Yêu Gái Một Con

Chương 25



Ngỡ ngàng sửng sốt khi nhìn thấy Ngọc Châu bà Phượng lớn tiếng.

– Ai cho cô vào đây? Đi ra ngoài liền cho tôi.

Bất ngờ về thái độ của mẹ đối với Ngọc Châu, Thành Trung không nghĩ rằng mẹ mình lại phản ứng thái quá lên khiến cho cô ấy phải giật mình hoảng sợ. Anh liền ra sức đỡ lời.

– Mẹ à Ngọc Châu chỉ là có lòng muốn đến thăm mẹ cô ấy còn nấu cả súp mang vào cho mẹ bồi bổ, mẹ đừng có quá khắt khe với cô ấy

Từ lâu đã không ưa gì Ngọc Châu nay còn xuất hiện trước mặt lại thêm có được sự bên vực của con trai điều này càng khiến bà Phượng nhất thời khó lòng chấp nhận, bà liền tạt ngang.

– Không dám, tôi biết mục đích mà cô vào đây là gì, chiêu trò này của cô chỉ qua mặt được thằng con trai khờ của tôi thôi chứ sao mà lừa được bà già này. Có lẽ đã làm cô thất vọng rồi tôi mạng lớn lắm chưa theo ông theo bà được đâu.

– Sao mẹ lại nói vậy, con biết Ngọc Châu không phải người như vậy , mẹ đừng có ác cảm với cô ấy.

Có lẽ sự xuất hiện đột ngột của tôi khiến cho bác gái không được vui, tôi biết bác ấy không thích mình ngay lúc này tôi không thể bỏ cuộc, không thể phụ lại sự kỳ vọng của anh Trung hơn hết tôi cũng có niềm tin sự chân thành sẽ khiến bác ấy thay đổi suy nghĩ về tôi. Tôi đang ngây người suy nghĩ thì bắt được ánh mắt của Trung nhìn mình như đang ra hiệu, hiểu ý anh ấy tôi liền tiến lại bên cạnh bác gái.

– Con xin lỗi vì chưa được sự cho phép của bác mà đã tự ý đến đây, bác gái đừng có giận con chỉ vào thăm bác một chút là đi ngay.Con có nấu súp cho bác tẩm bổ để con đem múc ra chén.

Nói rồi tôi liền đặt cái hộp xuống bàn cẩn thận đổ súp ra chén mang lại đưa cho mẹ anh Trung.

– Súp còn đang nóng bác gái ăn cho khỏe.

“kẻng”

Tôi giật mình khi bác gái hắc cái chén rớt xuống sàn bể nát.

Hành động này của bà ngay cả Thành Trung cũng không ngờ đến, mồm há hốc đôi mắt mở to Thành Trung tức giận nói.

– Mẹ không thích cô ấy thì có thể không ăn nhưng sao lại hành động như thế, dù sao đây cũng là tấm lòng, là thành ý của Ngọc Châu đối với mẹ,mẹ có cần quá đáng đến mức này không, mẹ làm con quá thất vọng.

– Không phải là mẹ vô lý mà ngay từ đầu mẹ đã không ưa cô ta lỗi là tại cô ta ngoan cố ở lỳ lại đây chứ nào phải tại mẹ đâu mà con đổ hết lên đầu mẹ.

– Mẹ….

Bất lực trước sự vô lý của mẹ mình Thành Trung tiến đến bên cạnh an ủi Ngọc Châu.

– Em đừng buồn do chân mẹ vậy nên bứt rứt mới sử sự như thế.

Tôi không trách bác có lẽ là do tôi chưa đủ chân thành để khiến bác tin tưởng dù trước đó tôi đã biết bác ấy không có thiện cảm tốt với mình nhưng tôi vẫn cố chấp suy tư vọng tưởng rằng sẽ làm cho bác thay đổi cách nhìn về mình. Có lẽ tôi đã sai, tôi không nên đến đây để khiến cho bác gái giận và làm cho anh Trung thêm khó xử.

– Em hiểu mà, tại chén súp nóng quá em cầm không chắc nên trượt tay rơi xuống sàn, để em nhặt lên là được rồi.

Tôi lặng lẽ ngồi xuống nhặt mảnh vỡ thủy tinh dưới sàn nhà, anh Trung cũng muốn phụ giúp nhưng trước mặt mẹ anh ấy tôi làm sao có thể hơn hết tôi càng không muốn làm cho bác gái ghét mình thêm nữa.

Là một người con Thành Trung hiểu rõ tính tình của mẹ mình ra sao, anh thừa biết ai là người đúng người sai sau sự cố vừa rồi cho dù Ngọc Châu chẳng những đã tự mình nhận hết mỗi lỗi lầm mà còn nói đỡ cho mẹ nhưng mọi chuyện làm sao có thể qua được cặp mắt của anh. Ngay lúc này anh rất muốn phụ cô ấy quét dọn mớ hỗn độn mà vừa rồi chính mẹ là người gây nên nhưng anh cũng không muốn làm cho Ngọc Châu khó xử và nhận thêm bất kỳ sự ghét bỏ hay cố tình gây khó dễ nào từ mẹ nữa. Thành Trung hai tay nắm chặt bấm bụng đứng nhìn người con gái mình yêu đang phải chịu nhiều ấm ức thiệt thòi mà lại chẳng thể giúp gì được bất giác anh nhói đau trong lòng, tự mình hổ thẹn.

“cạch”

Cô ý tá bước vào nhìn thấy dưới sàn bị dơ thì liền hỏi.

– Sao lại làm đổ thức ăn vậy? Chị nhớ lao sạch không thôi một lúc bác sĩ vào thăm khám sẽ la đó.

Cô ý tá không la mà có lòng nhắc nhở, tôi cũng hiểu vấn đề vệ sinh trong bệnh viện đặc biệt là những bệnh viện lớn như thế này thì rất nghiêm khắc, tôi liền nói.

-Dạ xin lỗi cô là do tôi không cẩn thận tôi sẽ lau sạch nó mà.

Nói rồi cô y tá tiến lại đằng giường.

-Hôm nay bác thấy chân còn đau nữa không bác

Bà Phượng tươi cười niềm nở chẳng thèm đoái hoài hay có chút áy náy gì với Ngọc Châu đã vậy còn nói bóng gió khiến Ngọc Châu càng thêm hờn tủi.

– Tôi thấy đỡ hơn nhiều rồi tất là cũng là nhờ sự chăm sóc nhiệt tình của đội ngũ nhân viên y bác sĩ nơi đây chứ đâu có như loại người mặt dày thừa biết người ta không ưa mình mà cố lỳ ở lại đây hoài.

Vừa nói bà Phượng vừa đảo mắt liếc nhìn ám chỉ Ngọc Châu.

Khó hiểu ẩn ý đằng sau câu nói vừa rồi cô y tá thắc mắc

– Ý của bác là ? Con không hiểu…

Bà Phượng ngập ngừng

– À..không có gì..

Cô y tá vẻ mặt ngơ ngác rồi mỉm cười nói tiếp.

– Dạ, nếu không có gì thì một lúc nữa bác nói anh lên phòng lấy thuốc nghe, bây giờ con còn phải sang phòng khác để thông báo.

Nữ y tá vừa rời đi Thành Trung đã không kìm nén được sư khó chịu trong lòng mình, anh lập tức quay sang bà Phượng vẻ mặt cau có.

– Lúc nãy trước mặt người ngoài mẹ có cần nói chuyện khó nghe vậy không, câu nói đó chẳng khác nào là đang ám chỉ Ngọc Châu. Cô ấy có làm gì sai đâu sao mẹ lại nặng lời với người ta, mẹ làm vậy không sợ Ngọc Châu buồn hay sao.

– Mẹ không cần biết, mẹ đâu kêu hay bắt cô ta tới đây thăm mẹ đâu tất cả là do cô ta tự nguyện con đừng có đổ hết cho mẹ rồi suốt ngày bên vực cô ta.

Bà Phượng liếc mắt sang Ngọc Châu lên giọng

– Còn cô nữa lo mà dọn dẹp cho lẹ còn ra về nữa, tôi không muốn nhìn thấy mặt cô.

Tuy im lặng nhưng tôi có thể hiểu và nhận ra những lời bóng gió là đang nói về mình.Tôi có chút tủi thân dù vậy nhưng tôi hoàn toàn không oán trách bác gái, sở dĩ bác đối xử với tôi như vậy tất cả cũng chỉ vì muốn tốt cho anh Trung. Là một người mẹ không ai mà không muốn dành những điều tốt đẹp cho con mình, tôi có thể hiểu được mong muốn của bác ấy vì tôi cũng là một người mẹ nếu đặt tôi trong hoàn cảnh giống như bác thì tôi cũng sẽ không bằng lòng chấp nhận cho con của mình qua lại với một người có quá khứ không tốt đẹp như tôi bây giờ.

Ngậm ngùi nuốt ngược nước mắt vào trong tôi biết mình sẽ không bao giờ có được sự đồng thuận của bác gái nhưng ngay lúc này tôi không muốn anh Trung và mẹ anh ấy bất hoà chỉ vì tôi nữa, thu dọn xong tôi liền đứng lên.

– Anh đừng có nói chuyện với bác gái như thế, em biết bác chỉ muốn tốt cho anh mà thôi.

-Nhưng anh không muốn em chịu bất kỳ ấm ức hay thiệt thòi nào cả.

– Anh không cần nói ra thì em cũng sẽ hiểu mà, đối với em anh là một người đàn ông quá tốt rồi Trung. Dù cho mẹ anh có đánh đuổi hay thậm chí nặng lời với em hơn nữa thì em cũng sẽ vui vẻ đón nhận mà không một lời than oán. Em không sao anh đừng lo nghĩ nữa, em hiểu bác mà. À phải rồi anh đi lấy thuốc cho bác đi, có em ở đây rồi khi nào anh trở lại thì em hẳn về.

Thành Trung lo lắng sợ rằng khi anh vừa đi vắng thế nào mẹ cũng tiếp tục gây khó dễ cho Ngọc Châu, anh ngập ngừng.

– Nhưng…Thôi đợi em về anh đi lấy cũng được.

Tôi biết anh Trung đang lo lắng cho mình nên vẫn chưa chịu đi lấy thuốc nhưng tôi nghĩ mình có thể chịu đựng được hơn nữa cũng đến giờ bác gái uống thuốc, nên đúng giờ sẽ tốt hơn cho sự phục hồi chân của bác ấy. Tôi thúc giục anh

– Em không sao mà, anh đi nhanh đi không lại trễ giờ bác uống thuốc..

Nắm lấy tay tôi anh Trung vẻ mặt miễn cưỡng

– Vậy em ở lại với mẹ, anh đi rồi về ngay.

– Đúng là chướng mắt, làm như bà già này vô hình không bằng.

Tôi vội rụt tay mình lại vì sợ khiến cho bác gái không vui, biết mẹ thấy khó chịu anh Trung liền rời đi.

Đêm qua đi bar uống rượu với đám bạn đến tận nửa đêm mới về nhà cho đến giờ Hải Yến vẫn còn đang nằm nướng chưa thể ngóc đầu dậy nổi trong khi bên dưới nhà ba mẹ cô đã chuẩn bị dùng bữa, không nhìn thấy con gái ông Nghĩa liền hỏi.

– Hải Yến đâu bà? Giờ này sao nó còn chưa xuống dùng bữa sáng?

Nhớ lại hình ảnh tối hôm qua Hải Yến về nhà trong tình trạng say khướt đến nổi bà phải chạy ra mở cổng thì sắc mặt liền thay đổi. Sợ nói ra chuyện này ít nhiều gì ông Nghĩa cũng sẽ tức giận còn Hải Yến thì cũng không tránh khỏi sự càm ràm la mắng. Bà ngập ngừng.

– À…chắc là con lại thức khuya lướt web nên giờ này ngủ chưa dậy, để tôi lên phòng gọi nó dậy, ông có gấp đi làm thì ăn trước đi.

– Nhà có ba người, kẻ trước người sau thì còn gì gọi là gia đình, bà lên gọi con dậy xuống ăn chung cho vui.

Biết chồng khó tính bà Kim vội vã đi lên lầu, bước vào phòng thì Hải Yến vẫn còn đang say ngủ, bà tiến lại thúc giục.

– Dậy rửa mặt xuống nhà ăn sáng đi con.

Vẫn chưa nhận được sự đáp trả nào của con gái, bà Kim tiếp tục ra sức đánh thức.

– Ba con đang chờ hai mẹ con dưới nhà kìa, con mà không chịu thức dậy nếu ba la thì đừng có nói là sao lúc đó mẹ không chịu gọi con dậy đó nghe.

Vừa nghe tới ba Hải Yến liền bật người ngồi dậy lúc này trên gương mặt vẫn còn sự ngáy ngủ
.
– Sao nay ba ăn sáng ở nhà vậy mẹ?Cho con ngủ thêm chút nữa đi.

Nhìn dáng vẻ mê ngủ của con gái nhưng vẫn không quên lo sợ bị mắng khiến bà Kim chợt thấy buồn cười.

– Không được, con phải xuống ăn sáng với ba sau khi ông ấy đi làm lúc đó muốn ngủ đến khi nào thì ngủ.

– Mẹ nhớ nói đó nghe.

Bà Kim mỉm cười.

-.Được rồi, con đánh răng rửa mặt xong xuống liền nghe chưa, mẹ xuống nhà trước nhanh không khéo để ba đợi lâu còn đi làm nữa đó

-.Dạ, con biết rồi.

Dứt lời Hải Yến lồm cồm ngồi dậy bước chân loạng choạng đi vào nhà vệ sinh.

Sau khi đánh thức con gái bà Kim đi xuống lầu với vẻ mặt hớn hở.

– Con thức rồi xuống liền bây giờ để tôi làm sẵn ra tô cho ông ăn trước còn đi làm một lát con xuống rồi ăn sau.

Đảo mắt vào chiếc đồng hồ trên tay ông Nghĩa nói.

– Ừm vậy cũng được.

Vài phút sau, Hải Yến từ trên lầu đi xuống đưa tay kéo nhẹ chiếc ghế ngồi xuống bàn.

– Ba, mẹ chờ con có lâu không?

Vừa nhìn thấy con gái ông Nghĩa liền lên tiếng.

– Ba thấy con ngủ nướng như vậy không được rồi, con gái phải tập dậy sớm làm đồ ăn sáng cho cả nhà sau này còn làm dâu người ta nữa.

Hải Yến ngượng ngùng gãi đầu.

– Thì lâu lâu con mới dậy trễ xíu mà ba với lại con gái bây giờ đâu có phải làm dâu như xưa nữa đâu ba.

– Biết là vậy nhưng con cũng cần phải đảm đang học cách làm dâu đi là vừa, mê chơi miết chẳng có thằng nào dám cưới tới đó đừng có đổ lỗi cho ba mẹ tại sao không nhắc nhở.

Ông Nghĩa tiếp tục quay sang bà Kim nói tiếp.

– Bà coi chỉ dạy cho con đi là vừa, đừng có suốt ngày nuông chiều nó nữa.

Hải Yến mặt mày nhăn nhó khi nghe cằn nhằn thấy vậy bà Kim liền đỡ lời cho con gái.

– Ông suốt ngày cứ lo xa, con mình xinh đẹp giàu có thì sợ gì không có người rước chỉ ngặt là nó không ngó ngàng tới ai mà cứ khăng khăng suy tình trong khi người ta thì chẳng đói hoài tới.

Hiểu ý mẹ muốn ám chỉ điều gì Hải Yến vội ngắt lời.

– Mẹ lại nữa, con đói bụng rồi đây

– Để mẹ đi xuống bếp làm cho con ăn.

Nói rồi bà Kim đứng dậy đi liền xuống bếp, một lúc sau trên tay bà bưng ra tô phở còn ngun ngút khói đem lại đặt xuống ngay trước mặt Hải Yến.

– Con ăn đi cho nóng.

Buông đôi đũa xuống ông Nghĩa nhìn vào đồng hồ, chuẩn bị đi làm bất giác nhớ ra một chuyện ông liền hỏi

– Bà với Hải Yến đi thăm chị Phượng chưa?

Nghe đến bà Phượng Hải Yến nhanh miệng.

– Dạ rồi, hôm qua con với mẹ mới vào thăm dì Phượng

– Sức khoẻ của chị ấy ổn chưa? Mấy nay lu bu quá ba quên nói hai mẹ con đi thăm dì nếu đi rồi thì tốt dù sao hai bên gia đình cũng có thâm tình với lại sớm muộn gì con gái mình cũng về làm dâu nhà người ta.

Bà Kim nghe đến chuyện kết thông gia với gia đình bà Phượng thì liền thở dài, vẻ mặt trầm ngâm suy nghĩ. Nhớ lại thái độ hôm qua trong bệnh viện của Thành Trung khi bà Phượng đề cập đến chuyện dạm ngõ thì đã biết cuộc hôn nhân này sẽ không bao giờ trở thành hiện thực bởi anh chẳng hề yêu thương con gái mình chỉ tại Hải Yến cố chấp ngộ nhận nhưng không biết phải mở lời với chồng thế nào vì biết tính ông Nghĩa rất trọng tình cảm đặc biệt là đối với ông Thành.

Nhìn sắc mặt của vợ có chút kỳ lạ khiến ông Nghĩa thắc mắc.

– Bà sao vậy? Sao tự nhiên tôi nhắc đến chuyện hai đứa nhỏ bà lại thở dài khó chịu?

Bà Kim ngập ngừng.

– Tôi đâu có sao, hôm qua vào thăm chị Phượng thấy sức khỏe chị ấy cũng ổn rồi chắc vài hôm là được xuất viện.

– Hôm nào xuất viện hai mẹ con mua sâm hay là tổ yến đem qua nhà cho chị ấy tẩm bổ thêm.Gần gũi qua lại nhiều cho thân thiết.

Dứt lời ông Nghĩa cầm lấy tờ khăn giấy lau miệng rồi đảo mắt nhìn vào đồng hồ trên tay.

– Đến giờ tôi đi làm rồi hai mẹ con bà ăn xong dọn dẹp sau nghe.

Đứng lên rời khỏi bàn ông Nghĩa cầm lấy chiếc cặp đen quay người thong thả bước đi.

☆☆☆☆☆

Anh Trung vừa đi lấy thuốc không khí trong phòng bệnh lúc này yên tĩnh hẳn. Tôi không biết phải mở lời thế nào khi nhìn sắc mặt bác gái không được vui nhưng cũng không thể im lặng, tôi tiến đến bên cạnh bác.

– Chân bác đã đỡ đau hơn chưa ạ?

Không thích Ngọc Châu bà Phượng liền tỏ rõ thái độ.

-Cô đừng làm ra vẻ nữa không có Thành Trung ở đây cô diễn kịch cho ai xem, đã đến lúc hạ màn rồi. Cô cần gì thì mới chịu buông tha cho con trai của tôi?

Tôi thật sự không hề diễn kịch những gì tôi đang làm đều xuất phát từ tận đáy lòng, tôi luôn nghỉ và xem mẹ anh Trung như mẹ ruột của mình dù hiểu rõ bà ấy vốn không thích và ngăn cản tôi qua lại với anh Trung. Tôi biết mình không đủ hoàn hảo so với những tiêu chuẩn chọn dâu của bác nhưng tôi đã cố gắng hoàn thiện bản thân tôi không muốn bác ấy hiểu lầm mình, tôi nói.

– Dạ con nghĩ là bác đã nghĩ sai về con rồi,con yêu anh Trung thật lòng và không bao giờ có suy nghĩ mong cầu hay lợi dụng bất cứ điều gì từ anh và gia đình mình, bác đừng hiểu lầm con tội nghiệp.

Bà Phượng bật cười trong tức giận.

– Nghĩ sai cho cô à? Tôi đây là người từng trải gặp qua không biết bao nhiêu trường hợp đảo mỏ như cô rồi, cô đừng có hòng qua mặt được tôi chỉ có thằng con trai khờ của tôi mới bị cô lừa mà thôi.

– Dạ con không có ý đó,con không có lừa dối anh Trung.

Trong lòng vốn không ưa gì Ngọc Châu cho dù cô có nói bất cứ điều gì thì cũng không lọt tai. Vẻ mặt nghiêm nghị bà Phượng chỉ tay về phía Ngọc Châu.

– Nhân lúc thằng Trung chưa quay trở lại cô nên rời khỏi căn phòng này càng sớm càng tốt và xin hãy buông tha cho con trai của tôi.

Vừa nói xong thì bà Phượng cảm thấy khó chịu mặt mày nhăn nhó vì cơn mắc vệ sinh gần như không thể cầm cự được lâu hơn nữa, bà ôm bụng cô rúm người.

Tôi không biết phải làm thế nào mới có thể xoá bỏ định kiến của bác ấy đối với mình, những gì có thể làm hay chuyện cần giải thích thì tôi cũng đã dùng cả rồi nhưng cái tôi nhận được lại là những lời mắng nhiếc đuổi xua. Lẽ nào tôi đã sai lầm khi đến với anh Trung chẳng lẽ người phụ nữ có con như tôi thì không có quyền được hạnh phúc. Lúc này đây tôi thấy mình thật là xấu hổ tủi phận bất giác khoé mắt tôi ứa lệ. Tôi biết mình không thể nào nén lại đây thêm nữa, vội vàng lấy tay gạt nước mắt tôi ngẩng đầu nhìn bác gái nghẹn ngào.

– Nếu như sự có mặt của con ngày hôm nay đã khiến bác không vui thì cho con xin lỗi mà bác cũng đừng có trách anh Trung, tại con muốn vào đây thăm bác không có liên quan đến anh ấy. Nhìn bác đã khoẻ con yên tâm rồi, xin phép bác con về.

Lúc này bà Phượng hầu như không thể kìm chế nổi nữa rồi, gương mặt đỏ lên vì đang cố trân người chịu đựng.

Vừa định quay người đi thì tôi chợt nghĩ lại dù sao cũng nên lịch sự chào bác gái một tiếng mặc dù bà có không thích mình thì bà cũng là mẹ của anh Trung sự thật này không bao giờ thay đổi. Tôi cúi đầu nhẹ giọng.

– Thưa bác con về.

Bác gái không trả lời tôi nhưng sao khi nhìn vào gương mặt bác gái tôi cảm giác như có chút bất thường dường như bác ấy đang cố kìm nén điều gì hay sức khoẻ của bác có vấn đề gì mà không tiện nói với tôi. Lo lắng tôi liền hỏi.

– Mặt bác sao đỏ ửng thế này? Bác thấy trong người không được khoẻ hay sao ạ? Có cần con gọi bác sĩ đến kiểm tra giúp bác không?

Dù đang rất cần đi vệ sinh nhưng bà Phượng vì tính tự ái mà vẫn không muốn nhờ đến sự giúp đỡ của Ngọc Châu.

– Tôi không có bị gì cả,cô đừng tự cho mình là thông minh nữa.Cô nhanh về đi thằng Trung sắp quay trở lại phòng rồi.

Nói rồi bà Phượng quay người sang hướng khác. Chắc lại là do tôi suy nghĩ quá rõ ràng tình hình sức khoẻ của bác gái đã ổn vừa rồi vẫn còn bình thường. Tôi nghĩ mình đã lo lắng quá, thấy bác không sao tôi cũng yên tâm ra về.

Dường như lúc này không thể cầm cự nổi nữa bà Phượng đành phải hạ thấp cái tôi của mình xuống nhờ vả đến Ngọc Châu dù trong lòng không hề mong muốn. Khi cô vừa quay người rời đi bà liền gọi lại.

– Khoan đã…

Có lẽ bác gái không yên tâm sợ tôi sẽ mách lẻo chuyện này lại với anh Trung nhưng tôi không phải là người như thế. Tôi quay đầu lại.

– Dạ, bác yên tâm con sẽ không nói chuyện này lại với anh Trung đâu, còn việc bắt con phải rời xa anh ấy xin lỗi bác con không làm được. Con yêu anh Trung và mắc nợ anh rất nhiều khi nào anh ấy mở lời chia tay thì bác yên tâm lúc đó tự khắc con sẽ rời đi không bao giờ làm phiền đến cuộc sống của anh ấy nữa.

Biết Ngọc Châu đã hiểu lầm ý của mình nhưng khi nghe qua sự bày tỏ thắn thắng của cô đã làm cho bà Phượng cảm thấy khó chịu nhưng lúc này đây bà không thể làm căng vì đang cần nhờ đến cô ấy. Ngay lập tức liền hạ giọng, bà Phượng ngập ngừng ấp úng.

– Cô hiểu lầm ý tôi rồi, thật ra tôi…tôi…

Bác gái không phải gọi tôi lại vì mục đích đó vậy thì là gì thắc mắc tôi liền hỏi.

– Bác bị làm sao?Nếu bác có cần con giúp gì thì bác cứ nói con sẽ sẵn sàng.

Bà Phượng ngại ngùng.

– Tôi muốn đi vệ sinh nhưng chân tôi..Cô có thể…

Thì ra bác gái muốn tôi giúp bác việc đi vệ sinh nhưng chắc là bác thấy ngại và một phần cũng không thích tôi nên mới cố chịu đựng. Hiểu ý bác tôi liền tiến lại.

– Dù bác không thích con nhưng chuyện đi vê sinh bác không nên gắng nhịn như thế sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ bác. Để con giúp bác.

Một lúc sau Ngọc Châu rời khỏi phòng bệnh, sự ân cần hăng hái của cô khiến cho bà Phượng dường như đã bị lung lay suy nghĩ. Giờ đây nằm trên chiếc giường bệnh với cái chân chưa thể đi lại được bà mới chợt nhận ra sự khác nhau giữa tính tình Ngọc Châu và Hải Yến. Cả hai hoàn toàn khác nhau, một người thì nhu mì ôn nhã không ngại nặng nhọc hay dơ bẩn còn một người thì đanh đá tiểu thư chả trách sao thằng Trung một hai không chịu từ bỏ cô ta để cưới Hải Yến. Nghỉ đến đây bà Phượng thở dài lắc đầu.

“Cạch”

Thành Trung mở cửa bước vào.

– Mẹ con về rồi.

Đảo mắt xung quanh không nhìn thấy Ngọc Châu anh liền hỏi

– Ủa mẹ Ngọc Châu đi đâu rồi sao con không thấy cô ấy?

Bà Phượng ngập ngừng.

– Ừm…thì nó vừa về rồi.

– Sao Ngọc Châu không đợi con quay lại hay mẹ có nói gì khiến cô ấy buồn không?

Nhớ lại những lời vừa rồi mình đã nói với Ngọc Châu bà Phượng không muốn con trai biết chuyện nên liền né tránh.

– Mẹ không biết, con tự hỏi cô ta đi.

Theo lời mẹ có lẽ Ngọc Châu cảm thấy ngại khi gửi bé An cho dì Mai chăm sóc nên đã về trước mà chưa kịp đợi mình trở về. Nghĩ vậy Thành Trung cũng không nghi ngờ thêm, đưa tay lấy cái lý rót đầy nước anh quay sang đưa cho mẹ.

– Mẹ uống thuốc đi.

Vài ngày sau, sức khỏe hồi phục tốt bà Phượng đã được xuất viện về nhà.Gần cả tuần nằm trong phòng bệnh ngột ngạt làm bà như già đi cả chục tuổi. Giờ đây khi được trở về lại chính căn nhà của mình, được nằm trên chiếc giường quen thuộc làm bà vui mừng nhẹ nhõm. Nằm một mình hoài trong phòng thấy ngột ngạt bà Phượng lồm cồm ngồi dậy cố gắng di chuyển xuống chiếc xe lăn tiến đến mở cánh cửa. Một mình không biết phải làm sao để có thể di chuyển xuống nhà, do dự lại thêm vẫn còn ám ảnh lần tai nạn trước nên đến giờ bà Phượng vẫn còn hơi run sợ. Từ trên lầu bà lớn tiếng gọi

– Chị Lan ơi….chị Lan.. lên tôi nhờ tí chuyện..
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.