Cảng Hải Phòng, một người đàn ông mặc áo tơ lụa dẫn đầu đi trước, theo sau là các đại ca giang hồ cùng với rất nhiều côn đồ, tay chân.
Những đại ca khét tiếng đất Hải Phòng, thường ngày oai phong một cõi nay lại khúm núm theo hầu người đàn ông giàu có kia, đủ hiểu thân phận cao quý thế nào.
Mục tiêu của họ là đoàn thuyền buôn đặc thù đến từ đảo Đài Loan.
Sóng yên biển lặng, lại đang đầu mùa hè, là thời điểm thuận lợi để giao thương trước khi bão tới.
Những năm trước, nơi đây sẽ có vô số tàu thuyền của Thiên Long Nhân tới buôn bán, mang theo tơ lụa, đồ sứ, đồ sắt, vân vân và mang về lương thực, thổ sản…
Ấy vậy mà hiện tại chỉ quạnh quẽ vài chiếc thuyền nhỏ cùng đội tàu của tây dương, kim ngạch thương mại chỉ còn không tới một phần năm so với trước.
Tất cả đều đến từ chính sách bao vây, c·ấm v·ận của Thiên Long Quốc đối với Đại Việt.
Nói đến đây, sẽ có nhiều người không rõ tình hình nói rằng Đại Việt bế quan tỏa cảng, làm gì có thương mại mà ảnh hưởng.
Nhưng nếu tìm hiểu kỹ thì mọi người sẽ biết, bế quan tỏa cảng là nhằm vào các nước phương tây và người dân Đại Việt, “Thiên triều” phương bắc không nằm trong số đó.
Hơn nữa, nhà Trần là một quốc gia tự cường, chưa bao giờ áp đặt chính sách bế quan tỏa cảng giống các vị “hiền vương” nào đó nên bị Thiên Long uốc c·ấm v·ận gây ảnh hưởng rất nặng nề tới nền kinh tế.
Quay trở lại vấn đề c·ấm v·ận, ở thời điểm này, Thiên Long Quốc có địa vị tương đương với Mỹ thời hiện đại.
Chỉ với một chiếu lệnh, vô số nước chư hầu như Mã Lai, Indo chạy theo c·ấm v·ận Đại Việt, giam giữ người và hàng hóa vô cớ, tổn thất không biết bao nhiêu mà kể.
Ngay cả những nước tự chủ như Nhật Bản, Pháp, Hà Lan đều phải tránh lệnh c·ấm v·ận bằng cách mua “cảng trung chuyển” dẫn tới thương mại của Đại Việt bị ảnh hưởng nặng nề.
Thuyền to thì sóng lớn, tất nhiên người chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất cũng là gia tộc khống chế các cảng biển khu vực miền bắc, gia tộc họ Hoàng.
- Hoàng phú ông, cơn gió nào thổi ngài tới bến cảng thế này?
Một người đàn ông Thiên Long Quốc có bím tóc xuất hiện cười nói sang sảng:
- Chào thuyền trưởng Lâm, ta hôm nay đến là để nhận chuyến hàng này, tiện thể hỏi xem chuyến tàu tiếp theo khi nào có thể cập bến.
Phú ông họ Hoàng không sử dụng cách nói chuyện đặt họ lên trước (Lâm thuyền trưởng) giống đối phương, đây là cách xưng hô có phần khác biệt giữa Thiên Long Nhân và người Việt.
Ông ta cố ý làm như vậy là để ngầm nhắc nhở đối phương, nơi này không phải Thiên Long Quốc, đừng nghĩ ức h·iếp kẻ khác.
Nhưng tên thuyền trưởng họ Lâm kia không hề e ngại chút nào, cười lắc đầu:
- Chuyến tàu tiếp theo?
- Ông đừng suy nghĩ nhiều, chắc chắn không có!
- Bệ hạ của chúng tôi cực kỳ căm ghét hành vi b·uôn l·ậu vật tư sang Đại Việt, đã có tới mười thương nhân thế gia b·ị b·ắt giam vào tù rồi, ai dám lái tàu sang Đại Việt nữa chứ.
- Nếu không phải vì chúng ta hợp tác đã lâu, gia chủ trọng chữ tín thì chuyến hàng này chưa chắc đã cập bến.
Thuyền trưởng họ Lâm nói như kiểu phải khó khăn lắm mới có thể vận chuyển hàng hóa tới được.
Nhưng thực ra thương nhân của Thiên Long Quốc đều có sĩ tộc, quyền thần trong triều hỗ trợ nên làm gì có quan binh nào dám bắt.
Thiên Long Quốc trọng văn khinh võ, quyền thần chỉ cần chém gió vài câu là dư sức đưa võ tướng vào ngục.
Thiên Long Quốc ban hành lệnh cấm biển từ lâu, trước cả khi giao chiến với Đại Việt nhưng làm gì có đại thần nào thèm nghe, lén lút ra lệnh cho thuộc hạ đi buôn kiếm lãi kếch xù.
Nhưng lần này bởi vì Trần Tí muốn phá vỡ thế độc quyền của các thương nhân Thiên Long Quốc nên bọn họ mới mưu toan liên hợp lại gây sức ép.
Dựa vào độc quyền thương mại, mỗi năm Thiên Long Quốc bòn rút của Đại Việt vô số tiền tài, vật tư trọng yếu về bản thổ.
Thậm chí con số này còn nhiều hơn lượng vật tư mà Đại Việt tự dùng cho mình, đặc biệt là ở miền Nam.
Lợi ích khổng lồ như thế, đừng nói là hoàng đế Thiên Long Quốc ủng hộ, cho dù không ra lệnh thì chúng cũng sẽ kiếm chuyện sang gây áp lực Đại Việt nhằm chiếm giữ độc quyền thương mại.
Phú ông họ Hoàng chỉ là thương nhân, không nắm rõ tình hình thực tế tại Thiên Long Quốc.
Mà dù có nắm rõ cũng không làm gì được nên cũng chỉ đành nuốt giận vào lòng, tỏ ra nhún nhường:
- Thuyền trưởng Lâm thật là khổ cực.
- Thằng Đen đâu!
Nghe tiếng phú ông gọi, một gã đầy tớ bước ra, trên tay cầm theo chiếc hộp nhỏ.
- Đây là một ít đặc sản Đại Việt, mong là thuyền trưởng Lâm nhận cho!
Đầy tớ biết ý, hơi mở hé ra, để lộ ngọc ngà, châu báu chói lóa bên trong khiến đối phương cười híp mắt lại, vui vẻ nhận lấy:
- Quý hóa quá, hóa ra là trái cây!
- Món này đối với dân đi biển như chúng tôi quả thật là đáng quý.
Vừa nói, thuyền trưởng Lâm vừa nhanh tay đóng hộp lại và ôm trong lòng, không để ai nhìn thấy châu báu bên trong.
Đối với người Thiên Long Quốc thì t·ham n·hũng, hối lộ là một nét văn hóa truyền thống khắc sâu vào trong máu, vậy nên thuyền trưởng Lâm tự tin xử lý cực kỳ quen thuộc cứ như đã ăn hối l·ộ h·àng ngàn, hàng vạn lần.
- Ha ha, đáng lý chuyến hàng này chúng tôi phải lấy giá gấp ba so với bình thường, nhưng vì nể ông nên tôi chỉ lấy gấp đôi thôi.
Mặc dù không biết rõ thuyền trưởng Lâm nói thật hay không nhưng phú ông vẫn phải cúi đầu cảm ơn, nhờ vả nói giúp với người cầm quyền ở Thiên Long Quốc, sau đó trở về với khuôn mặt nặng nề.
“Thiên Long Quốc c·ấm v·ận, hàng hóa bị kẹt tại bến cảng không xuất được, cũng chẳng thể nhập hàng từ ngoài, kinh doanh thua lỗ liên tục.”
“Giá hàng dâng cao, kinh doanh bị ngắt quãng, lấy đâu ra tiền nộp cho các ông lớn ở trên.”
Phú ông vô cùng phiền não với những lo lắng trong lòng.
Thực ra tạm thời thua lỗ không ảnh hưởng nhiều đến bản thân gia tộc của ông ta.
Nhưng vấn đề là thương nhân khu vực Đông Á chưa bao giờ làm việc chỉ riêng bản thân mình.
Nền kinh tế Đại Việt hoạt động dưới hình thức là nhà phân phối của Thiên Long Quốc.
Tức là hàng hóa Thiên Long Quốc sẽ được đưa vào Đại Việt theo kiểu bỏ sỉ, sau đó các thương nhân Đại Việt đem đi bán lẻ kiếm lời ăn tiêu.
Vậy nên các thương nhân ở Đại Việt không có cơ sở tự cung tự cấp, tự lực tự cường mà phụ thuộc hoàn toàn vào dòng tiền từ Thiên Long Quốc.
Đã thế còn học theo văn hóa hối lộ của, mỗi tháng phải đóng một khoản tiền “bảo kê” khổng lồ cho quan viên đỡ đầu.
Và quan viên hỗ trợ sau lưng của gia tộc họ Hoàng là Nguyên Lão Vương Ân, nắm trong tay tam tỉnh, quyền thế ngập trời.
“Vương đại nhân sẽ không quan tâm kinh doanh thế nào, ông ấy chỉ muốn có bạc.”
“Tới lúc bạc không đủ thì mình chắc chắn sẽ bị đem đi tế cờ.”
Phú ông cực kỳ lo lắng vì bản thân công việc buôn bán của ông ta là phạm pháp, chứng cứ nằm trong tay Vương Ân, chỉ cần bóp một cái là tù mọt gông.
Ông ta cứ suy nghĩ vẩn vơ trên đường đi cho tới khi về tới Định Long đến trước tòa dinh thự của Vương Ân.
Hít sâu một hơi, ông ta đứng bên ngoài nói với đầy tớ:
- Làm phiền thông báo với Vương đại nhân có Hoàng Văn Phú tới thăm!
- Dạ, để con vào thông báo!
Đầy tớ nhìn thấy phú ông cực kỳ giàu có, đằng sau có cả chục người theo hầu, biết không phải dạng xoàng nên cung kính đáp lời rồi vào bẩm.
Dù vậy, phú ông vẫn không được phép bước chân vào trong ngay mà chỉ có thể đứng chờ ở ngoài.
Thân phận ông ta so với dân thường cực kỳ cao quý nhưng ở trước mặt Vương Ân chẳng khác nào ngọn cỏ ven đường.
Phú ông ngước nhìn lên cánh cổng cao dày, nặng nề sơn màu đỏ, trong lòng ước gì bằng được đối phương.
Không phải ông ta không đủ tiền làm, mà là không được phép làm.
Thời cổ đại, nhà cửa có quy cách đặc biệt dựa theo thân phận, không được tự ý xây dựng theo ý mình.
Vậy nên dân gian mới có câu môn đăng hộ đối, nhìn vào cổng đủ biết thân phận cao quý hay không.