Trần tí nghe đến đây, đối chiếu với lịch sử cận đại bỗng phát hiện có rất nhiều trùng hợp.
- Khoan, vậy tính ra “kẻ trời đánh” phá long mạch chỉ mang lại ích lợi cho các nước khác.
- Đúng vậy, như thế tính ra chính bản thân kẻ chủ mưu cũng chịu thiệt, gieo gió gặt bão.
- Hơn nữa, vận mệnh Đại Việt cũng không mãi mãi chìm trong bóng tối.
- Ở tương lai cũng sẽ có người đổi ngược lại từ họ Nguyễn sang họ Hồ giống vị vĩ nhân Nguyễn Ái Quốc ở thế giới cũ.
- Người đó xuất hiện mang theo sứ mệnh kết thúc hỗn loạn do “kẻ trời đánh” gây ra, dần dần đưa người Việt trở lại vị thế của một quốc gia độc lập, tự do, tự cường.
Sau khi nghe đầy đủ câu chuyện, một chuỗi sự kiện lịch sử dần dần hiện ra trước mắt Trần Tí.
Nó hoàn toàn chính xác khi so sánh với lịch sử trong thế giới cũ.
- Có lẽ nào…
Trần Tí mấp máy môi nhưng bị trợ lý Hồng cắt đứt:
- Cậu chủ không cần chú ý nhiều chuyện ở thế giới cũ.
- Có thể mọi thứ chỉ là trùng hợp!
- Điều quan trọng là cậu chủ có hai lựa chọn.
- Một là thuận theo thiên ý, long mạch đã mất thì cứ để cho Đại Việt suy tàn, trăm năm sau tự khắc có vĩ nhân đứng ra giải quyết.
- Hai là cậu chủ dựa vào việc bản thân là người từ thế giới khác, dùng sức bản thân nghịch chuyển càn khôn, đưa Đại Việt thành siêu cường quốc, bá chủ thế giới để thu thập khí vật, chữa trị tổn thất của long mạch.
Trợ lý Hồng phải tìm cách ngắt mạch suy nghĩ của Trần Tí vì nếu một người phàm suy nghĩ quá nhiều chuyện liên hệ giữa hai thế giới khác nhau thì rất có thể sẽ dính vào cổng không gian, cực kỳ nguy hiểm.
Đồng thời cô cũng đưa ra hai lựa chọn cho Trần Tí tự xem xét.
Trần Tí rơi vào trầm tư suy nghĩ.
Lựa chọn thứ nhất có xu hướng an toàn, ổn định, mặc dù Đại Việt sụp đổ nhưng Trần Tí làm vua vài chục năm, sau đó mang theo trợ lý Hồng vẫn dễ dàng sống sót.
Cách thứ hai tuy có vẻ hào hùng nhưng cực kỳ khó khăn, Trần Tí phải tìm cách chinh phục vô số quốc gia, gom góp khí vận để cứu chữa Long Mạch bị “kẻ trời đánh” Nguyễn Vương phá hủy.
Điều đó đồng nghĩa với việc nhà Trần phải xâm lược, đô hộ những quốc gia khác, điều mà Trần Tí không thích.
Được giáo dục bởi văn hóa thiện lành, yêu chuộng hòa bình của người Việt, dù muốn làm thiết huyết đế vương thì Trần Tí ban đầu cũng chỉ muốn cải cách nội bộ, chưa từng nghĩ tới việc sẽ xâm lược người khác.
Dù sao ở thế giới hiện đại, không cần đất đai rộng lớn mà chỉ cần nắm giữ công nghệ vượt trội cũng đủ làm siêu cường quốc rồi.
Chuyện này cực kỳ quan trọng, liên quan mật thiết đến cả thế giới trong tương lai nên Trần Tí không vội quyết định mà suy nghĩ cẩn thận.
Bỗng, anh liếc nhìn xuống cánh đồng, nơi đó đang có các anh nông dân ngồi dưới gốc cây đa đầu làng hóng mát.
Các cô gái làm đồng đi ngang qua, đám thanh niên rướn cổ huýt sáo như kiểu vượn hú.
Đôi ba đứa trẻ tóc để chỏm cặm cụi dưới đất chơi “ô ăn quan” nụ cười rạng rỡ hồn nhiên và ngây thơ đầy ngọt ngào.
Trên đường đi, nhiều cụ già mang theo trứng gà, giỏ rau đứng hai bên đường chờ tặng cho những người lính.
Trần Tí nhắm mắt lại, cơn gió thoang thoảng mang theo hương vị thơm mát của cánh đồng xanh tươi mơn mởn, hòa quyện với ánh nắng ấm nhẹ nhàng và tiếng chim hót ríu rít văng vẳng bên tai.
Anh không nói gì cả, quay trở lại nhìn vào bản đồ với một ánh mắt đầy quyết tâm rực lửa.
- Chị Hồng, mở bản đồ tổng thể khu vực chiến sự nam á.
- Vâng, cậu chủ!
Ngay lập tức, một bản đồ giả lập 3D xuất hiện trước mặt Trần Tí.
Đầu tiên là phía tây và tây nam, nơi thuộc lãnh thổ của Dưa Lạc và Xiêm La.
Ở đó xuất hiện màu vàng cùng hai dấu hỏi chấm.
Màu vàng là đại diện cho khu vực trung lập, không phải đồng minh (màu xanh) lẫn kẻ thù (màu đỏ).
Về mặt lý thuyết, Dưa Lạc là đồng minh, phải đặt màu xanh còn Xiêm La nằm trong liên minh chư hầu của Thiên Long Quốc, phải đặt màu đỏ.
Nhưng trên thực tế, trợ lý Hồng nhận định rằng cả hai đều tạm thời trung lập dựa vào thông tin thu thập được từ mật viện và gián điệp quân sự.
Trần Tí nhấn vào, từ dấu hỏi bắn ra dòng chữ:
- Dưa Lạc: mặt ngoài là đồng minh nhưng ngấm ngầm liên hệ với tây dương, Thiên Long Quốc và thậm chí cả tàn quân Khô Máu Đỏ để lên kế hoạch chống lại Đại Việt, tạm thời trung lập nhưng có khuynh hướng kẻ thù.
- Xiêm La: Mặt ngoài đang là kẻ địch nhưng vua quan đã sợ vỡ mật trước đoàn quân thiện chiến bậc nhất đương thời của Đại Việt, chỉ dám giả vờ giả vịt để đối phó với mệnh lệnh của Thiên Long Quốc, xu hướng trung lập trong thời gian dài, trừ khi Đại Việt suy yếu.
Đúng vậy, Dưa Lạc thậm chí còn có nhiều uy h·iếp với Đại Việt hơn là Xiêm La, bất chấp trước đó chính người Việt đã đổ máu vì hòa bình, mạng sống của người Dưa Lạc.
Nếu là Trần Tí của trước kia, có lẽ sẽ cảm thấy không thể hiểu nổi, khó chịu vì bị phản bội nhưng sau khi chứng kiến cảnh người dân ngu muội bị địa chủ lợi dụng xách động tạo phản thì đã hiểu nguyên tắc “đừng cố vuốt thẳng cọng lông”.
Anh xoa cằm suy tư:
- Xiêm La không cần phải lo, cứ kệ đấy, đối phương cũng chẳng có lý do gì liều c·hết với chúng ta.
- Dưa Lạc tuy có dã tâm nhưng chúng ta đang mạnh hơn, chỉ cần đóng quân ở đó truy kích tàn quân Khô Máu Đỏ, tạm thời ngăn chặn chế độ chống Việt trở lại là được.
- Chờ khi thời cơ chín muồi, cải cách đi lên thành công thì Đại Việt chúng ta chẳng có gì phải sợ nữa.
Sau đó, Trần Tí bắt đầu ngước lên phía bắc của Dưa Lạc, nơi thuộc lãnh thổ của vương triều Trường Sơn nhưng đang bị chia cắt thành một mảng màu đỏ.
Lúc này, Nguyễn Vương và Trương Mỹ Lan đã bắt tay nhau xâm chiếm khu vực phía nam vương triều Trường Sơn, trở thành một bãi phân bò chắn giữa đường, bất kỳ ai cũng có thể dẫm phát c·hết luôn nhưng lại không dám vì sợ dơ chân.
- Nguyễn Vương là một tên tiểu nhân hèn nhát, trình độ quân sự còn lâu mới đuổi kịp vua Quang Trung, chắc chắn không có uy h·iếp trực tiếp.
- Nhưng bởi vì lúc này vua Quang Trung đang bận tập kích khu vực hậu phương tiếp tế của Thiên Long Quốc nên không rảnh xử lý.
- Bên cạnh đó, cũng bởi vì Nguyễn Vương thề c·hết trung thành với Thiên Long Quốc, dùng mạng người q·uấy r·ối giúp Thiên Long Quốc vận chuyển lương thảo tới được nơi tập kết, t·ấn c·ông Đại Việt.
Vương triều Trường Sơn có lãnh thổ tương tự như Lào, phía bắc giáp với Thiên Long Quốc nên có thể tập kích vào trong lãnh thổ đối phương.
Vốn dĩ đây là một chiến thuật rất tốt nhưng Nguyễn Vương lợi dụng tiền bạc, lính đánh thuê và địa chủ, quý tộc thân Thiên Long Quốc để kéo quân đi bắt g·iết dân nghèo trong các thôn làng.
Thậm chí vì mục đích ủng hộ Thiên Long Quốc, Nguyễn Vương còn ngầm đồng ý cho binh lính g·iết sạch dân thường tay không tấc sắt, ăn thịt uống máu người không thấy mùi tanh nên buộc lòng triều Trường sơn phải chia binh bảo vệ dân chúng, dẫn tới không đủ lực lượng càn quét hậu phương Thiên Long Quốc.
Trước đó, Trần Tí chưa từng phải đối địch với Nguyễn Vương nên không chú ý, hiện tại mới nhận ra con chó trung thành của Thiên Long Quốc này đáng ghét cỡ nào.
- Nếu không phải Nguyễn Vương giữ chân thì vua Quang Trung đã sớm phá tan hậu phương Thiên Long Quốc, ép chúng rút quân và cứu được mạng sống của hàng trăm ngàn người Việt rồi.
- Ăn cơm đất Việt, uống nước đất Việt nhưng lại quỳ xuống làm chó cho Thiên Long Quốc, hại c·hết hàng triệu người, thật là đáng ghét.
Trần Tí nghiến răng ken két, bàn tay nắm chặt như muốn đấm vào mặt đối phương, nếu Nguyễn Vương có mặt ở đây chắc chắn sẽ không được lành lặn bước ra ngoài.
Sau năm phút hít thở để thông khí, Trần Tí tự ép bản thân mình phải bình tĩnh lại để đối phó với tình hình hiện trạng.
- Bình tĩnh, bình tĩnh!
- Chỉ là hạt bụi ven đường, sao có thể làm ảnh hưởng đến tâm trạng của mình được.
- Bây giờ quan trọng là phải giải quyết thế cục ở tại Định Long và chiến tuyến phía bắc.
Đến tận bây giờ, ánh mắt của Trần Tí mới đưa lên khu vực xung quanh thủ đô.
Khác với những ký hiệu đơn điệu ở các nước khác, xung quanh Định Long chia ra chi chít vô số khu vực, ký hiệu với màu sắc đan xen, lẫn lộn với nhau như tắc kè hoa.
Ngay trong Định Long, trái tim của Đại Việt vẫn tồn tại việt gian âm mưu bán nước cho Thiên Long Quốc.