Vương Gia Marxism

Chương 27: Luyện binh



“ Cao súng lên! ĐM! Cát lọt vô mần răng mà bắn!”

Trại Sông Con ( xã Sơn Lĩnh Hà Tĩnh ngày nay), các binh sĩ đang trong không khí hăng say luyện tập.

Ở đây người duy nhất có quyền mắng chửi đánh đập chính là Cậu Cả.

Có súng rồi mà không luyện tập thì ra trận cũng làm mồi cho bọn Pháp. Thế nên San thiếu đang gấp rút hết mức ngày đêm để binh sĩ làm quen với vũ khí mới.

Cuối tháng 10 năm 1858, trận chiến Đà Nẵng đã diễn ra được bốn tháng có lẻ. Quân Thứ Tổng Thống Đại Thần Quảng Nam là Nguyễn Tri Phương quả thật làm rất tốt, đóng chặt cửa không tiếp, đánh lẻ tẻ phục kích, khiến cho liên quân Pháp- Tây Ban Nha ở đây tiến thoái lưỡng nan.

Bọn người Tây Dương chết trận thì chẳng có bao nhiêu, mà chết do bệnh tả và kiết lỵ thì nhiều lắm. Dĩ nhiên cái này chỉ mình San thiếu biết được. Tức là Phương Đại Soái cầm chân quân địch rất hiệu quả. Với 4000 lính chuyên nghiệp vũ khí thô sơ cùng tầm 5000 dân quân trang bị sơ sài, chống lại 3000 giặc Tây có súng pháo vượt trội ròng rã hơn 4 tháng.

Có điều cụ Phương phòng thủ quá cực đoan. Trong lịch sử, bọn Tây rút phần lớn quân để đánh Gia Định, binh lực ở Đà Nẵng rất mỏng, đa số là bệnh binh – vậy mà cụ vẫn “kiên quyết" không ra đánh.

Phân tích chiến báo từ Đà Nẵng, San nhận định dù xảy ra sớm hai tháng nhưng diễn biến trận đánh vẫn không thay đổi. Kiểu gì bọn giặc cũng phải rút quân đi Gia Định. San thiếu sẽ căn đúng thời điểm xông vào "thịt gọn" lũ dặt dẹo này.

San không điên mà tự nghĩ rằng ngàn quân mới luyện, cầm trong tay Springfield Model 1842 có thể đấu với ba ngàn quân chuyên nghiệp , kinh nghiệm sử dụng Pattern 1853 Enfield Minié rifle. Cái đó không phải là tự tin mà là ngu dốt mù quáng.

Sách sử có nhận định trận Đà Nẵng như sau mà khiến San không thể nào quên được: “Kế hoạch "đánh mau, thắng mau" của đối phương tuy thất bại ở Đà Nẵng, nhưng, họ lại chọn được một vị trí khác (tức Gia Định) để thực hiện kế hoạch đó. Trong khi đại quân của triều đình Huế đang "án binh bất động, tự giam chân" (chủ trương "trì cửu") đằng sau các phòng tuyến, thì đại quân của họ lũ lượt kéo vào Nam hết rồi.”

Vì lịch sử thời gian thay đổi cho nên San thiếu không biết lúc nào quân Pháp- Tây Ban Nha rút. Nhưng thà đến muộn chút cho lành, đến nhằm khi bọn “quỷ mắt xanh” chưa rút thì quá bằng đi tìm chết.

Vả lại trong thời gian này tin vui liên tiếp từ “khu công nghiệp” Hương Sơn.

San thiếu không thể ngờ nổi thứ mà hắn bó tay chịu chết thì đám “thợ nhà nuôi” xử cái một.

“Lò thép Trần gia” thổi gang thành sắt non , loại hết cả Silic, Mangan, Sắt Oxit , Carbon biến thành xỉ. Nhưng sắt non quá mềm để chế tạo vũ khí hay súng ống. Ngay cả dùng chế tạo động cơ chân vịt “quay tay” cho chiến hạm vẫn miễn cưỡng vô cùng.

Cậu cả mải mê đi tìm Spiegeleisen, hợp kim của sắt-carbon-mangan. Dự định lúc nào kiếm được “ chuyên gia” luyện kim Châu Âu sẽ triệt để bay cao bay xa ở Đại Nam.

Nhưng nào ngờ mấy ông thợ rèn Đại Nam loay hoay một hồi nghĩ ra mấy phương pháp xử lý sắt non thành thép khiến cậu cả choáng váng. Những mấy phương pháp liền.

Phương pháp thứ nhất là pha gang kính nóng chảy vào bể “sắt non” bên trong lò Bessemer rồi nguấy.

À nhầm “Lò luyện thép Trần gia” mới đúng tên , làm gì có Bessemer ở đây, San thiếu đã quyết ăn cắp bản quyền rồi.

Cách này cái được của nó, tuy hơi tốn công luyện gang từ lò cao thành gang kính, nhưng công nghệ này các thợ Đại Nam biết.

Gang kính nóng chảy có đủ Mangan và Carbon bổ sung cho sắt non để thành thép Mangan.

Tất nhiên tỉ lệ chính xác như thế nào thì giời biết, nhưng chắc chắn sản phẩm là thép Mangan.

Phương pháp thứ hai lại là của người Ấn Độ, không hiểu ông tướng nào ở Đại Việt học lóm được mà dùng. Cho mảnh vụn sắt non cùng bột than vào nồi đất sét kín rồi đem đun trong lò nhiệt độ cao bằng than cốc… Thế là cũng có thép theo đúng tỉ lệ Carbon yêu cầu, có điều cách làm này chỉ cho ra những khối thép nhỏ không thể rót đúc và không có Mangan.

Phương pháp thứ ba dĩ nhiên là người Nhật hay làm, ủ thép trong than sau đó rèn gấp, lại ủ thép rèn gấp… cách quỷ này quá tốn thời gian nên loại.

San thiếu xem xét chán chê thì thấy cách tiện nhất là pha sắt non nóng chảy trong lò “Trần gia” với gang kính, sau đó rót đúc thép lỏng. Hắn xài luôn để tạm thời sản xuất thép ở Hương Sơn.

Có thép Mangan không rõ tỉ lệ sẽ có mũ sắt cùng tấm giáp che ngực.

San thiếu cho may áo ba lỗ vải thô dày, thoát khí tốt, phần ngực có khe để nhét tấm thép dày 3mm hình chữ nhật.

Như này ít nhiều cũng ngăn được đạn rồi.

Đây là kiểu áo giáp chống đạn hiện đại hay dùng, có điều tấm chống đạn không được làm bằng vật liệu nhẹ mà phải dùng thép tôi.

Méo mó có hơn không, miễn sao không chết là được tuốt.

Giờ này các nhân vật cốt cán của Trại Sông Con cũng như lính thường đều phải lăn ra đấy tập các bài trườn bò hay các bài đi khom chiến đấu.

Có điên mới dàn quân đọ súng với Pattern 1853 Enfield Minié. Tầm bắn kém hơn thì phải chơi chiêu khác. Cậu còn có hẳn một bài tập cho 400 thằng xài Colt Revolving Rifle. Súng này có nòng khương tuyến, bắn đạn Minié Ball hẳn 6 phát, lúc xung phong thì còn mạnh gấp mấy lần súng của bọn Pháp.

“ Phù phù.... “ bò bò bò... Nhắm bắn, kéo cò... Cán Gàn tập hết sức nghiêm túc.

“ Đại Đầu ... Đại Đầu...”

“Cái chi rứa?” Cán gàn quay sang bên nhìn kẻ đang gọi mình. Đó là Trần Tấn vừa là em họ vừa là bạn thân của hắn, nghe tin Cán muốn đi Đà Nẵng đánh Tây cho nên từ Thanh Chương Nghệ An mò vào đây đầu quân.

Trần Tấn không tầm thường, gã chính là lão đại ở Thanh Chương, biệt hiệu Bang Cửu. Nghe thôi cũng hiểu là dân anh chị máu mặt. Thì cũng phải thôi, Trần gia là mafia ở đất Hà Tĩnh thì quan hệ với xã hội đen xứ Nghệ là đúng rồi. Cùng hội cùng thuyền mà lại.

Tất nhiên Trần Tấn qua đây thì cũng phải cụp đuôi lại mà làm đệ của Cán ca.

Gã không qua một mình mà dẫn theo đàn em tầm bốn mươi đứa, cũng toàn là tay giang hồ có thể chiến đấu, nhưng kỷ luật kém, cho nên giờ đang phải tập xếp hàng bước đều quay trái phải ở một góc trại.

Mộ danh đánh Tây của Cán ca, mấy Võ Cử cấp thấp từ khắp nơi cũng xin gia nhập, như Nguyễn Vĩnh Khánh ở Hà Tĩnh, huynh đệ Nguyễn Thanh Long – Nguyễn Thanh Huấn người Nghệ An…

Ngoài ra còn có các đàn em từng vào sinh ra tử với Cán đã lâu như Nguyễn Long, Nguyễn Tài, Nguyễn Tạo.

Lần này là đi đánh Tây, không phải tạo phản. Đi đánh Tây lúc này chính là cửu tử nhất sinh, Vì theo tin từ Đà Nẵng đưa về, thì tàu Tây to như cái đình, pháo Tây bắn xa lắm, chưa thấy Tây đã bị nó bắn chết.

Cho nên lần này tụ tập với Cán toàn là những chí sĩ yêu nước và có tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm thật . Không phải cái đám muốn lật đổ triều đinh Huế.

San thiếu cho người của hắn bủa ra theo dõi tất thảy, nhưng không có gì khả nghi. Lạ lùng nhất là chẳng có ai trong giới nho sĩ Hà Tĩnh quan tâm đến hành động quả cảm cảm của Quang Cán.

Mà trong lịch sử có ghi Cán gàn quan hệ sĩ nho Hà Tĩnh tốt lắm kia. Lúc Cán phất cờ khởi nghĩa, sĩ nho làm vè, làm bài , thậm chí trực tiếp tham gia, ủng hộ thóc gạo kia mà? Chắc chắn có vấn đề. Câu chuyện tú tài Hồ Văn lại ùa về trong đầu San thiếu. Hắn ghim bọn này rồi. Chờ đánh xong Đà Nẵng về phải “giao lưu nhẹ” mới được.

Lại nói đến “Bang Cửu”nghe lão đại Hà Tĩnh hỏi thì giơ tay quệt mồ hôi trên trán đáp lời.

“ Mần răng mà Cậu cả nhà anh biết lắm hè?”

“ Thằng San con trai tau, dĩ nhiên biết nhiều.” Cán gàn vểnh mặt đáp...

“ Anh giỡi hỉ? Chứ răng khi nãy anh tập sai bị Câu San quất roi?” Trần Tấn bĩu môi.

“ Tau.... “ Cán Gàn bực mình không biết trả lời ra sao...

“ Nói chuyện cái chi rứa , còn không lo tập?” Đúng lúc này Cậu San từ xa nhìn thấy đôi bạn cùng tiến đang tranh thủ chém gió thì quát lên.

Cả hai rúm ró sợ hãi tiếp tục bò trườn...

Lúc này tại Đà Nẵng tình hình đang rơi vào giằng co.

Trong quân doanh ở bán Đảo Sơn Trà, nơi Liên Quân Pháp- Tây Ban Nha chiếm đóng.
Phó Đô đốc De Genouilly xoa nhẹ trán, chiếc bút máy đè lên một bức thư đang viết dở trên mặt bàn, có đoạn:
“Chính phủ bị đánh lừa về bản chất của cuộc đi đánh lấy nước Nam Kỳ (Đại Nam); người ta trình bày rằng việc viễn chinh này chỉ là một việc dễ dàng thôi, nho nhỏ thôi; Thực ra, nó không dễ, cũng không nhỏ... Người ta (…) cho rằng dân chúng sẽ nổi lên hưởng ứng, thật ra... trái hẳn lại với sự dự đoán đó...không hề có dân nổi lên hưởng ứng chúng ta. Người ta báo cáo rằng quân đội Nam Kỳ không có gì, sự thật thì quân chính quy rất đông, còn dân quân... thì không đau ốm và không tàn tật như trong báo cáo... Trên bộ thì không hành quân lớn được, dù là chỉ hành quân ngăn ngắn mà thôi; binh lính không chịu đựng nổi...”

“ Chúng ta đang xuống dốc đến kiệt quệ ở Đà Nẵng. Mọi phương tiện cải thiện tình hình bộ binh và hải quân đều hết sạch và vô hiệu... Số lính chết vì bị bệnh kiết lỵ lên đến mức đáng sợ. Trong số 800 lính bộ binh, chỉ còn nhiều nhất là 500 người có thể cầm khí giới, nhưng không đủ sức để mở một cuộc hành quân...”


Thiên thu, vạn cổ, sách ghi tên.
Triệu hoán kỳ tài, vượt giới lên.
Nhiệt huyết dâng trào, Thiên Mệnh Chiến.
Quần long hội tụ, mấy ai quên?
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.