Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 183: Hải chiến Sơn Trà (2)



Chương 183: Hải chiến Sơn Trà (2)

Ở trên thuyền, Charl·es, Achille và William, ba chỉ huy của ba nước khác nhau đang ngồi họp bên bàn gỗ.

Charl·es hút điếu thuốc, thổi phì phèo trong gió, khuôn mặt tái nhợt lộ vẻ bệnh trạng do lâu ngày thiếu vitamin.

Achille cũng có phần tàn tạ nhưng khá khẩm hơn nhiều vì mới từ Dưa Lạc chơi gái về xong.

Riêng William là thành viên mới trông đặc biệt nhất, ông ta mặc trang phục mềm mịn, trước mặt có lá trà nghi ngút ngót, khuôn mặt hồng hào, trắng mịn.

Tất cả nguyên nhân của sự khác biệt này đến từ việc William là người của đế quốc Anh, sở hữu tiếp tế sung túc từ Ấn Độ.

Đi biển chưa bao giờ là câu chuyện đơn giản với các thủy thủ trên tàu, đó cũng là lý do những nước giàu có nơi châu á rất ít tổ chức thuyền đi biển.

Nhưng hiện tại, họ bất chấp tất cả mọi khó khăn, khổ sở, tập hợp lại tạo thành một liên minh nhằm xâm lược Đại Việt.

Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm thấy thích thú với việc này.

- Các ông tại sao lại muốn t·ấn c·ông Đại Việt?

- Dựa theo tình báo, tổng binh lực thường trực lên tới hàng mười vạn đại quân, thậm chí khi cần thiết có thể động viên tới hàng chục vạn người.

- Vũ khí cực kỳ tiên tiến, không hề kém cạnh chúng ta bao nhiêu, làm sao chúng ta có thể xâm lược chỉ với vỏn vẹn chưa tới năm ngàn người.

William thực sự không hiểu những người Pháp và Tây Ban Nha đang nghĩ cái gì mà muốn tổ chức liên quân xâm Việt.

Liên quân tổng cộng có hai ngàn lính Pháp, một ngàn tám trăm lính Tây Ban Nha, một ngàn hai lính Anh.

Đây đã là con số khổng lồ nhất mà Anh – Pháp – tây Ban Nha có thể tập trung tại Đại Việt lúc này.

Vấn đề là hiện tại, v·ũ k·hí họ sử dụng còn có một nửa là loại súng hỏa mai nòng trơn, còn thua cả loại v·ũ k·hí đang được đào thải của Đại Việt.

Quân Pháp đã từng chiến đấu với lực lượng Tây Việt trên đất Dưa Lạc nên hiểu rất rõ khả năng tác chiến, v·ũ k·hí của Đại Việt tốt thế nào.



Nhìn kiểu gì cũng thấy một con đường thua liên quân xâm Việt.

Đấy là còn chưa bàn tới Tây Ban Nha và Anh có thù với nhau từ trước, bản thân William cũng không thích làm đồng minh Tây Ban Nha gì cho cam.

[Để ví dụ dễ hiểu, trong lịch sử, c·hiến t·ranh nha phiến lần thứ nhất, quân Anh sử dụng tổng cộng bốn ngàn lính trong đợt t·ấn c·ông đầu tiên để nghiền nát nhà Thanh, đủ để cho thấy con số năm ngàn kia lớn đến mức nào.

Còn về v·ũ k·hí, phương tây xâm lược đa phần sử dụng v·ũ k·hí lỗi thời, như trong c·hiến t·ranh nha phiến cũng chỉ s·ử d·ụng s·úng hỏa mai nòng trơn cùi bắp.]

Achille giống như đã biết trước, bình tĩnh cười nói:

- Ây, ông bạn không biết rồi.

- Người Việt khác với người da trắng thượng đẳng chúng ta, họ chỉ là đám chuột nhắt chực chờ được phép quỳ xuống liếm từng ngón chân của Napoleon.

- Ông không biết chứ tôi chỉ dùng tám trăm lính dùng súng hỏa mai loại cùi bắp nhất mà có thể dễ dàng đánh bại hàng chục vạn đại quân của Đại Nam.

- Thậm chí đến lúc chúng tôi bị bệnh dịch tả, chịu không nổi nằm liệt trong nhà rồi, vua của bọn chúng vẫn quỳ khóc cầu xin đầu hàng.

- Ha ha ha, một dân tộc như thế thì có gì đáng sợ.

- Thậm chí nếu như không phải lỡ mời các ông rồi thì tôi còn muốn ăn một mình kìa, mảnh đất Đại Việt này màu mỡ, phì nhiêu làm sao.

Achille vô cùng tự hào vì quân Pháp của hắn ta đã dễ dàng đánh bại Đại Nam của Nguyễn Vương.

Sau khi tận mắt nhìn thấy sự đớn hèn, nhục nhã của Nguyễn Vương, người Pháp mới quyết tâm xâm lược Đại Việt vì nghĩ rằng hai quốc gia này có chung nguồn gốc, hèn yếu như nhau.

Nhưng Charl·es thì khác, gã ta vẫn lo âu:

- So với những gì nghe đồn không giống lắm.

- Dựa trên sử sách các nước lân cận xung quanh, Đại Việt được mệnh danh là mồ chôn đế quốc, Mông Nguyên, Thiên Long Quốc đều ngã ngựa nơi đây.

- Đại Nam và Đại Việt dù sao cũng là hai quốc gia khác nhau, biết đâu tất cả chỉ bởi Nguyễn Vương hèn yếu.



Achille xì mũi quay đầu tỏ ra khinh khỉnh:

- Sợ à?

- Sợ thì về đi!

- Cho dù chỉ còn hai ngàn binh lính, ta cũng sẵn sàng g·iết sạch chục triệu dân Việt man rợ, chủng tộc da trắng chúng ta là thượng đẳng vĩ đại.

Charl·es không nói thêm gì nữa, cấp trên đã hạ lệnh t·ấn c·ông, cho dù không muốn thì gã ta vẫn phải theo.

William cũng tương tự, mặc dù lo lắng nhưng đây đều là mệnh lệnh từ mẫu quốc, không cãi được.

Còn lý do vì sao mẫu quốc quyết tâm muốn xâm lược Đại Việt thì chỉ đơn giản vì lợi ích.

Chủ nghĩa tư bản đế quốc kiếm được vô số lợi ích từ việc c·ướp b·óc thuộc địa, nhìn thấy Đại Việt màu mỡ, giàu chất béo lại không chịu bán nước buôn dân như Nguyễn Vương nên cực kỳ cay cú, bất chấp tất cả ra lệnh t·ấn c·ông.

Thắng thì tư bản giàu có, thua thì dân đen bỏ mạng, chẳng có lý do gì để tư bản đế quốc sợ hãi cả.

Cuối cùng, đoàn tàu gồm hai mươi chiến thuyền lù lù lao tới bán đảo Sơn Trà.

Từ phía xa, các binh sĩ phương tây đã có thể nhìn thấy những ngọn tháp phòng thủ cao chót vót giữa phong cảnh nên thơ, trữ tình của bờ biển Đà Nẵng.

Khác với Nguyễn Vương lo ăn chơi bú bóng, Trần Tí ra lệnh cho binh sĩ canh gác cực kỳ nghiêm ngặt.

Mỗi binh sĩ trên tháp phòng thủ đều có ống nhòm để nhìn về phía nơi xa, luân phiên dò xét tình hình.

Đó là còn chưa kể đến những tàu tuần tra qua lại thường xuyên.

Nhận thấy không có cơ hội cắn trộm, William đề nghị cử sứ giả tới, hai người khác nhanh chóng đồng ý vì đây là thông lệ quốc tế tại những vùng cảng.



Nguyên nhân có thông lệ này là vì phân biệt hải tặc và hải quân.

Như đã nói từ trước, hải tặc và hải quân các nước phương tây trên thực tế đều là một, chỉ khác nhau ở chỗ lá cờ.

Nếu lầm lì lái tàu vào cảng thì không ai biết họ sẽ hóa thân hải tặc hay hải quân nên lực lượng phòng thủ sẽ nã pháo bắn hết cho an toàn.

Vậy nên nếu người tây dương muốn sử dụng thân phận hải quân thì sẽ cử thuyền tới báo trước cho triều đình chính thống.

Từ soái hạm, ba con thuyền nhỏ chở người phiên dịch, giáo sĩ và mười tên lính đi vào bến cảng Sơn Trà, treo cờ trắng và cờ nước Pháp.

Thuyền tuần tra của Đại Việt nhanh chóng nhìn thấy, lính liên lạc dùng cờ hiệu yêu cầu đối phương đi theo mình vào khu vực an toàn.

Đồng thời, có người dùng điện tín báo về tổng bộ trên đất liền về sự có mặt của người tây dương.

Đến khi đoàn đặc sứ gặp được lãnh đạo hải quân Đại Việt, thứ mà họ nhìn thấy là một bàn tiệc thịnh soạn cùng sự đón tiếp nồng nhiệt.

- Xin chào các vị, tôi là đại tá Hoàng Hồng Hải, Lữ Đoàn trưởng Lữ Đoàn Sơn Trà.

- Chào mừng mọi người đến với đất nước Đại Việt, chúc các bạn thật sự vui vẻ ở đây.

Đối diện với khuôn mặt tươi cười của người Việt, đám tây dương bỗng cảm thấy hơi xấu hổ vì bản thân tới đây với vai trò k·ẻ c·ướp.

Ngược lại, Đại Việt lại niềm nở tiếp đón tất cả bạn bè quốc tế bằng tình cảm chân thành nhất.

Nhìn sơ một cái là biết ai hơn, ai kém.

Họ sử dụng lễ nghi của Đại Việt chào rồi dò hỏi:

- Chào ông, tôi là Francos, đại sứ đến từ Pháp.

- Bên phía Đại Việt có chức lữ đoàn trưởng sao?

- Trước đây không nghe nhắc tới.

Hoàng Hồng Hải cười đáp:

- Đây là cải cách mới của lãnh tụ, phân chia lại, quân hàm, chức vụ trong q·uân đ·ội, tạo điều kiện cho binh sĩ phấn đấu đi lên.

Trong cải cách năm năm, Trần Tí không những chỉnh sửa lại bộ máy nhà nước mà ngay cả quân sự cũng có điều chỉnh sát với c·hiến t·ranh hiện đại.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.