Chờ Trần Mạnh Kiên rời đi, Nguyễn Chí Thanh quay trở về bản đồ với vẻ đăm chiêu.
Rất nhiều mũi tiến công tập trung xunh quanh Nam Ninh, tất cả đều chỉ về một hướng.
Mặc dù tin tưởng năng lực của Kiên nhưng với vai trò làm tướng, ông ấy phải tính tới cả trường hợp Mạnh Kiên thất bại.
- Lâm Tắc Từ mời các cố vấn quân sự của người tây dương về để chỉ đạo chiến thuật.
- Họ tiến hành đào chiến hào, thực hiện chiến đấu trong thành phố, lợi dụng nhà cửa làm công sự phòng thủ.
- Đây là một chiến thuật tương đối gây ức chế.
- Khu vực nội thành toàn là quý tộc Mãn Thanh, trung thành với triều đình Đại Ngọc Nhi nên không dễ đối phó như bên ngoài.
Sau trận Bình An ở Huế, người phương tây bắt đầu phát hiện sự ưu việt của c·hiến t·ranh chiến hào mà Đại Việt áp dụng để đối phó lính Pháp.
Với suy nghĩ muốn lợi dụng binh lính Mãn Thanh làm nơi thử nghiệm chiến thuật, chúng đã tham mưu cho Lâm Tắc Từ đào chiến hào, xây dựng phòng tuyến bảo vệ Nam Ninh.
Bên phía Đại Việt tuy biết hành động này nhưng trước đó chưa vội vàng tổng tiến công vì đạn dược còn thiếu mà chỉ cử người đi q·uấy r·ối, cản trở việc đào chiến hào.
- Nhưng hiện tại thì khác!
- Hàng chục ngàn phát đạn pháo đã vào kho, phía sau còn có vật tư tiếp viện đến liên tục.
- Cũng may là phía Đại Thanh chọn quyết chiến tại Nam Ninh, nếu kéo dài tới tận Quảng Đông thì khó hơn nhiều.
- Cần phải quyết đoán tổng tiến công trước khi họ đào xong chiến hào.
Bởi vì không hiểu tinh túy của chiến hào, người tây dương đã chỉ đạo cho Mãn Thanh đào một chiến hào rộng lớn, kiên cố với hầm trú ẩn bao quanh toàn các con đường vào Nam Ninh.
Nghe có vẻ ha oai nhưng thực tế lại bất cập vì tốn cực kỳ nhiều nhân lực, vật lực và tốn kém.
Đây là sách lược thường thấy của tư bản, marketing chém gió trên trời, thêm thắt nhiều thứ thừa thải để thổi giá gấp hàng chục lần so với nhu cầu thực tế.
Khuyết điểm thì ai cũng biết, giá trị sử dụng quá kém so với những gì bỏ ra.
Nó cũng tạo thời cơ cho Đại Việt kịp thười tổng lực t·ấn c·ông trước khi Mãn Thanh kịp xây dựng xong phòng tuyến.
Đã có quyết định, Nguyễn Chí Thanh liền đứng dậy, đội mũ, bước ra ngoài.
Ông nhìn lên bầu trời rực lửa, binh lính Đại Việt đang ào ào mang súng và pháo ra tiền tuyến dưới ánh nắng vàng.
Tổng tiến công bắt đầu.
Nam Ninh, thủ phủ của tỉnh Quảng Tây, nổi tiếng với con sông Vĩnh Giang cắt ngang qua thành phố.
Trong c·hiến t·ranh Thiên Long Quốc – Mãn Thanh, nơi đây từng trở thành thủ đô và cứ địa kháng chiến cuối cùng của Thiên Long Nhân.
Sau khi Mãn Thanh c·hiếm đ·óng Nam Ninh đã ra lệnh c·ướp đất bằng cách phân chia khu vực.
Theo đó, trung tâm nội thành Nam Ninh là khu vực của người mãn.
Bên ngoài rìa Nam Ninh sinh sống cư dân bát kỳ không phải người Mãn làm công dân hạng hai.
Thường dân và tiện dân hạ đẳng không được phép sinh sống trong Nam Ninh mà chỉ được làm cu li, hầu hạ cho các lão gia.
Vậy nên không khó hiểu khi người dân Nam Ninh hiện tại được hưởng đặc quyền từ triều đình Mãn Thanh liều mạng chống lại q·uân đ·ội Đại Việt tới giải phóng.
- Mau, múc đất đổ ra ngoài!
- Xốc vác lên, làm việc đi!
Dưới những con chiến hào đang đào dở, tân binh Mãn Thanh vừa tới nơi đã phải chân lấm tay bùn hì hục đào đất.
Mỗi người phải khom lưng xuống, cầm xô đẩy mạnh xúc đất mới đào ra, sau đó đứng dậy đổ lên trên mặt đất.
Chen chúc với nhau, lặp đi lặp lại hành động như vậy khiến họ đau lưng, đổ mồ hôi nhễ nhại.
- Nóng quá!
Một tân binh Mãn Thanh đẹp trai đỏ bừng mặt vì nóng, khuôn mặt mệt mỏi, mở miệng than thở.
Anh ta chống tay lên tường để không bị ngã gục vì cơn say nắng đau đầu nhức óc.
Từng khối cơ bắp trong người anh ta rệu rã, căng cứng, cảm giác như nhức vào tận xương.
- Cứ tưởng đâu ra chiến trường để đánh nhau, ai ngờ lại làm cu li thế này.
- Mệt mỏi!
Anh ta là một người mới được động viên tới Nam Ninh, vẫn còn chưa quen với chiến trường thực tế.
Khác với sử thi tô vẽ như mơ tràn đầy màu hồng và ý chí sục sôi.
Chiến tranh thực tế là máu, sắt, bùn đất cùng chuỗi ngày dài đau đớn, vật vã, mệt mỏi, vô vị.
Bên cạnh có một người lính khác nhắc nhở:
- Đừng có lười biếng, cẩn thận bị quất roi!
- Nóng quá thì cởi trần!
- Chúng ta vẫn còn may mắn chán, đám nô lệ đào đất mới khổ kìa.
Ông ta vừa nói vừa chỉ phía trước, nơi mà đám người bị xem như nô lệ bị cưỡng chế lao động quần quật như trâu như chó.
Bọn họ ở trần, bím tóc quấn quanh cổ, cởi quần ra và chỉ đóng khố lại, ra sức đào chiến hào.
Làn da rám nắng lồ lộ ngoài trời bám đầy bụi mất và mùi vị chua mồ hôi sánh quyện với nhau cực kỳ khó ngửi.
Ở xung quanh tồn tại các “bát kỳ lão gia” bụng phệ, đội mũ quan, cầm roi quất liên tục vào người để thúc ép công dân hạng bốn hạ tiện nhất làm việc.
Mãn Thanh là một triều đại tồn tại chế độ phân biệt giai cấp cực kỳ nặng nề.
Tiện dân phải làm công việc nặng nhọc nhất, đối xử tàn tệ nhất nhưng lại chẳng có quyền lợi gì.
Một người Mãn đ·ánh c·hết tiện dân Thiên Long Nhân thì chỉ phải bồi thường mấy vụn bạc lẻ còn rẻ hơn cái đầu lợn.
Người không bằng chó thể hiện chính xác hoàn cảnh sống của tiện dân nhà Thanh.
Ngược lại, người có tiền và binh lính bát kỳ chính quy sẽ được làm công việc nhẹ nhàng nhất là gia cố lại chiến hào bằng ván gỗ hoặc dứt khoát cầm roi da ra lệnh cho tiện dân làm việc.
Và không ai cảm thấy những hành động này có vấn đề gì cả, khái niệm phân chia giai cấp đã ăn sâu vào từng giọt máu, giống như thìa vàng nghiễm nhiên cao quý hơn thìa bạc, thìa đồng, thìa sắt, thậm chí thìa đất.
Chát!
- Á!
Một nô lệ hơi ngừng lại thở dốc liền bị quản đốc cầm roi da vụt thẳng tay.
Lực đánh mạnh đến nỗi xé toang lớp da thô dày của người lao động, để lại v·ết t·hương sâu tận xương, máu thịt be bét.
Tình cảnh này bị anh lính tân binh đẹp trai lúc nãy đang nghỉ ngơi nhìn thấy, vội vàng cúi đầu làm việc, sợ bản thân bị chú ý.
Đây cũng là phản ứng chung của những người thuộc nhóm đỏ đất, họ phải ra sức làm việc vì sợ bị đẩy xuống làm nô lệ.
“chắc sẽ không tới phiên mình.” Đây là suy nghĩ phổ biến.
Ngược lại, giai cấp thống trị đang nhàn nhã ở phía sau cười chỉ chỏ:
- Thấy không, đây chính là tiện dân.
- Cứ đánh cho nó bong da tróc thịt, biết sợ là ngoan ngoãn liền!
- Ừ, chơi vui thật, để mượn chơi một lát.
Một “lão gia bát kỳ” xấu xí tiện tay mượn roi da, trên miệng phì phèo t·huốc p·hiện đi tới chỗ nô lệ.
Trong mắt ông ta, việc quất roi lên người tiện dân chỉ là thú vui tao nhã của quý sờ tộc.
Nhưng bỗng người đó dừng lại trên đường vì nhìn thấy một khuôn mặt đẹp trai hơn mình.
Vốn có diện mạo xấu xí như mặt ngựa, gã quý tộc bát kỳ từng nhiều lần bị người khác chê cười châm biếm, dần dần hình thành một tâm lý biến thái là thù ghét những người kẻ đẹp mã.
Ông ta lập tức dừng lại, nhìn chằm chằm vào anh chàng tân binh đẹp trai phía dưới, bàn tay cầm roi ngày càng siết chặt.
Anh chàng thân binh kia dù biết vẫn cố gắng cúi thấp đầu.
Cảm nhận được ác ý tỏa ra mãnh liệt, anh cố gắng bỏ sức làm việc, mong rằng nhờ đó mà thoát.
Nhưng tất cả chỉ là ảo tưởng không thực tế.
- Thấy bố mày ở đây còn không quỳ, muốn c·hết đấy hả?
Gã quý tộc bát kỳ cố ý kiếm chuyện.
Nói xong, tên đó cầm roi giơ lên cao chuẩn bị quất xuống, nhằm vào giữa khuôn mặt điển trai kia.
Không ai dám hé miệng ngăn cản vì rõ ràng quý tộc bát kỳ địa vị cao hơn.
Ông ta đã nghĩ kỹ trong đầu, đập nát mặt, sau đó kiếm cớ đày tân binh sang khu nô lệ rồi h·ành h·ạ tên “Trai bao” này tới c·hết.
Lão ta chẳng hề chú ý đến có viên đạn pháo lao thẳng tới chỗ mình từ sau lưng.