“ Tiểu đệ, đánh thắng đẹp rứa, mần răng còn ủ rũ?”
Cán Gàn đi đến bên San thiếu huých huých vai mà hỏi. Mặt hắn đã lấm lem hết cả, chiến đấu trải qua cực kỳ căng thẳng chứ không phải đơn giản.
“ Thương vong quá nhiều!!!....” San nhìn xung quanh cái lán dã chiến cho thương thương binh trên đảo Hòn Lá mà than thở.
Trình độ y học của Cậu Cả chỉ dừng ở mức sơ cứu, cầm máu, moi lấy mảnh đạn ở những vị trí không quan trọng. Điều may mắn là ở trên tàu ElCano cũng có bác sĩ, nếu không thì đúng là chịu chết rồi.
Bác sĩ và y tá của cả hai tàu đều không tham chiến cho nên đều được an toàn, lúc này đây bọn họ đang tất bật cứu trị thương binh cả ba phe thế lực.
San thiếu đối đãi các “tù binh đặc biệt” cực kỳ trọng thị theo chế độ dành riêng. Những người làm ngành y dù có ở phe nào thì cũng đáng được tôn trọng, mặc kệ là phe địch hay ta.
Thêm nữa là San rất “quý” mấy người này, nên cũng tính giữ họ 5-6 năm để “học hỏi kiến thức y khoa” – hết hạn muốn về nước hay đi đâu tùy. Tất nhiên hắn sẽ trả lương đầy đủ, không thiếu xu nào. Yên tâm điều đó. Cậu vẫn có đủ tín dụng.
“Hay là liên hệ quân triều đình, có họ giúp một tay giảm tổn thất?” Cán Gàn cau mày nói.
“ Bọn họ mà dám đánh thì Sơn Trà đã lấy lại được từ lâu rồi.” San thiếu khinh bỉ. “ Vả lại lúc này không kịp nữa, trời đã quá Ngọ, nếu chiều muộn đám thuyền này chưa về thì tất quân Tây sẽ có nghi ngờ mà phòng bị...”
Cán Đại Đầu cũng bối rối không biết phải làm gì. Nói thật hắn vẫn thiên hướng công mạnh đánh thẳng, chịu tổn thất hi sinh nhưng có thể nhanh nhất diệt gọn quân giặc.
Theo Cán Gàn thì chiến đấu kiểu gì chả có mất mát. Miễn là trong giới hạn cho phép thì có vấn đề gì đâu.
Nhưng San thiếu không đồng ý cách làm nướng quân như vậy. Sáu bảy tháng mới đào tạo được một nhúm quân như thế này, chết một người, bị thương một người là đau xót lắm thay.
“ Không cần phải vội. Chờ tiểu đệ xác nhận vài chuyện đã. Cường công khi nào bất đắc dĩ thôi...”
San như hiểu thấu ý nghĩ của ‘anh bố’ mà nói thẳng. Lúc này hãy còn sớm để quyết định.
Tàu Elcano hỏng nặng, động cơ không hoạt động nhưng vẫn di chuyển được nếu dùng buồm. Hai chiến hạm và tất cả tù binh đã được kéo về gần Hòn Lá.
Trung tá Oscaritz ngồi ủ rũ trong căn nhà gỗ của hải tặc Thái Bình Thiên Quốc được trưng dụng làm phòng giam. Khu vực này vốn là đại bản doanh của đám Dương Nghi Thanh từ sáu tháng nên cũng tương đối tiện nghi.
Bên cạnh Oscaritz có hai binh sĩ Trần gia đặc biệt cắt cử canh gác. Đãi ngộ cho tù binh cho sĩ quan khá tốt, nhưng thằng cha này gương mặt còn khó coi hơn cả đưa đám.
Thất bại như thế này, cộng thêm chiến hạm bị tổn hại nặng nề... danh dự quân nhân đã không còn, sự nghiệp của hắn coi như chấm hết.
Vấn đề tính mạng không cần lo lắng. Chính quyền Pháp và cả Hoàng gia Tây Ban Nha vì mặt mũi, vì mua chuộc nhân tâm chắc chắn sẽ tìm cách điều đình mà chuộc bọn hắn về. Nhưng từ đó về sau, quân nhân Oscaritz đừng mong sống mà ngẩng mặt với đời.
Đúng lúc này căn nhà gỗ được mở ra, từ bên ngoài lùa vào một cơn gió nhẹ thoang thoảng mùi mặn mòi của biển. Oscaritz từ từ ngước đôi mắt vô thần nhìn lên.
Trước mặt hắn là hai bóng người cao lớn che khuất đi tầm sáng của khung cửa.
José dụi dụi mắt để nhìn rõ hơn, có lẽ là sĩ quan cấp cao của người An Nam, trang phục của bọn họ nhìn có phần cầu kỳ hơn đám lính gác.
Cái xứ này không dùng quân hàm để phân biệt, thật khó mà xưng hô.
Người sĩ quan trẻ tuổi người bản xứ bỗng xì xồ gì đó, hai tên lính đồng thanh hô lớn rồi nhanh chóng rời đi. Căm nhà gỗ lúc này chỉ còn ba người ở tại đó.
“Xin chào Trung tá Oscaritz . Anh biết nói tiếng Anh chứ?”
Người sĩ quan trẻ tuổi lên tiếng hỏi Oscaritz bằng một giọng tiếng Anh khá dễ nghe.
“Vâng tôi biết” Oscaritz gật đầu trả lời bằng tiếng Anh.
Thông tin về gã này San đã nắm từ lâu. Dù gì gã cũng là sĩ quan cấp cao nhất bên phía Tây Ban Nha, muốn dò la cũng không khó.
“Vậy thì tốt. Giới thiệu với ngài, Đây là Thiếu tá Trần Quang Cán – chỉ huy quân đội Đại Nam ở đây. Còn tôi là Trần Quang San, cấp bậc đại úy”
Cấp bậc của quân đội Đại Nam thừa ra 6 cấp so với hệ thống Châu Âu, cho nên San trực tiếp tạm thời quy đổi chức vụ để khiến cho tên tù binh người Tây Ban Nha dễ hiểu hơn.
Thực ra San hơi “nổ”. Chức Chánh Suất Đội của hắn ngang hàm Thiếu Úy hoặc Trung Úy là cùng. Đại Úy thì phải cỡ Phó Quản Cơ – còn chức Chánh Quản Cơ của Cán Đại đầu cao lắm đeo lon Chuẩn Tá
“Rất hân hạnh, tiếng Anh của ngài còn tốt hơn cả tôi… mà ngài là Đại Uý trẻ nhất tôi từng gặp” Oscaritz gật gật đầu cảm thán.
“Thiếu tá Oscaritz , anh có dự định tương lai gì không?” San thiếu Đổi chủ đề sau một hồi huyên thuyên theo phép lịch sự.
José hơi ngỡ ngàng, hắn thì còn có cái tương lai gì đây?
San thiếu cùng Cán gàn ở đây làm chỉ? Đơn giản đó chính là thuyết phục gã sĩ quan Tây Ban Nha này.
Để thuyết phục một người từ bỏ danh dự phản bội tổ quốc, xâm hại lợi ích quốc gia của hắn là rất khó. Và gần như không thể thuyết phục trong thời gian ngắn. Đừng nghĩ xuyên không rồi có thể dễ dàng khoa môi múa mép kiểu bán hàng đa cấp là có thể thu phục hết người này đến người khác. Mằm mơ đi.
San hiểu rõ điều này. Hắn nhiều lần mở miệng nói đạo lý đều bị chặn họng.
Việc điều binh khiển tướng, lên kế hoạch tấn công San phải “đẩy” Cán Gàn chường mặt ra. Được cái hắn tin quý tử có “đọc sách Tây” nên hiểu biết nhiều – thế là phá lệ diễn vai “người phát ngôn” trong chiến dịch này. Tất nhiên San cũng phải tốn khối sức.
San mất không ít thời gian chứng minh bằng thực tế, cốt để Cán ca thấy rõ chiến thuật ở Đại Nam đã lỗi thời thế nào. Hai ông thần này còn lén vật nhau vài bận, xong rồi “anh” Cán cũng phải chịu là võ thuật thực chiến của quân đội khác hẳn kiểu võ lâm so chiêu điểm tới là dừng.
Trầy da tróc vẩy mấy tháng trời mới thu phục được Cán. Đây là cha con một nhà tin tưởng lẫn nhau, hoặc giả một phần do Cán gàn chiều quý tử - nên cũng xong việc. Nhưng đấy là dính đến luyện binh chiến đấu.
Còn là chuyện dính tới kinh thương, chính trị, hay cách đối nhân xử thế thì Cán luôn gạt ý kiến của San qua một bên, thậm chí không thèm nghe.
Đây là lẽ thường. Những thứ này là kinh nghiệm thực tiễn đúc kết lên, sách Tây dạy không nổi.
Giả sử chuyện làm ăn đi, San có thể khua môi múa mép về việc thành lập công ty T&H có bao nhiêu lợi ích. Nhưng ai mà tin? Cán chỉ hỏi lại một câu, “ Mi biết mần răng gom hàng ở Gia Định không?” vậy là đủ để San thiếu cứng họng.
Thế là hắn toàn phải chơi bài tiền trảm hậu tấu, âm thầm sắp xếp dựa vào sơ hở của hai gia chủ - xong cho cả làng vào thế đã rồi.
Lần này thuyết phục gã chỉ huy người Tây Ban Nha thì San thiếu đóng vai phiên dịch, Cán Gàn đóng vai người thương lượng chính. Dùng cấp bậc để tạo sức ép, dùng sự chín chắn của “anh bố” mang lại sự tin tưởng cho “đối tác”. Chặt chẽ đến thế thì thôi...
Đưa một gã thiếu niên miệng còn hơi sữa ra bàn chuyện, còn khuya mới thuyết phục được gã trung tá tù binh này. Có quỷ mới tin thằng nhãi này có quyền quyết định.
Lôi kéo để Trung Tá Oscaritz này vứt hết danh dự bản thân gây tổn hại lợi ích quốc gia là cực khó và gần như không thể. Mà cũng chả cần thiết. Chỉ cần thằng này “đâm sau lưng” đồng minh người Pháp là đủ. Các loại hiệp ước sinh ra là để xé bỏ, vấn đề là ra giá cao đến đâu mà thôi.
Điều kiện rất đơn giản và thực dụng.
Nếu Oscaritz chấp nhận hợp tác với người Đại Nam, San sẽ thả hắn và tất cả người Tây Ban Nha ở đây. Tất nhiên phải “dàn cảnh” để cho hắn thành người hùng, khi giải cứu được bao nhiêu người và còn cướp được tàu để trốn thoát thành công nữa.
Chiêu này cũng đủ vớt vát được phần nào danh dự cho José Toral y Velásquez, thay vì trắng tay toàn tập như hắn từng mường tượng.
Sau khi cân nhắc thiệt hại chán chê, cuối cùng José cũng đồng ý. Nhưng cần phải có sự đồng lòng của những sĩ quan Tây Ban Nha khác, mình hắn không làm nổi
San thiếu còn giúp thông não cho đám này biết rằng ở đây chúng tôi không chơi theo luật của Tây, bằng việc lôi mấy thằng Pháp ra “xin tiết tại chỗ” – rất trực quan. Hắn cố tỏ vẻ người Đại Nam cực kỳ dã man cốt để tạo sự ngộ nhận, làm tù binh ở xứ này rất dễ bị tùng xẻo, muốn chuộc người cũng không đơn giản đâu.
Hành động của San thực tế đã khiến Đám người này sợ chết khiếp. Vì hắn cho người liên tục cứa cổ chục tù binh Pháp để chứng minh lời nói của mình.
“ Tôi đồng ý với các ngài về việc hợp tác. Vậy nhưng sự việc chúng tôi giúp đỡ Đại Nam sẽ bị người Pháp nơi này loan truyền , đến lúc đó thì ‘danh dự’ của chúng tôi sẽ tổn hại không kém”
Một Trung Úy mũi khoằm mắt sâu hoắm , khuôn mặt lưỡi cày dài ngoằng đứng ra ý kiến. Mặc dù khuôn mặt đượm vẻ kinh hoàng khi chứng kiến một pha máu me, San vẫn thấy ánh mắt của gã toát lên vẻ độc ác không che giấu được. Ý đồ của hắn không quá khó đoán.
Thằng này ám chỉ San nên thủ tiêu hoàn toàn những người Pháp ở nơi này, chỉ có như vậy bí mật mới được giữ kín.
San giả vờ thì thầm to nhỏ cùng Cán một lúc, đúng như Cán mới là người ra lệnh ở đây vậy. Thực ra hai cha con đúng là đang bàn bạc phương án xử lý tình huống lúc này.
Cán Đại Đầu không nghĩ quá nhiều mà nói: “ Chỉ cần bọn này hợp tác, giết hết bọn Pháp chứng kiến sự việc không sao cả”
Nhưng luận điểm của San lại là “ Bí mật giam giữ. Nhưng tuyên bố ra ngoài là đã chết”
Hai người hồi lâu to nhỏ bàn bạc rồi thống nhất ý kiến chung sau đó San đứng ra “ thông dịch”:
“ Cha của ta. Trung Tá quân đội Đại Nam, Trần Quang Cán chấp nhận đề nghị của Trung Uý Marcelo , giết tất cả lính Pháp đã chứng kiến hành động của người Tây Ban Nha”
Gã trung uý tên Marcelo há mồm như muốn thanh minh. Nhưng ánh mắt lạnh lùng của San thiếu khiến thằng này ngậm mõm lại. Ở chỗ này không có ai là kẻ ngu cả. Bọn hắn sao không hiểu ý tứ của Marcelo? Vừa muốn làm kĩ nữ lại vừa muốn lập đền thờ.
Quá thâm độc cùng tiểu nhân. Nhưng đám sĩ quan Tây Ban Nha lại rất đồng ý với Marcelo vì nó mang đến lợi ích cho tất cả những người có mặt nơi này.
Thiên thu, vạn cổ, sách ghi tên.
Triệu hoán kỳ tài, vượt giới lên.
Nhiệt huyết dâng trào, Thiên Mệnh Chiến.
Quần long hội tụ, mấy ai quên?
Cán Gàn đi đến bên San thiếu huých huých vai mà hỏi. Mặt hắn đã lấm lem hết cả, chiến đấu trải qua cực kỳ căng thẳng chứ không phải đơn giản.
“ Thương vong quá nhiều!!!....” San nhìn xung quanh cái lán dã chiến cho thương thương binh trên đảo Hòn Lá mà than thở.
Trình độ y học của Cậu Cả chỉ dừng ở mức sơ cứu, cầm máu, moi lấy mảnh đạn ở những vị trí không quan trọng. Điều may mắn là ở trên tàu ElCano cũng có bác sĩ, nếu không thì đúng là chịu chết rồi.
Bác sĩ và y tá của cả hai tàu đều không tham chiến cho nên đều được an toàn, lúc này đây bọn họ đang tất bật cứu trị thương binh cả ba phe thế lực.
San thiếu đối đãi các “tù binh đặc biệt” cực kỳ trọng thị theo chế độ dành riêng. Những người làm ngành y dù có ở phe nào thì cũng đáng được tôn trọng, mặc kệ là phe địch hay ta.
Thêm nữa là San rất “quý” mấy người này, nên cũng tính giữ họ 5-6 năm để “học hỏi kiến thức y khoa” – hết hạn muốn về nước hay đi đâu tùy. Tất nhiên hắn sẽ trả lương đầy đủ, không thiếu xu nào. Yên tâm điều đó. Cậu vẫn có đủ tín dụng.
“Hay là liên hệ quân triều đình, có họ giúp một tay giảm tổn thất?” Cán Gàn cau mày nói.
“ Bọn họ mà dám đánh thì Sơn Trà đã lấy lại được từ lâu rồi.” San thiếu khinh bỉ. “ Vả lại lúc này không kịp nữa, trời đã quá Ngọ, nếu chiều muộn đám thuyền này chưa về thì tất quân Tây sẽ có nghi ngờ mà phòng bị...”
Cán Đại Đầu cũng bối rối không biết phải làm gì. Nói thật hắn vẫn thiên hướng công mạnh đánh thẳng, chịu tổn thất hi sinh nhưng có thể nhanh nhất diệt gọn quân giặc.
Theo Cán Gàn thì chiến đấu kiểu gì chả có mất mát. Miễn là trong giới hạn cho phép thì có vấn đề gì đâu.
Nhưng San thiếu không đồng ý cách làm nướng quân như vậy. Sáu bảy tháng mới đào tạo được một nhúm quân như thế này, chết một người, bị thương một người là đau xót lắm thay.
“ Không cần phải vội. Chờ tiểu đệ xác nhận vài chuyện đã. Cường công khi nào bất đắc dĩ thôi...”
San như hiểu thấu ý nghĩ của ‘anh bố’ mà nói thẳng. Lúc này hãy còn sớm để quyết định.
Tàu Elcano hỏng nặng, động cơ không hoạt động nhưng vẫn di chuyển được nếu dùng buồm. Hai chiến hạm và tất cả tù binh đã được kéo về gần Hòn Lá.
Trung tá Oscaritz ngồi ủ rũ trong căn nhà gỗ của hải tặc Thái Bình Thiên Quốc được trưng dụng làm phòng giam. Khu vực này vốn là đại bản doanh của đám Dương Nghi Thanh từ sáu tháng nên cũng tương đối tiện nghi.
Bên cạnh Oscaritz có hai binh sĩ Trần gia đặc biệt cắt cử canh gác. Đãi ngộ cho tù binh cho sĩ quan khá tốt, nhưng thằng cha này gương mặt còn khó coi hơn cả đưa đám.
Thất bại như thế này, cộng thêm chiến hạm bị tổn hại nặng nề... danh dự quân nhân đã không còn, sự nghiệp của hắn coi như chấm hết.
Vấn đề tính mạng không cần lo lắng. Chính quyền Pháp và cả Hoàng gia Tây Ban Nha vì mặt mũi, vì mua chuộc nhân tâm chắc chắn sẽ tìm cách điều đình mà chuộc bọn hắn về. Nhưng từ đó về sau, quân nhân Oscaritz đừng mong sống mà ngẩng mặt với đời.
Đúng lúc này căn nhà gỗ được mở ra, từ bên ngoài lùa vào một cơn gió nhẹ thoang thoảng mùi mặn mòi của biển. Oscaritz từ từ ngước đôi mắt vô thần nhìn lên.
Trước mặt hắn là hai bóng người cao lớn che khuất đi tầm sáng của khung cửa.
José dụi dụi mắt để nhìn rõ hơn, có lẽ là sĩ quan cấp cao của người An Nam, trang phục của bọn họ nhìn có phần cầu kỳ hơn đám lính gác.
Cái xứ này không dùng quân hàm để phân biệt, thật khó mà xưng hô.
Người sĩ quan trẻ tuổi người bản xứ bỗng xì xồ gì đó, hai tên lính đồng thanh hô lớn rồi nhanh chóng rời đi. Căm nhà gỗ lúc này chỉ còn ba người ở tại đó.
“Xin chào Trung tá Oscaritz . Anh biết nói tiếng Anh chứ?”
Người sĩ quan trẻ tuổi lên tiếng hỏi Oscaritz bằng một giọng tiếng Anh khá dễ nghe.
“Vâng tôi biết” Oscaritz gật đầu trả lời bằng tiếng Anh.
Thông tin về gã này San đã nắm từ lâu. Dù gì gã cũng là sĩ quan cấp cao nhất bên phía Tây Ban Nha, muốn dò la cũng không khó.
“Vậy thì tốt. Giới thiệu với ngài, Đây là Thiếu tá Trần Quang Cán – chỉ huy quân đội Đại Nam ở đây. Còn tôi là Trần Quang San, cấp bậc đại úy”
Cấp bậc của quân đội Đại Nam thừa ra 6 cấp so với hệ thống Châu Âu, cho nên San trực tiếp tạm thời quy đổi chức vụ để khiến cho tên tù binh người Tây Ban Nha dễ hiểu hơn.
Thực ra San hơi “nổ”. Chức Chánh Suất Đội của hắn ngang hàm Thiếu Úy hoặc Trung Úy là cùng. Đại Úy thì phải cỡ Phó Quản Cơ – còn chức Chánh Quản Cơ của Cán Đại đầu cao lắm đeo lon Chuẩn Tá
“Rất hân hạnh, tiếng Anh của ngài còn tốt hơn cả tôi… mà ngài là Đại Uý trẻ nhất tôi từng gặp” Oscaritz gật gật đầu cảm thán.
“Thiếu tá Oscaritz , anh có dự định tương lai gì không?” San thiếu Đổi chủ đề sau một hồi huyên thuyên theo phép lịch sự.
José hơi ngỡ ngàng, hắn thì còn có cái tương lai gì đây?
San thiếu cùng Cán gàn ở đây làm chỉ? Đơn giản đó chính là thuyết phục gã sĩ quan Tây Ban Nha này.
Để thuyết phục một người từ bỏ danh dự phản bội tổ quốc, xâm hại lợi ích quốc gia của hắn là rất khó. Và gần như không thể thuyết phục trong thời gian ngắn. Đừng nghĩ xuyên không rồi có thể dễ dàng khoa môi múa mép kiểu bán hàng đa cấp là có thể thu phục hết người này đến người khác. Mằm mơ đi.
San hiểu rõ điều này. Hắn nhiều lần mở miệng nói đạo lý đều bị chặn họng.
Việc điều binh khiển tướng, lên kế hoạch tấn công San phải “đẩy” Cán Gàn chường mặt ra. Được cái hắn tin quý tử có “đọc sách Tây” nên hiểu biết nhiều – thế là phá lệ diễn vai “người phát ngôn” trong chiến dịch này. Tất nhiên San cũng phải tốn khối sức.
San mất không ít thời gian chứng minh bằng thực tế, cốt để Cán ca thấy rõ chiến thuật ở Đại Nam đã lỗi thời thế nào. Hai ông thần này còn lén vật nhau vài bận, xong rồi “anh” Cán cũng phải chịu là võ thuật thực chiến của quân đội khác hẳn kiểu võ lâm so chiêu điểm tới là dừng.
Trầy da tróc vẩy mấy tháng trời mới thu phục được Cán. Đây là cha con một nhà tin tưởng lẫn nhau, hoặc giả một phần do Cán gàn chiều quý tử - nên cũng xong việc. Nhưng đấy là dính đến luyện binh chiến đấu.
Còn là chuyện dính tới kinh thương, chính trị, hay cách đối nhân xử thế thì Cán luôn gạt ý kiến của San qua một bên, thậm chí không thèm nghe.
Đây là lẽ thường. Những thứ này là kinh nghiệm thực tiễn đúc kết lên, sách Tây dạy không nổi.
Giả sử chuyện làm ăn đi, San có thể khua môi múa mép về việc thành lập công ty T&H có bao nhiêu lợi ích. Nhưng ai mà tin? Cán chỉ hỏi lại một câu, “ Mi biết mần răng gom hàng ở Gia Định không?” vậy là đủ để San thiếu cứng họng.
Thế là hắn toàn phải chơi bài tiền trảm hậu tấu, âm thầm sắp xếp dựa vào sơ hở của hai gia chủ - xong cho cả làng vào thế đã rồi.
Lần này thuyết phục gã chỉ huy người Tây Ban Nha thì San thiếu đóng vai phiên dịch, Cán Gàn đóng vai người thương lượng chính. Dùng cấp bậc để tạo sức ép, dùng sự chín chắn của “anh bố” mang lại sự tin tưởng cho “đối tác”. Chặt chẽ đến thế thì thôi...
Đưa một gã thiếu niên miệng còn hơi sữa ra bàn chuyện, còn khuya mới thuyết phục được gã trung tá tù binh này. Có quỷ mới tin thằng nhãi này có quyền quyết định.
Lôi kéo để Trung Tá Oscaritz này vứt hết danh dự bản thân gây tổn hại lợi ích quốc gia là cực khó và gần như không thể. Mà cũng chả cần thiết. Chỉ cần thằng này “đâm sau lưng” đồng minh người Pháp là đủ. Các loại hiệp ước sinh ra là để xé bỏ, vấn đề là ra giá cao đến đâu mà thôi.
Điều kiện rất đơn giản và thực dụng.
Nếu Oscaritz chấp nhận hợp tác với người Đại Nam, San sẽ thả hắn và tất cả người Tây Ban Nha ở đây. Tất nhiên phải “dàn cảnh” để cho hắn thành người hùng, khi giải cứu được bao nhiêu người và còn cướp được tàu để trốn thoát thành công nữa.
Chiêu này cũng đủ vớt vát được phần nào danh dự cho José Toral y Velásquez, thay vì trắng tay toàn tập như hắn từng mường tượng.
Sau khi cân nhắc thiệt hại chán chê, cuối cùng José cũng đồng ý. Nhưng cần phải có sự đồng lòng của những sĩ quan Tây Ban Nha khác, mình hắn không làm nổi
San thiếu còn giúp thông não cho đám này biết rằng ở đây chúng tôi không chơi theo luật của Tây, bằng việc lôi mấy thằng Pháp ra “xin tiết tại chỗ” – rất trực quan. Hắn cố tỏ vẻ người Đại Nam cực kỳ dã man cốt để tạo sự ngộ nhận, làm tù binh ở xứ này rất dễ bị tùng xẻo, muốn chuộc người cũng không đơn giản đâu.
Hành động của San thực tế đã khiến Đám người này sợ chết khiếp. Vì hắn cho người liên tục cứa cổ chục tù binh Pháp để chứng minh lời nói của mình.
“ Tôi đồng ý với các ngài về việc hợp tác. Vậy nhưng sự việc chúng tôi giúp đỡ Đại Nam sẽ bị người Pháp nơi này loan truyền , đến lúc đó thì ‘danh dự’ của chúng tôi sẽ tổn hại không kém”
Một Trung Úy mũi khoằm mắt sâu hoắm , khuôn mặt lưỡi cày dài ngoằng đứng ra ý kiến. Mặc dù khuôn mặt đượm vẻ kinh hoàng khi chứng kiến một pha máu me, San vẫn thấy ánh mắt của gã toát lên vẻ độc ác không che giấu được. Ý đồ của hắn không quá khó đoán.
Thằng này ám chỉ San nên thủ tiêu hoàn toàn những người Pháp ở nơi này, chỉ có như vậy bí mật mới được giữ kín.
San giả vờ thì thầm to nhỏ cùng Cán một lúc, đúng như Cán mới là người ra lệnh ở đây vậy. Thực ra hai cha con đúng là đang bàn bạc phương án xử lý tình huống lúc này.
Cán Đại Đầu không nghĩ quá nhiều mà nói: “ Chỉ cần bọn này hợp tác, giết hết bọn Pháp chứng kiến sự việc không sao cả”
Nhưng luận điểm của San lại là “ Bí mật giam giữ. Nhưng tuyên bố ra ngoài là đã chết”
Hai người hồi lâu to nhỏ bàn bạc rồi thống nhất ý kiến chung sau đó San đứng ra “ thông dịch”:
“ Cha của ta. Trung Tá quân đội Đại Nam, Trần Quang Cán chấp nhận đề nghị của Trung Uý Marcelo , giết tất cả lính Pháp đã chứng kiến hành động của người Tây Ban Nha”
Gã trung uý tên Marcelo há mồm như muốn thanh minh. Nhưng ánh mắt lạnh lùng của San thiếu khiến thằng này ngậm mõm lại. Ở chỗ này không có ai là kẻ ngu cả. Bọn hắn sao không hiểu ý tứ của Marcelo? Vừa muốn làm kĩ nữ lại vừa muốn lập đền thờ.
Quá thâm độc cùng tiểu nhân. Nhưng đám sĩ quan Tây Ban Nha lại rất đồng ý với Marcelo vì nó mang đến lợi ích cho tất cả những người có mặt nơi này.
Thiên thu, vạn cổ, sách ghi tên.
Triệu hoán kỳ tài, vượt giới lên.
Nhiệt huyết dâng trào, Thiên Mệnh Chiến.
Quần long hội tụ, mấy ai quên?