữ Danh Thuận thấy mọi người chú ý lắng nghe đến nhập thần mới đắc ý nói tiếp:

-Nếu không có tấm bản đồ này thì dẫu là ông tổ của tôi tới đây không chừng cũng dính trấu.

Phương án đột nhật từ phía đỉnh lăng mộ giống kim tự tháp và không thể, mọi người thống nhất đi vào bằng lối các phu người xưa xây để thoát hiểm tuy nhiên phải đào hơi lâu và mất công. Đào đến đâu phải chống hầm bằng gỗ chắc chắn đến đấy đề phòng sập hầm c·hôn v·ùi mọi người.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.