Đi qua khúc dạo đầu, mọi người rất nhanh giải tán trở về vị trí làm việc. Dương Thiên dẫn theo Lý Ngọc Huyền đưa tới vị trí làm việc của cô.
Không trang trí xa hoa, không màu mè lòe loẹt, tất cả đều giống như một căn phòng hành chính bình thường. Chỉ khác ở chỗ, có thêm một chiếc bàn lớn, 3 màn hình lớn, hai chiếc đặt trên bàn làm việc, một chiếc còn lại được treo tường đối diện bàn làm việc, để thuận lợi theo dõi số liệu và tin tức thị trường.
Phía bên phải có một bàn sofa tiếp khách, vị trí cửa sổ nhìn ra không gian phía sau thoáng đãng.
Đây cũng là yêu cầu mà Lý Ngọc Huyền nói với hắn, cô không phải là người quá cầu kỳ, mọi thứ trong văn phòng càng tối giản càng tốt.
Dương Thiên tự mình trình bày lộ trình và quy hoạch của công ty trong quá khứ, tình hình hiện tại, và dự kiến tương lai.
Mỗi một chỗ đưa ra, Lý Ngọc Huyền đều ghi chép rất tỉ mỉ, chỗ nào không hiểu cô sẽ đánh dấu và hỏi lại.
Làm việc với người thông minh rất thuận lợi. Chỉ sau một buổi sáng, Lý Ngọc Huyền cơ bản đã nắm được các vấn đề mà Dương Thiên cần cô thực hiện.
Rất rõ ràng, cô thấy được một tham vọng rất lớn từ người đàn ông trẻ này.
Mặc dù trong kế hoạch của Dương Thiên còn nhiều điểm mà cô thấy rất khó có thể đạt được, nhưng thấy được sự tự tin và quyết tâm của hắn, Lý Ngọc Huyền đã rất chờ mong đồng hành cùng hắn trên đoạn đường phía trước.
Làm việc với Lý Ngọc Huyền, Dương Thiên cảm thấy rất thoải mái. Cô thực sự rất nhạy bén và có những ý kiến cực kỳ mấu chốt, giúp hắn bớt được không ít đường vòng.
Sau buổi nói chuyện hôm nay, Dương Thiên rất yên tâm giao cho Lý Ngọc Huyền thay hắn quản lý và vận hành công ty, để hắn có thời gian tập trung tiến hành chương trình nghiên cứu tiếp theo.
Ngay chiều hôm đó, Dương Thiên bắt máy bay sang Kenya, trước khi đi hắn còn dặn Lý Ngọc Huyền giúp hắn thu thập tối đa các mẫu nước ô nhiễm tại các khu vực ao hồ, sông ngòi tại Việt Nam.
...
Trở lại Châu Phi, Dương Thiên tiếp nhận báo cáo tình hình trang trại từ Nguyễn Văn Mạnh và cho hắn về nước.
Nhận được tin tốt này, Nguyễn Văn Mạnh mừng rỡ chào tạm biệt ông chủ, rồi lập tức đón xe ra sân bay. Khí hậu của Châu Phi quá mức khó chịu, sáng nóng, tối lạnh. Nhiệt độ có những ngày chênh nhau gần 20 độ C, khiến cả người hắn hết sức uể oải.
Đọc báo cáo chi tiết, Dương Thiên nhận thấy Nguyễn Văn Mạnh năng lực làm việc khá ổn, các hạng mục công việc sắp xếp dễ đọc, dễ hiểu.
Hiện tại, vụ gieo trồng lúa mì và lúa mạch giống LMI.3 và LMA.3 đầu tiên sinh trưởng rất tốt, đã cao được 2/3 chiều cao tối đa. Dự kiến 2 tháng nữa có thể bắt đầu thu hoạch.
Về mặt nhân sự, trong số các nhân viên làm thuê, Kamau là cái tên nổi lên rất rõ ràng.
Chăm chỉ, cần mẫn, lại rất thông minh. Trong thời gian qua, hắn đã đưa ra 6 cải tiến lớn nhỏ, giúp mọi người cải thiện tốc độ làm việc một mảng lớn.
Dương Thiên việc đầu tiên trở về ra gặp nhân viên của mình là trao thưởng, 6000 KES được trao cho Kamau, hắn muốn tạo cho nhân viên tâm lý, ông chủ là người nói được là làm được.
Không chỉ trao thưởng, hắn còn đề bạt Kamau từ chức vụ Đánh giá canh tác, lên chức Tổ trưởng kiêm Giá·m s·át nông trường.
Ngoài Kamau, có 4 người khác cũng có những ý tưởng cải tiến lớn nhỏ, tổng số tiền nhận được cũng được 5000 KES.
Có thưởng cũng có phạt, hắn nêu tên 3 người làm việc hiệu suất kém, thường xuyên đến làm muộn, trốn về sớm. Nếu tình hình trong thời gian tới không được cải thiện, vẫn còn tiếp diễn, thì họ sẽ là nhóm người đầu tiên bị đuổi việc.
Đối mặt với nguy cơ mất công việc lương cao, bọn họ đều rối rít xin lỗi và hứa sẽ không tái phạm. Dương Thiên không nói tiếp, hắn giao cho Kamau, lưu ý giá·m s·át tốt công tác của mọi người. Sau đó, sải bước rời đi. Hắn thực sự còn rất nhiều việc phải làm.
...
Tại Kenya, Dương Thiên cũng thuê người thu thập các mẫu nước thải tại 1 số đô thị trên cao nguyên Turkana để làm mẫu thí nghiệm.
Tổng cộng các mẫu thu thập được hắn chia thành bốn nhóm chính:
Nhóm 1: nước thải nuôi trồng thủy sản, thành phần ô nhiễm chủ yếu là Nitơ và Phốt pho.
Nhóm 2: nước thải nhà máy hóa chất, lọc dầu, thuốc trừ sâu ... thành phần ô nhiễm là các hợp chất của phenol.
Nhóm 3: nước thải từ các nhà máy dệt may, sản xuất giấy, màu thực phẩm, mỹ phẩm ... thành phần gồm xanh methylen, xanh malachite, diazo...
Nhóm 4: nước thải nhà máy luyện kim, sơn, phân bón, thuộc da, pin ... thành phần là hỗn tạp nhiều chất kim loại nặng như Crom, niken, đồng, asen, thủy ngân, chì ...
Có ưu thế về nghiên cứu vi sinh, Dương Thiên đương nhiên không loại bỏ chúng ra khỏi nghiên cứu lần này.
Nuôi cấy tảo với vi khuẩn, một nước đi thực tế đã và đang được thế giới bước đầu thăm dò, tuy vậy thành quả đạt được dù khả quan nhưng vẫn chưa đạt được kỳ vọng.
Ban đầu, người ta nhân giống tảo thuần túy, tốc độ sinh trưởng là có nhưng thực sự không thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Không chỉ vậy, tảo cũng là sinh vật, sống trong môi trường nước hoặc ẩm ướt chứa nhiều vi sinh vật, rất dễ bị nhiễm bệnh.
Vi sinh vật sống cùng tảo chủ yếu là loại hiếu khí, chúng sử dụng Oxy mà tảo sinh ra, đồng thời tạo ra CO2 để tảo sử dụng thông qua quang hợp để tạo các chất cần thiết cho tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng của tảo lại không thể nhanh bằng vi sinh vật, dẫn tới nó rất dễ bị “ép khô”. Mặt khác, vi sinh vật nhân rộng, thường gây thay đổi pH môi trường nước, mà pH này thường sẽ không tối ưu cho tảo sinh tồn.
Vì vậy, các chuyên gia giai đoạn đầu chỉ có thể nuôi trồng tảo trong môi trường sạch, sử dụng các chất ức chế vi sinh vật có hại phát triển và bổ sung thêm các chất cần thiết. Sau đó, tảo thực sự đã sinh trưởng với tốc độ tốt hơn, nhưng chi phí “nuôi” tảo lại quá lớn so với giá trị mà nó đem lại.
Ở giai đoạn đó, rất nhiều công ty đã tuyên bố phá sản. Các nhà khoa học đã rút ra được bài học xương máu, và bắt đầu có người đã quay trở lại với việc, tìm cách tối ưu nguồn vi sinh vật cộng sinh với tảo.
Dương Thiên từ tri thức hệ thống cung cấp, ngoài CO2 là nhu cầu lớn nhất, hắn vạch ra được ba nhóm yếu tố tiên quyết giúp tảo phát triển tốt gồm: Vitamin, acid amin và hormone.
Các nhóm yếu tố này nếu được cung cấp bằng sản phẩm tổng hợp như thuốc thì đây sẽ là một bút tài chính khổng lồ, tiêu hao hằng ngày, và chắc chắn không thể duy trì lâu dài.
Do vậy, chúng bắt buộc phải được cung cấp thông qua hệ thống vi sinh cộng sinh.
Lục soát trong trí nhớ, Dương Thiên nhặt ra được một số chủng vi khuẩn có tác dụng trên.
Dinoroseobacter, Bacteroidetes, Sulfitobacter, Azospirillum và Bacilus.
Đối với từng chủng này, Dương Thiên đều tiến hành nghiên cứu đơn chủng và phối đa chủng với tảo.
Loài tảo mà hắn lựa chọn gồm: Chlorella, Auxenochlorella, Sargassum, Gracilaria.
Hơn 50% các loài tảo sinh trưởng cần vitamin B12. Loại vitamin này được sản xuất bởi một số nhóm vi khuẩn, trong đó có Dinoroseobacter.
Dinoroseobacter được gắn vào các hạt tảo, tương tác chặt chẽ với chúng.
Dương Thiên tiến hành phân tích từng chất được sinh ra trong môi trường nuôi cấy các loại tảo-vi khuẩn Dinoroseobacter. Hắn xác nhận được ít nhất 6 thành phần mấu chốt của mẫu dịch chiết xuất là vitamin B12, amoni, auxin indole-3-acetic acid (IAA) nhóm hợp chất carbon hữu cơ, biotin và sắt dưới dạng hem.