Rất dễ thấy, Trịnh Uyên đi theo đường lối tuyên truyền, nhìn có vẻ ôn hòa nhưng lại giống như con dao sắc bén đánh thẳng vào điểm yếu của xã hội đương đại.
Trần Tí quay sang nhìn Trịnh Uyên, mặc dù không thích phụ nữ tâm cơ, trà xanh nhưng quả thật kế hoạch của Trinh Uyên thực sự hoàn hảo, tận dúng tối đa mọi ưu thế của phụ nữ.
Nhưng trong mắt Trần Tí, nó còn chưa đủ hoàn thiện.
- Nghe có vẻ ổn nhưng lại không lâu dài.
- Muốn thay đổi toàn bộ hình thái xã hội chỉ với đôi ba câu nói là chuyện nằm mơ giữa ban ngày.
- Việc tuyên truyền chỉ có hiệu quả nhất thời!
- Trịnh Uyên, kế hoạch của cô thiếu đi một mảnh ghép để giúp bình đẳng giới dần trở nên bình thường hóa.
Thấy hai cô gái nhìn chằm chằm vào mình, Trần Tí cũng không lập lờ nước đôi nữa, mở miệng khẳng định:
- Đó là giáo dục!
- Các nội dung dạy học hiện tại cần phải đưa thêm tư tưởng nam nữ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
- Trẻ em là tương lai của đất nước, chỉ khi đưa nội dung này vào giáo dục, khoa cử thì mới mang lại hiệu quả lâu dài.
- Nhưng mà… nho gia không phải chủ trương trọng nam khinh nữ sao?
Đây là thắc mắc của Mai Anh và Trịnh Uyên.
Trần tí bật cười:
- Ai nói nho gia trọng nam khinh nữ, nằm trong quyển nào, câu nào, ai viết?
Mai Anh ngẩn người, cả đời cô, tính đến thời điểm hiện đại cộng lại cũng chưa từng đọc hiểu đầy đủ một quyển kinh sách nào của nho gia chứ đừng nói đến là nhớ chi tiết như vậy.
Cô nghĩ một chút, buột miệng nói một câu:
- Tam tòng tứ đức đó!
Câu nói ngày ngay lập tức khiến Trịnh Uyện và trần Tí bật cười.
- Ha ha ha ha!
- May mà em không đi thi khoa khảo, ha ha ha ha!
Thấy mọi người cười nắc nẻ, Mai Anh bỗng cảm thấy xấu hổ, gắt lên:
- Có chuyện gì vậy, sao mọi người lại cười em?
Trịnh Uyên che miệng hỏi nhỏ:
- Em biết tam tòng tứ đức xuất phát từ đâu, do ai sáng tác không?
Mai Anh khó hiểu:
- Thì chắc của khổng tử, mạnh tử gì gì đó.
Tuy được cho đi học nhưng hiển nhiên Mai Anh không có hứng thú nghiên cứu kinh điển nho gia làm gì, cô chỉ biết vài người nổi tiếng để phán thôi.
Ở hiện đại, gần như toàn bộ nữ giới đều mặc định tam tòng tứ đức là do Nho Gia tạo ra mà không cần suy nghĩ.
Trịnh Uyên thở dài:
- Quy tắc tam tòng tứ đức cụ thể xuất phát từ “Nữ Giới” của một người phụ nữ tên Ban Chiêu dùng để dạy cho những cô con gái điêu ngoa, tùy hứng của mình khi về nhà chồng vì sợ chúng ỷ mình giàu có, quyền quý mà bắt nạt đằng trai.
- Nhớ kỹ vào, Ban Chiêu là nữ!
Mai Anh chợt cảm thấy xấu hổ, cho dù môn học lịch sử của cô là do giáo viên thể dục dạy đi nữa thì cô cũng biết các thánh nhân của nho giáo không có ai mang giới tính nữ.
Hiển nhiên, nguyên tắc về tam tòng tứ đức không xuất phát từ kinh điển nho gia mà từ con người đời sau diễn giải, thêm thắt vào.
- Thực ra, kinh điển của Nho Gia chỉ đơn thuần mô tả cách sinh tồn của phụ nữ thời cổ đại.
- Phụ nữ là phái yếu, hiển nhiên phải được phái mạnh và chồng, cha và con để bảo vệ bản thân chứ không phải là khuôn phép bắt buộc phải tuân thủ.
- Tuy nhiên, những người khác dựa trên tình hình thực tế đã diễn giải ra thành những quy tắc khắt khe nhằm thực hiện các mục đích khác.
Trần tí từ từ diễn giải nguyên do, sau đó đột nhiên xoay chuyển:
- Và chúng ta cũng có thể làm như vậy.
- Kinh điển nho gia thì vẫn ở đó nhưng diễn giải như thế nào là quyền trong tay chúng ta.
- Ai nói Nho Gia không thể ủng hộ bình đẳng giới.
Trần Tí nở một nụ cười bí hiểm, anh không định rũ bỏ văn hóa truyền thống cha ông để theo tây mù quáng mà lựa chọn thay đổi cách diễn giải cho phù hợp với thời đại.
Nho gia đã ăn sâu cắm rễ vào trong văn hóa Việt, tuy nguồn gốc từ phương bắc nhưng đã có những nét đặc sắc riêng, điển hình là chữ nôm.
Anh cho rằng cách làm này sẽ giúp gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, tránh bị văn hóa phương tây xâm lấn và đồng hóa nhanh chóng như thời hiện đại.
Nghĩ tới viễn cảnh tương lai các bậc sĩ phu công du qua nước ngoài, diễn thuyết về bình đẳng giới giữ trời tây, trong lòng Trần Tí lại muốn cười.
Tất nhiên, hiện tại phải làm những bước đầu tiên đã.
Sau đó, ba người tiếp tục bàn bạc, hoàn thiện kế hoạch.
Mặc dù kế hoạch của Trần Tí và Trịnh Uyên chỉn chu hơn nhiều nhưng Mai Anh không chấp nhận chịu thua, kiên quyết muốn thực hiện kế hoạch của mình:
- Khoan đã, em vẫn cảm thấy nên tìm những người phụ nữ ở nông thôn, bọn họ khổ sở hơn nên sẽ có nhu cầu đấu tranh bức thiết, cần chúng ta cứu giúp khỏi cảnh đọa đày.
Trần Tí bật cười, cô nàng này tuy có kiến thức hiện đại nhưng quá ngây thơ, người nghèo cơm ăn còn chưa no, hơi sức đâu mà đòi nữ quyền?
- Như vậy đi, bây giờ chia làm hai nhóm, Mai Anh xuống nông thôn, Trịnh Uyên ở Định Long thực thi kế hoạch.
Trần Tí mặc dù nói là cho cả hai cơ hội nhưng thực ra anh biết chắc Mai Anh sẽ thất bại.
Cho dù đã trải qua năm năm rèn giũa thì Mai Anh vẫn không thể so đấu được Trịnh Uyên được đào tạo cung đấu từ bé đến lớn.
Nhưng anh vẫn trông chờ ở tương lai, khi mà Mai Anh có thêm kinh nghiệm, tận dụng được ưu thế về tri thức của mình.
Hiện tại Trịnh Uyên có giá trị hơn nhưng tương lai thì chưa chắc.
Mọi thứ trên Đại Việt đang ngày càng tốt đẹp hơn.
Nhưng đột nhiên, biến cố xuất hiện.
Ngày 1 tháng 9 năm Kỷ Tỵ.
Bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.
Gợn sóng lăn tăn nhẹn nhàng trên bờ biển Sơn Trà.
Rừng cây rợp bóng che chở giúp những sinh vật ngoan ngoãn, hiền lành tung tăng nhảy múa dưới ánh bình mình.
Hơi ấm ngọt ngào xen lẫn với mùi thơm mát rượi lan rộng khu bến cảng tấp nập, nhộn nhịp.
Thay vì cảnh vắng vẻ lạnh tanh như trước, kể từ khi Thiên Long Quốc diệt vong, lệnh c·ấm v·ận bị dỡ bỏ, thuyền buôn ra vào tập nập khắp các cảng biển đất Việt.
Có người Nhật, người Hà Lan, Bồ Đào Nha, người Ý, vân vân, thể hiện được vị trí quan trọng của Đại Việt trong tuyến đường giao thương quốc tế.
Nhưng không ai ngờ rằng, ở phương xa, một hạm đội quy mô lớn đã tập trung ở ngoài khơi.
Đứng đầu là hai chiếc soái hạm ba cột buồm làm từ gỗ, xếp đặt pháo dày đặc chi chít.
Sát bên cạnh là bốn chiếc tàu hộ tống chạy bằng hơi nước.
Còn lại là bảy chiếc pháo hạm cùng bảy tàu vận tải.
Họ chính là liên quân Anh – Pháp – Tây Ban Nha đang chuẩn bị t·ấn c·ông vào Đà Nẵng của Đại Việt nhằm uy h·iếp triều đình nhà Trần phải để họ tự do buôn rượu cồn và t·huốc p·hiện.
Khác với những gì mà sử gia thân Nguyễn xuyên tạc, v·ũ k·hí của tây dương thời kỳ này không hề tân tiến chút nào và có phần lạc hậu.
Hầu hết chiến hạm đều làm bằng gỗ, chỉ có một ít loại nhỏ được bọc thép sơ cua nhưng không quá mạnh.
Thậm chí đa phần cũng là loại thuyền chạy buồm, chỉ có số ít tàu hộ tống giá rẻ mới hạ thủy có động cơ hơi nước.
[Trong lịch sử, chiến hạm bọc thép bắt đầu xuất hiện ở nửa cuối thế kỷ mười chín, chưa nói đến việc lúc này toàn nước Pháp có tồn tại tàu chuyến bọc thép hay chưa, chỉ riêng việc suy nghĩ bình thường đều hiểu chiến hạm tân tiến sẽ được giữ lại ở bản thổ chứ chả ai điên bắt chạy nửa vòng trái đất tới Việt Nam.
Nhưng sử gia nhà Nguyễn vì lấp liếm sự đớn hèn, nhục nhã, cố ý thổi phồng sức mạnh quân giặc lên, dẫn đến đời sau nhầm tưởng lúc này quân Pháp kéo đến lực lượng hùng hậu lắm, mạnh mẽ tới mức không thể phản kháng.]