Về Thời Trần Bán Thực Phẩm Chức Năng

Chương 84: . Trận Vạn Kiếp



Chương 84. Trận Vạn Kiếp

Kiếp Bạc nơi có tổng hành dinh của Trần Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp có núi Rồng hình tay ngai, bao bọc những thung lũng của sông Thương ăn sâu vào hẻm núi, có thể tập kết hàng nghìn chiến thuyền trước khi xung trận. Phía Bắc là hệ thống núi rừng trùng điệp, nơi có thể giấu hàng vạn quân, lập căn cứ an toàn. Phía nam có làng mạc trù phú, lắm của nhiều người, là nguồn cung cấp nhân lực, vật lực to lớn cho c·hiến t·ranh. Từ trên các đỉnh núi có thể quan sát cả một vùng sông nước bao la, tạo thế "tiền công hậu thủ" trở thành trọng địa quân sự.

Cùng với đó, sông Lục Đầu (còn gọi là sông Bình Than) là đoạn cuối sông Thương dài hơn mười ki lô mét, chỗ rộng nhất hơn một ki lô mét chảy sát qua mé tây nam đất Vạn Kiếp là nơi hợp lưu của sáu con sông gồm sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Thái Bình và sông Kinh Thầy. Do đó, Vạn Kiếp có vai trò quan trọng về giao thông, giao thương kinh tế, và quân sự của cả vùng Đông Bắc. Với vị trí địa chính trị quan trọng nên trong các cuộc hành binh xâm lược của phương Bắc, chúng thường đi đường thuỷ vào sông Bạch Đằng rồi ngược vào sông Kinh Thầy, tập kết ở sông Lục Đầu trước khi t·ấn c·ông vào Thăng Long cùng với cánh quân bộ từ Lạng Sơn xuống. Với vị thế quân sự trọng yếu đó, sông Lục Đầu luôn là điểm quyết chiến chiến lược, căn cứ quân sự chốt giữ ở phía đông bắc kinh đô Thăng Long.

Tại Vạn Kiếp, Hưng Đạo vương hội quân hơn tám vạn thì Thoát Hoan cũng hội quân ở Nội Bàng một lực lượng lớn gần hai mươi vạn quân. Cả hai bên đều ra sức tranh thủ chỉnh đốn đội ngũ. Về phía quân ta, Hưng Đạo vương bố trí thế trận phòng thủ mới ở các vùng Bắc Giang (gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, một phần Hà Nội ngày nay) Vạn Kiếp (thuộc Chí Linh, Hải Dương ngày nay).

Dựa vào địa thế vùng này, Trần Hưng Đạo đã bố trí một phòng tuyến lớn trên sông Lục Đầu. Ông cho đóng quân ở Vạn Kiếp và một số địa điểm khác dựa vào thế núi ở tả ngạn sông Lục Đầu, ở hữu ngạn quân ta còn đóng tại núi Phả Lại (huyện Quế Võ, Bắc Ninh).

Trong thế trận mà Hưng Đạo vương đã trù tính, vùng Bắc Giang lúc này như tấm khiên trực tiếp che chắn cho kinh thành Thăng Long, còn căn cứ Vạn Kiếp như ngọn giáo chực chờ phản kích giặc. Các phòng tuyến nhỏ ở Bình Than, Phả Lại được củng cố rào lũy, tăng cường quân thủy bộ. Thủy quân chốt giữ chặt chẽ các ngã sông để tiện bề tiến thủ.

Hưng Đạo Vương đem hơn một nghìn chiến thuyền bày trận "dực thuỷ" cách Vạn Kiếp mười dặm ở khu cửa sông Đuống thông với sông Lục Đầu, hai mươi chiếc Mông Đồng bọc đồng và trang bị nhiều đại bác là chỗ dựa lớn nhất của thủy quân. Quân thuỷ nhà Trần dựa vào bãi nổi Đại Than xây dựng một hệ thống phòng thủ kiên cố, có thuyền chiến kết hợp cọc gỗ giữa sông. Trên bờ, rào gỗ được dựng lên làm chiến luỹ. Sau chiến luỹ, các cỗ pháo đã chuẩn bị sẵn sàng bắn vào quân giặc, lúc này triều đình đã cho tăng cường thêm hỏa pháo lấy từ thành Thăng Long. Số phảo lớn lên đến một trăm khẩu, chưa kể pháo trên các chiến thuyền. Vua Trần hằng ngày đều cho người nghe ngóng tin tức chiến sự.

Lúc này ở Nội bàng, Thoát Hoan cũng đang họp cùng với các viên tướng lĩnh nhận thấy không thể lựa chọn t·ấn c·ông vào Bắc Giang trước. Nếu đánh xuống Thăng Long theo đường Bắc Giang, quân Nguyên sẽ rơi vào thế gọng kìm, bị đại quân của Hưng Đạo vương ở Vạn Kiếp phối hợp với thủy quân của vua Trần ở Thăng Long trước sau cùng đánh. Thoát Hoan thấy rằng không còn cách nào khả thi hơn cách đánh vào Vạn Kiếp trước, rồi mới từ đó đánh vào Thăng Long bằng đường vòng.

Sau khi bàn bạc Thoát Hoan cùng các tướng Nguyên lên một kế hoạch để đánh một trận lớn t·ấn c·ông vào Vạn Kiếp, hòng đánh tan lực lượng chủ lực của Đại Việt trước khi t·ấn c·ông Thăng Long. Hắn hy vọng sẽ đánh một trận quyết định thành bại ngay tại Vạn Kiếp. Thoát Hoan hạ lệnh cho Ô Mã Nhi là một tướng dũng mãnh, có tài về thủy chiến bậc nhất trong quân Nguyên, được phong danh hiệu Bạt Đô (nghĩa là dũng sĩ vô địch, theo binh chế nước Nguyên) lập xưởng đóng thuyền dã chiến đồng thời c·ướp các thuyền của dân quanh vùng để lập đội thủy quân. Ô Mã Nhi được giao chỉ huy đội thủy quân, nhận nhiệm vụ phối hợp với quân trên bộ và đánh chặn đường rút lui của quân Đại Việt.

Sau một tháng chuẩn bị, Thoát Hoan giao cho Ô Mã Nhi làm tiên phong, cầm đầu 10 vạn quân chia làm nhiều hướng t·ấn c·ông vào Vạn Kiếp. Thoát Hoan thì dẫn mười mấy vạn quân còn lại theo sau làm lực lượng dự bị. Y ra lệnh cho thủy quân do Ô Mã Nhi cầm đầu đánh vào phòng tuyến Bình Than. Bộ binh địch cũng tiến dọc bờ sông phối hợp, đồng thời tiến đánh núi Phả Lại. Ô Mã Nhi và Thủy quân Nguyên cậy vào máy bắn nỏ ( trọng nỗ ) pháo thần công ở trên bộ hỗ trợ, hùng hổ tiến vào.

Khi thấy thủy quân của địch tiến lên, Trần Khánh Dư ra lệnh cho hai mươi chiếc Mông Đồng tiến lên. Thuyền quân ta dàn hàng ngang, mỗi hàng mười chiếc, sau khi súng thần công phía mũi thuyề bắn một loạt đạn, hàng đầu dừng lại nạp đạn, hàng sau lại tiến lên bắn. Hàng chục viên đạn rơi xuống sông tạo lên những cột sóng cao, những chiến thuyền nhỏ của địch bị đạn rơi sát bên cạnh cũng chòng chành như muốn lật, những chiếc nào trúng đạn thì gãy làm đôi. Quân địch bên bờ dùng súng thần công và trọng nỗ bắn vào những chiếc Mông Đồng, tuy nhiên do được bọc đồng nên tổn thất không đáng kể, khẩu pháo bên mạn khai hỏa, hàng trăm viên đạn rơi vào đội hình địch phá hủy nhiều pháo và trọng nỗ và quân địch cũng c·hết như rạ. Lúc này những khinh thuyền của thủy quân Đại Việt xông lên, mỗi thuyển có năm tay chèo và một khẩu pháo thần công phía mũi. Pháo đạn ria bắn vào thuyền địch sau đó cung nỏ bắn như mưa vào các thuyền địch.

Qua thiên lý nhãn phát hiện thuyền lớn có khả năng là thuyền chỉ huy, Trần Khánh Dư cho mẫu tử thuyền xông đến. Năm chiếc mẫu tử thuyền xông về phía thuyền chỉ huy, mặc dù nhiều thuyền địch ngăn cả nhưng cuối cùng một chiếc đâm vào thuyền chỉ huy, lính trên thuyền đốt chất dẫn cháy và thuốc nổ ở mũi thuyền sau đó lên thuyền con rút lui. Thuyền mẹ p·hát n·ổ cháy lan sang thuyền chỉ huy, Ô Mã Nhi đang trên thuyền chỉ huy hốt hoảng may có Phàn Tiếp lái thuyền đến tiếp ứng đưa Ô Mã Nhin nên thuyền mình. Dòng sông Lục đầu trong xanh lúc này chuyển sang màu đỏ vì máu, Sau nửa ngày giao chiến thủy quân địch thiệt hại quá nửa, Ô Mã Nhỉ phải ra lệnh rút lui.

Vạn hộ Nghê Thuận dẫn một vạn kỵ binh và bốn vạn bộ binh t·ấn c·ông vào đội hình quân ta ở núi Phả Lại, Phạm Ngũ Lão dẫn một vạn bộ binh chống đỡ. Phát hiện quân Đại Việt Vạn hộ Nghê Thuận dẫn năm nghìn kỵ binh xông lên. Phạm Ngũ Lão cho ba khẩu pháo thần công mang theo nã vào đội hình kỵ binh địch nhưng do địch tản ra lên t·hương v·ong không lớn. Anh cho bày trận chống kỵ binh bao gồm ba nghìn lính giáo dài và khiên chia làm ba hàng đứng trước. Quân cung nỏ đứng phía sau, quân đao và hỏa hổ bảo vệ hai bên cánh. Khi quân địch đến gần quân ta bắn cung và ném hỏa hổ, Nghê Thuận cho kỵ binh chia đôi đánh vào hai cánh. Hai cánh phun hỏa hổ và đội hình địch, tuy nhiên do có phòng bị nên giặc không đánh cận chiến mà chỉ bắn cung vào quân ta.

Sau một hồi giao chiến quân ta phải bỏ chạy, Nghê Thuận dẫn quân đuổi theo khi đến Lưu Thôn thì rơi vào trận địa phục kích của ta, hàng chục khẩu pháo binh phục sẵn bắn vào đội hình địch làm quân địch r·ối l·oạn. Phạm Ngũ Lão dẫn quân phản kích. Nghệ Thuật vung gươm hô quân ổn định trận hình, Phạm Ngũ Lão mang thiết thương dẫn tinh binh xông thẳng vào trận hình địch. Hai bên giao đấu hai mười hiệp, Nghệ Thuật bị Phạm Ngũ Lão đâm một thương rơi xuống ngựa c·hết tại trận, quân địch hoảng loạn rút lui. Trận đầu tiên quân Đại Việt hạ được một tướng cấp bậc Vạn Hộ Hầu tại trận.

Tuy nhiên ngày hôm sau quân Nguyên cậy đông nối nhau t·ấn c·ông dồn dập. Các tướng Nguyên là Na Khai, Tôn Đức Lâm cùng đem quân phối hợp với Ô Mã Nhi, t·ấn c·ông quân của Đại Việt từ nhiều hướng. Dưới sông, thủy quân địch tỏ ra yếu thế hơn do thuyền của quân Đại Việt lớn trang bị tốt và thủy quân thiện chiến hơn, nhưng trên bộ thì kỵ binh địch lại chiếm thế thượng phong.

Vua Trần Nhân Tông được tin cấp báo, thân đem năm trăm chiến thuyền, năm vạn quân dự bị chiến lược từ Thăng Long lên tiếp viện cho quân của Hưng Đạo vương. Tổng cộng quân số Đại Việt tại Vạn Kiếp lúc này đã lên tới gần mười ba vạn quân, tuy vậy vẫn ít hơn quân của Thoát Hoan nhiều. mười ba vạn quân Đại Việt cùng gần hai mươi vạn quân Nguyên kịch chiến dữ dội, ba ngày trời bất phân thắng bại. Hai bên lại lui quân củng cố lại lực lượng và chờ đợi thời cơ.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.