“ Thuyền Phó John Newton , đây là Bẩu và Mão. Nếu chuyển đổi chức vụ tương đương bên Mĩ thì hẳn là cấp Trung Úy. Theo như thoả thuận, trong sáu tháng tới Bẩu sẽ theo ngài học cách chỉ huy tàu Định Hải.”
Thuyền lúc này đã chất đầy gạo, chuẩn bị rời đi Hương Cảng, thậm chí là Phúc Châu – vùng quản hạt của Thái Bình Thiên Quốc. Như thế sẽ bán được giá hơn.
Các thương nhân Âu Mỹ có thể thấy được mối lợi từ gạo, hoặc là không. Có điều từ trước đến giờ, bọn này vẫn tập trung vào thuốc phiện, vũ khí, công nghệ “rác” kém chất lượng. Hoặc giả chúng không có đường dây nhập hàng – cái này thì người bản địa có lợi thế hơn nhiều, chưa nói vụ thu gom gạo ở Đông Nam Á hiện đâu có dễ. Chính vì thế thị trường gạo, sắt thép ở Trung Quốc nói chung lúc này vẫn bỏ ngõ.
Thái Bình Thiên Quốc và triều đình Đại Thanh đều cần lương thực và sắt thép phục vụ chiến tranh. Đây là tình trạng chung của bất kỳ cuộc xung đột nào. San thiếu dự tính khuân ít quặng giá bèo về Hà Tĩnh luyện thành sắt rèn hoặc thép, rồi lại chở sang Đại Thanh bán kiếm lời. Dù sao thu gom quặng số lượng lớn trong nội địa bên đó cũng dễ bị chú ý.
Để xem nào…
Một chuyến đi Phúc Châu thậm chí Thượng Hải, xả hết 1000 tấn gạo kéo về lãi ròng tầm 1,3 -1,5 vạn lạng. Chuyến về thì chở 1000 tấn quặng sắt. Với tỉ lệ 60-70% Fe sẽ có khoảng 700 tấn thép. Giá thu quặng là 5 đến 6 đô-la/ tấn. Nếu luyện thành sắt rèn 1 tấn 60 đô, thép còn cao nữa – 80 đến 95 đô. Đây là mức giá trên toàn thế giới. Phương pháp Bessemer còn lâu lắm mới thành hình, thép thành phẩm rẻ được mới lạ.
Lúc này ngài Henry Bessemer đang bị kiện vỡ mặt do chào bán công nghệ kém chất lượng, không đúng như quảng cáo. Công ty thép Henry Bessemer & Co ở Sheffield, Anh quốc thành lập cuối năm 1859 thuở đầu còn suýt phá sản. Nhưng chỉ chừng 10 năm sau, công ty này hoàn thiện quy trình sản xuất khiến giá thép toàn châu Âu giảm điên cuồng chỉ còn 13-15 đô-la/ tấn, bằng 2 lần giá quặng thô. Phải hơn 100 năm nữa thì người ta mới chuyển sang luyện thép bằng hồ quang điện.
Cơ hội đến tay dễ gì bỏ lỡ, San thiếu cứ âm thầm gom quặng về nung rồi bán mới là chân ái. Trừ chi phí nhân công và than đá, một tấn thép phải lãi ít nhất 70 đô-la. Một chuyến 700 tấn có thể lãi đến 50-60 ngàn, gấp 5 lần buôn gạo. Một năm đi được bao nhiêu chuyến kiểu này? Cứ nhân lên là thấy lãi khủng cỡ nào, làm gì cho lại được? Thêm nữa sắt thép không có thế lực nào chê nhiều, không bán cho Thái Bình Thiên Quốc thì còn Đại Thanh, Nhật Bản, thậm chí Phillipnes, Hương cảng đều cần dùng. Đảm bảo ra hàng đến đâu hết đến đó!
Ít nhất San cũng phải được 10 năm thoải mái xúc tiền. Khi nào anh chàng cảnh sát mê hóa học người Anh – Sidney Gilchrist Thomas nghĩ ra cách lót vôi trong lò để khử Phốt-pho như trong lịch sử, thì tính tiếp. Không biết có nên thủ tiêu hay bắt cóc anh giai này không nữa, San nghĩ vậy.
Dĩ nhiên là Thái Bình Thiên quốc hay Đại Thanh sẽ cấm xuất khẩu quặng số lượng lớn. Nhưng nếu cam kết cung cấp thép cho họ với giá ưu đãi thì đám này chắc chắn sẽ chổng mông đào quặng thôi.
Chính vì vậy tàu Định Hải rất quan trọng trong bố cục của San thiếu, nói cho cùng có tiền làm chi cũng dễ , không có tiền nửa bước khó đi. Việc đào tạo thủy thủ đoàn và chỉ huy tàu hơi nước trở nên cực cần thiết. Ngoài tàu hiện có, chắc San thiếu sẽ mua thêm những tàu khác, kích thước nhỏ hơn cho các mục đích vận tải khác nhau. Công ty T&H chính là “vỏ bọc” hoàn hảo để phát triển đội tàu một cách an toàn.
John Newton tuy là thuyền phó nhưng lại chỉ huy tàu suốt thời gian qua. San cũng rất sòng phẳng khi trả lương cho John ngang mức James thuê gã này, mục đích là để đào tạo nhân lực cho Hà Tĩnh. Bẩu và Mão được coi như học viên khóa 1. Tất nhiên để tận dụng tốt nhất chi phí, chắc San phải tìm 5-7 đứa nữa để John cầm tay chỉ việc truyền nghề.
Chọn lựa người không đơn giản, vừa phải lựa trung thành lại có đầu óc mới có thể học được. Đây đang là học vẹt, không theo một hệ thống nào cả. Hên là Hồ gia lăn lộn Hương Cảng cũng đủ lâu, nhân viên giao tiếp được bằng tiếng Anh không hiếm. Không thì chắc là phen này San thiếu lại phải làm gia sư luyện IELTS cấp tốc mất.
“ Mr. Brau and Mr. Mosa?” Gã thuyền phó nghiêng đầu hỏi. Hệ thống phát âm chữ có thanh điệu của Đại Nam quả thật rất khó đối với người Âu Mỹ. John bèn phiên luôn tên Bẩu và Mão thành Brau với Mosa. Nghe cũng không xấu lắm, đọc lên thì gần gần giống, San thiếu thấy ổn nên chấp nhận luôn.
“ Ngài San, tôi có chuyện này muốn thương lượng…” John Newton tự nhiên hơi lưỡng lự.
“ Vâng, anh nói đi” San dĩ nhiên lúc này rất coi trọng ý kiến của “thanh niên” này.
“ Nói ra thật xấu hổ, tôi có chút vấn đề về tài chính. Ngài là một ông chủ ‘dễ’ nhất về mặt tiền bạc mà tôi biết. Cho nên tôi muốn đề nghị phục vụ cho ngài thêm một năm sau khi kết thúc hợp đồng với James. Ý tôi là mức lương vẫn giữ nguyên 60 đô-la một tháng. Mong ngài yên tâm, tôi có cách chứng minh bản thân xứng đáng với mức này. Xin giới thiệu một chút về quá khứ. Tôi, John Newton, Đại Uý Hải Quân Hoa Kỳ , chỉ huy tàu chiến USS Missouri…”
“ Cái gì, anh đã từng là Đại Uý Hải Quân Hoa Kỳ? Rốt cuộc là đã xảy ra chuyện gì?” San thiếu hơi bất ngờ. Lương quân nhân Hoa Kỳ khá cao. Gã này hoàn toàn lành lặn. Khả năng giải ngũ do bị thương được loại trừ. Công nhận khó hiểu thật.
Đại úy Newton khi này mới rầu rĩ kể lại.
USS Missouri là một chiến hạm khá hiện đại. “Con quái vật” này dài 70m, rộng 12m, tải trọng 3272 tấn, được trang bị 2x10 pháo 250mm và 8x8 pháo 200mm. Nó được đóng năm 1841 tại Mỹ, giá trị tới 500 ngàn đô-la. Điều này là bình thường, vì tàu chiến bao giờ cũng đắt gấp chục lần tàu vận tải. John là thuyền trưởng lão luyện, từng tham chiến ở Nam Mỹ và Châu Phi, được trao nhiệm vụ chỉ huy con tàu này.
Có điều anh giai này đen đủi.
Ngày 25 tháng 8 năm 1843, tàu Missouri đến Gibraltar và thả neo tại bến cảng. Đêm 26/8, một kỹ sư đã vô tình làm cháy một thùng nhựa thông trong kho hàng. Ngọn lửa lan nhanh đến mức thủy thủ đoàn phải bỏ tàu. Chỉ trong vòng 4 giờ, chiếc khinh hạm hơi nước biến thành một thân tàu cháy đen rồi chìm dần. Vào lúc 03 giờ 20 phút sáng 27/8, hầm chứa bột phía trước phát nổ, phá tan tành con tàu đang cháy. Tàu HMS Malabar của Anh đã hỗ trợ Missouri chữa cháy và đưa khoảng 200 thủy thủ đoàn lên tàu.
Thuyền trưởng John Newton, sau đó đã bị đưa ra tòa án binh xét xử. Phiên tòa kết thúc vào tháng 10 năm 1844, gã bị kết án và đình chỉ công tác. Sau đó John rơi vào cảnh thất nghiệp, nợ nần chồng chất, James thuê gã này cho tiết kiệm, vì bản thân hắn cũng không có nhiều tiền.
San thiếu vỗ vỗ vai gã thuyền phó hết sức thông cảm. Xui đến mức này… bố ai chịu nổi.
“ Anh có gia đình ở Mỹ chứ?” San chợt nảy ra ý định vợt quả này… dám đối mặt với quá khứ cũng khá dũng cảm đấy.
“Vợ chồng tôi đã ly dị sau khi tôi thất nghiệp, cô ấy giành quyền nuôi con. Ít nhất tôi muốn kiếm đủ tiền trợ cấp cho con trai. Tôi không muốn làm một người bố vô dụng…” Người đàn ông 38 tuổi hai mắt đỏ hoe, khi nhắc đến gia đình đúng là khó mà kiềm chế được.
“ Chắc anh đã thấy tôi là một sĩ quan Đại Nam, muốn hiện đại hoá quân đội của mình. Vậy là anh đưa ra đề nghị này?” San thiếu hỏi lại.
“
Vâng , dĩ nhiên là vậy” John không ngần ngại đáp.
“Lương của anh khi phục vụ cho Hải Quân Hoa Kỳ?”
“ 1200 đô-la mỗi năm.”
“Vẫn giữ mức đó. Tôi muốn nhìn thấy kết quả tốt từ anh”
“Thật sao?”
“ Phải.” San thiếu định rời đi.
“Ông chủ… liệu có cần thêm nhân viên kinh nghiệm về bộ binh, pháo binh hay thợ máy?” Bỗng nhiên John cất tiếng hỏi.
“Miễn là thực sự chất lượng. Mức đãi ngộ như ở Mỹ, thậm chí còn cao hơn. Nhưng phải cho tôi thấy hiệu quả.” San thiếu khẳng định như đinh đóng cột.
“ Tôi sẽ lập tức viết thư cho những người tôi quen biết. Cảm ơn ông chủ San”
“ Gọi Đại úy San được rồi” Hắn mỉm cười rời đi…
Đại úy Newton đứng nghiêm, chào kiểu quân nhân.
Thiên thu, vạn cổ, sách ghi tên.
Triệu hoán kỳ tài, vượt giới lên.
Nhiệt huyết dâng trào, Thiên Mệnh Chiến.
Quần long hội tụ, mấy ai quên?
Thuyền lúc này đã chất đầy gạo, chuẩn bị rời đi Hương Cảng, thậm chí là Phúc Châu – vùng quản hạt của Thái Bình Thiên Quốc. Như thế sẽ bán được giá hơn.
Các thương nhân Âu Mỹ có thể thấy được mối lợi từ gạo, hoặc là không. Có điều từ trước đến giờ, bọn này vẫn tập trung vào thuốc phiện, vũ khí, công nghệ “rác” kém chất lượng. Hoặc giả chúng không có đường dây nhập hàng – cái này thì người bản địa có lợi thế hơn nhiều, chưa nói vụ thu gom gạo ở Đông Nam Á hiện đâu có dễ. Chính vì thế thị trường gạo, sắt thép ở Trung Quốc nói chung lúc này vẫn bỏ ngõ.
Thái Bình Thiên Quốc và triều đình Đại Thanh đều cần lương thực và sắt thép phục vụ chiến tranh. Đây là tình trạng chung của bất kỳ cuộc xung đột nào. San thiếu dự tính khuân ít quặng giá bèo về Hà Tĩnh luyện thành sắt rèn hoặc thép, rồi lại chở sang Đại Thanh bán kiếm lời. Dù sao thu gom quặng số lượng lớn trong nội địa bên đó cũng dễ bị chú ý.
Để xem nào…
Một chuyến đi Phúc Châu thậm chí Thượng Hải, xả hết 1000 tấn gạo kéo về lãi ròng tầm 1,3 -1,5 vạn lạng. Chuyến về thì chở 1000 tấn quặng sắt. Với tỉ lệ 60-70% Fe sẽ có khoảng 700 tấn thép. Giá thu quặng là 5 đến 6 đô-la/ tấn. Nếu luyện thành sắt rèn 1 tấn 60 đô, thép còn cao nữa – 80 đến 95 đô. Đây là mức giá trên toàn thế giới. Phương pháp Bessemer còn lâu lắm mới thành hình, thép thành phẩm rẻ được mới lạ.
Lúc này ngài Henry Bessemer đang bị kiện vỡ mặt do chào bán công nghệ kém chất lượng, không đúng như quảng cáo. Công ty thép Henry Bessemer & Co ở Sheffield, Anh quốc thành lập cuối năm 1859 thuở đầu còn suýt phá sản. Nhưng chỉ chừng 10 năm sau, công ty này hoàn thiện quy trình sản xuất khiến giá thép toàn châu Âu giảm điên cuồng chỉ còn 13-15 đô-la/ tấn, bằng 2 lần giá quặng thô. Phải hơn 100 năm nữa thì người ta mới chuyển sang luyện thép bằng hồ quang điện.
Cơ hội đến tay dễ gì bỏ lỡ, San thiếu cứ âm thầm gom quặng về nung rồi bán mới là chân ái. Trừ chi phí nhân công và than đá, một tấn thép phải lãi ít nhất 70 đô-la. Một chuyến 700 tấn có thể lãi đến 50-60 ngàn, gấp 5 lần buôn gạo. Một năm đi được bao nhiêu chuyến kiểu này? Cứ nhân lên là thấy lãi khủng cỡ nào, làm gì cho lại được? Thêm nữa sắt thép không có thế lực nào chê nhiều, không bán cho Thái Bình Thiên Quốc thì còn Đại Thanh, Nhật Bản, thậm chí Phillipnes, Hương cảng đều cần dùng. Đảm bảo ra hàng đến đâu hết đến đó!
Ít nhất San cũng phải được 10 năm thoải mái xúc tiền. Khi nào anh chàng cảnh sát mê hóa học người Anh – Sidney Gilchrist Thomas nghĩ ra cách lót vôi trong lò để khử Phốt-pho như trong lịch sử, thì tính tiếp. Không biết có nên thủ tiêu hay bắt cóc anh giai này không nữa, San nghĩ vậy.
Dĩ nhiên là Thái Bình Thiên quốc hay Đại Thanh sẽ cấm xuất khẩu quặng số lượng lớn. Nhưng nếu cam kết cung cấp thép cho họ với giá ưu đãi thì đám này chắc chắn sẽ chổng mông đào quặng thôi.
Chính vì vậy tàu Định Hải rất quan trọng trong bố cục của San thiếu, nói cho cùng có tiền làm chi cũng dễ , không có tiền nửa bước khó đi. Việc đào tạo thủy thủ đoàn và chỉ huy tàu hơi nước trở nên cực cần thiết. Ngoài tàu hiện có, chắc San thiếu sẽ mua thêm những tàu khác, kích thước nhỏ hơn cho các mục đích vận tải khác nhau. Công ty T&H chính là “vỏ bọc” hoàn hảo để phát triển đội tàu một cách an toàn.
John Newton tuy là thuyền phó nhưng lại chỉ huy tàu suốt thời gian qua. San cũng rất sòng phẳng khi trả lương cho John ngang mức James thuê gã này, mục đích là để đào tạo nhân lực cho Hà Tĩnh. Bẩu và Mão được coi như học viên khóa 1. Tất nhiên để tận dụng tốt nhất chi phí, chắc San phải tìm 5-7 đứa nữa để John cầm tay chỉ việc truyền nghề.
Chọn lựa người không đơn giản, vừa phải lựa trung thành lại có đầu óc mới có thể học được. Đây đang là học vẹt, không theo một hệ thống nào cả. Hên là Hồ gia lăn lộn Hương Cảng cũng đủ lâu, nhân viên giao tiếp được bằng tiếng Anh không hiếm. Không thì chắc là phen này San thiếu lại phải làm gia sư luyện IELTS cấp tốc mất.
“ Mr. Brau and Mr. Mosa?” Gã thuyền phó nghiêng đầu hỏi. Hệ thống phát âm chữ có thanh điệu của Đại Nam quả thật rất khó đối với người Âu Mỹ. John bèn phiên luôn tên Bẩu và Mão thành Brau với Mosa. Nghe cũng không xấu lắm, đọc lên thì gần gần giống, San thiếu thấy ổn nên chấp nhận luôn.
“ Ngài San, tôi có chuyện này muốn thương lượng…” John Newton tự nhiên hơi lưỡng lự.
“ Vâng, anh nói đi” San dĩ nhiên lúc này rất coi trọng ý kiến của “thanh niên” này.
“ Nói ra thật xấu hổ, tôi có chút vấn đề về tài chính. Ngài là một ông chủ ‘dễ’ nhất về mặt tiền bạc mà tôi biết. Cho nên tôi muốn đề nghị phục vụ cho ngài thêm một năm sau khi kết thúc hợp đồng với James. Ý tôi là mức lương vẫn giữ nguyên 60 đô-la một tháng. Mong ngài yên tâm, tôi có cách chứng minh bản thân xứng đáng với mức này. Xin giới thiệu một chút về quá khứ. Tôi, John Newton, Đại Uý Hải Quân Hoa Kỳ , chỉ huy tàu chiến USS Missouri…”
“ Cái gì, anh đã từng là Đại Uý Hải Quân Hoa Kỳ? Rốt cuộc là đã xảy ra chuyện gì?” San thiếu hơi bất ngờ. Lương quân nhân Hoa Kỳ khá cao. Gã này hoàn toàn lành lặn. Khả năng giải ngũ do bị thương được loại trừ. Công nhận khó hiểu thật.
Đại úy Newton khi này mới rầu rĩ kể lại.
USS Missouri là một chiến hạm khá hiện đại. “Con quái vật” này dài 70m, rộng 12m, tải trọng 3272 tấn, được trang bị 2x10 pháo 250mm và 8x8 pháo 200mm. Nó được đóng năm 1841 tại Mỹ, giá trị tới 500 ngàn đô-la. Điều này là bình thường, vì tàu chiến bao giờ cũng đắt gấp chục lần tàu vận tải. John là thuyền trưởng lão luyện, từng tham chiến ở Nam Mỹ và Châu Phi, được trao nhiệm vụ chỉ huy con tàu này.
Có điều anh giai này đen đủi.
Ngày 25 tháng 8 năm 1843, tàu Missouri đến Gibraltar và thả neo tại bến cảng. Đêm 26/8, một kỹ sư đã vô tình làm cháy một thùng nhựa thông trong kho hàng. Ngọn lửa lan nhanh đến mức thủy thủ đoàn phải bỏ tàu. Chỉ trong vòng 4 giờ, chiếc khinh hạm hơi nước biến thành một thân tàu cháy đen rồi chìm dần. Vào lúc 03 giờ 20 phút sáng 27/8, hầm chứa bột phía trước phát nổ, phá tan tành con tàu đang cháy. Tàu HMS Malabar của Anh đã hỗ trợ Missouri chữa cháy và đưa khoảng 200 thủy thủ đoàn lên tàu.
Thuyền trưởng John Newton, sau đó đã bị đưa ra tòa án binh xét xử. Phiên tòa kết thúc vào tháng 10 năm 1844, gã bị kết án và đình chỉ công tác. Sau đó John rơi vào cảnh thất nghiệp, nợ nần chồng chất, James thuê gã này cho tiết kiệm, vì bản thân hắn cũng không có nhiều tiền.
San thiếu vỗ vỗ vai gã thuyền phó hết sức thông cảm. Xui đến mức này… bố ai chịu nổi.
“ Anh có gia đình ở Mỹ chứ?” San chợt nảy ra ý định vợt quả này… dám đối mặt với quá khứ cũng khá dũng cảm đấy.
“Vợ chồng tôi đã ly dị sau khi tôi thất nghiệp, cô ấy giành quyền nuôi con. Ít nhất tôi muốn kiếm đủ tiền trợ cấp cho con trai. Tôi không muốn làm một người bố vô dụng…” Người đàn ông 38 tuổi hai mắt đỏ hoe, khi nhắc đến gia đình đúng là khó mà kiềm chế được.
“ Chắc anh đã thấy tôi là một sĩ quan Đại Nam, muốn hiện đại hoá quân đội của mình. Vậy là anh đưa ra đề nghị này?” San thiếu hỏi lại.
“
Vâng , dĩ nhiên là vậy” John không ngần ngại đáp.
“Lương của anh khi phục vụ cho Hải Quân Hoa Kỳ?”
“ 1200 đô-la mỗi năm.”
“Vẫn giữ mức đó. Tôi muốn nhìn thấy kết quả tốt từ anh”
“Thật sao?”
“ Phải.” San thiếu định rời đi.
“Ông chủ… liệu có cần thêm nhân viên kinh nghiệm về bộ binh, pháo binh hay thợ máy?” Bỗng nhiên John cất tiếng hỏi.
“Miễn là thực sự chất lượng. Mức đãi ngộ như ở Mỹ, thậm chí còn cao hơn. Nhưng phải cho tôi thấy hiệu quả.” San thiếu khẳng định như đinh đóng cột.
“ Tôi sẽ lập tức viết thư cho những người tôi quen biết. Cảm ơn ông chủ San”
“ Gọi Đại úy San được rồi” Hắn mỉm cười rời đi…
Đại úy Newton đứng nghiêm, chào kiểu quân nhân.
Thiên thu, vạn cổ, sách ghi tên.
Triệu hoán kỳ tài, vượt giới lên.
Nhiệt huyết dâng trào, Thiên Mệnh Chiến.
Quần long hội tụ, mấy ai quên?