Có Đầu Có Đuôi - Giải Tổng

Chương 40



Sáng sớm Hứa Tuế thức giấc, Trần Chuẩn đã đi rồi.

Cả đêm cô không mộng mị, lâu lắm rồi mới ngủ được một giấc ngon như vậy.

Cửa phòng ngủ khép hờ, mùi hương của cháo ngũ cốc cứ thế mà len vào, trong phòng khách là tiếng ti vi ồn ào, chắc là Hứa Khang đang xem thời sự buổi sáng.

Hứa Tuế vươn vai, khi ngồi dậy bỗng thấy da đầu mình hơi căng, cô lấy tay sờ sờ, phần tóc mái và tóc phía trên bị túm lại buộc thành cái chổi nhỏ.

Không cần đoán cũng biết là do Trần Chuẩn làm, Hứa Tuế vừa tháo chun vừa lắm bầm: “Thật là vô vị.”

Cô lấy điện thoại xem giờ, thì thấy có hai tin nhắn weixin chưa đọc, do Trần Chuẩn gửi đến từ nửa tiếng trước.

Tin thứ nhất: Tặng món quà nhỏ buổi sáng cho em.

Tin thứ hai: Ngoan nghe lời nhé.

Hứa Tuế nhìn màn hình một lúc, nhủ thầm “cây chổi nhỏ” này thì tính là quà gì chứ.

Rồi cô lại nhìn xuống bốn chữ ở dưới, bất giác mím môi cười.

Cô cột đại tóc lên, đứng dậy đi ra phòng khách. Thấy Hứa Khang đang dại mắt ra nhìn ti vi, mặt mày ông vàng vọt cả đi, vàng đến nỗi không có lấy chút ánh sáng, thật ra ông đã ốm lắm rồi, nhưng do mặt ông bị sưng phù, nên nhìn đầu khá to.

Ông không có phản ứng gì quá khích về việc Hứa Tuế nghỉ làm về nhà, chỉ cười nói với cô về nhà là tốt, muốn cô ở nhà nghỉ ngơi một thời gian.

Hứa Tuế nhỏ nhẹ gọi ông: “Bố ơi.”

Ánh mắt của Hứa Khang dần dời sang, nụ cười tràn ngập trên khuôn mặt: “Con gái à, dậy rồi?”

“Sao bố dậy sớm thế?”

“Có tuổi rồi ngủ cũng ít.”

Tam Hữu rất biết cách lấy lòng mỗi một người trong nhà, nó nằm kế bên ông, cằm thì gác trên đùi ông, thấy Hứa Tuế đến cũng chẳng thèm nhúc nhích, chỉ liếc nhìn cô một cái, rồi lại híp mắt hưởng thụ cái vuốt ve của bố cô.

Hứa Tuế thấy rõ là bố cô đang thấy vui lắm, cô xoa mặt ông: “Mẹ đang nấu cơm ạ?”

“Có bánh bao nhân miến trộn cải trắng mà con thích ăn đó.”

Trời chưa sáng Hách Uyển Thanh đã đi chợ mua cải trắng, về là lo trộn nhân với bộn, mẻ thứ nhất vừa mới hấp xong, còn đang để tron nồi cho ấm.

Đã lâu lắm Hứa Tuế không được ăn bánh bao của mẹ làm, thế là cô chạy vào bếp góp vui, cô mở nắp nồi nhìn, bánh bao to tròn trắng trẻo, cái này kế cái kia, mỗi cái đều to cỡ lòng bàn tay.

Cô lấy ngón tay chọt chọt.

Hách Uyển Thanh lập tức vỗ vào tay cô: “Đi rửa mặt.”

Buổi sáng Hứa Tuế ăn hết hai cái bánh bao to và một bát cháo ngũ cốc, no đến nỗi đi không nỗi.

Dùng bữa xong cô giúp mẹ dọn dẹp bát đũa, Hách Uyển Thanh định tối nay sẽ chưng cá, nhưng sáng nay quên không mua, thế là lại xách giỏ chuẩn bị đi chợ.

Bà vừa mang giày vừa trách: “Con coi con về làm gì không biết, hầu hạ một lớn không xong, bây giờ còn thêm một nhỏ.” Bỗng nhiên bà liếc sang Tam Hữu đang lười biếng nằm rúc trong góc sô pha: “Còn thêm một con gia súc nữa.”

Tam Hữu vô tội cũng bị liên lụy, nhưng nó cũng chẳng hiểu. Nó ngáp một hơi, mũi rúc vào khe hỡ sô pha, chuẩn bị ngủ một giấc cho đã.

Hứa Tuế lập tức mặc áo phao đi theo mẹ.

Đi theo đường hông từ khu nhà đi qua một công viên, rồi lại đi qua một con đường là đến chợ bán quần áo.

Xung quanh đó toàn là mấy hộ đã sống ở đây hơn chục năm, đi mấy bước là có người lên tiếng chào hỏi.

“Dì Hách ơi, con gái về rồi à?”

Hách Uyển Thanh mặt mày hớn hở: “Đúng rồi, bảo là nhớ bố nó, đòi về thăm.”

“Con bé ngoan ngoãn thế. Tuế Tuế à, lại xinh hơn rồi này.”

Hứa Tuế không biết người ta họ gì, chỉ đáp: “Chào dì ạ.”

Hai mẹ con đi cợ cũng còn sớm, mua được con cá sạo.

Hứa Tuế một tay khoác tay mẹ, một tay xách giỏ.

Đi ngang qua sạp trái cây, Hứa Tuế hỏi: “Mẹ muốn ăn gì?”

“Đắt quá, không ăn.”

Hứa Tuế chọn thay bà, “Mua nho mẫu đơn nhé, mua thêm mấy quả sâm đất, bố cũng ăn được.”

Hách Uyển Thanh quay đầu nhìn con gái, rồi lại rơi vào cảm xúc mâu thuẫn, bà vừa ít kỷ mong là con gái sẽ ở cạnh mình, nhưng lại vừa buồn bã hổ thẹ vì cảm thấy đã liên lụy đến con.

Hách Uyển Than lại nhẫn tâm đuổi cô đi: “Mấy hôm nữa con mau cuốn gói về Nam Lĩnh đi, cả con đường này toàn là ông già bà già, làm gì có ai trẻ trung.”

Hứa Tuế nhận túi trái cây, không để bụng nói: “Mẹ quan tâm người khác làm gì chứ.”

“Trẻ tuổi thì ai mà chẳng đến thành phố lớn làm việc, chỉ có con là chịu làm đứa vô công rỗi nghề thôi.”

“Có phải là thất nghiệp suốt đời đâu.”

“Tạm thời cũng không được.”

Hứa Tuế biết tính mẹ mình gay gắt, thế là chỉ đành thuận theo ý bà: “Vâng vâng, để con về, nhưng giờ là cuối năm rồi, không có mấy công ty tuyển mới đâu, qua tết rồi mình tính tiếp được không mẹ?”

Lần này Hách Uyển Thanh không nói gì nữa.

Thời tiết hôm nay rất tốt, Hứa Tuế và Hách Uyển Thanh đẩy Hứa Khang ra công viên bên đường để phơi nắng.

Trước đây trừ những ngày đi xét nghiệm, Hứa Khang sẽ không ra ngoài, chứ đừng nói đến việc phơi nắng đã không biết từ bao lâu rồi, nhưng bây giờ có Hứa Tuế ở nhà, hai mẹ con hợp tác dìu ông lên xuống lầu cũng không phải là việc gì khó khăn.

Ở chỗ giữa công viên có một đèn chiếu hình tháp cao hai ba mét, xung quanh là các dãy ghế dài, mỗi lần đến hè, cứ đến chiều là chỗ này lại thành địa bàn của các cô dì múa thể dục quảng trường, cũng chỉ có mùa này là khá yên tĩnh.

Hứa Tuế đẩy bố mình đến chỗ ghế dài, “Bố có muốn xuống ngồi chút không?”

Hứa Khang lắc đầu: “Không cần bày trò cho mệt, ngồi xe lăn là được rối.”

Ông ngẩng đầu, tìm về hướng có mặt trời, nhìn một lúc lâu, thế là bị ánh mặt trời kích thích chảy nước mắt.

Hứa Tuế ngồi lên ghế dài cạnh bên ông, Hách Uyển Thanh ngồi cách một khoảng, dựa vào đầu còn lại của ghế.

Hứa Tuế ôm cánh tay bố: “Có lạnh không”

“Ấm lắm này.” Hứa Khang cười nói.

Hứa Tuế chỉnh lại tấm thảm lông trên chân ông: “Bố này, con làm ảo thuật cho bố coi nhé.”

Hứa Khang quay đầu nhìn con gái: “Được.”

Hứa Tuế xòe hai lòng bàn tay cho ông xem: “Bố nhìn kỹ nhé, trong tay con không có gì hết.”

Hứa Khang gật đầu.

Hứa Tuế vờ vịt lắc qua lắc lại rì rầm mấy câu, tay còn lại nắm không khí hai lần, rồi lại mở lòng bàn tay: “Con hồ biến đó nhé.”

Hứa Khang lại cười, con gái trước mặt ông vẫn cứ hệt như khi còn nhỏ, mỗi biểu cảm khi cô nghịch ngợm khiến ông nhớ lại những chuyện từ rất lâu về trước đã dần rơi vào quên lãng.

Hứa Khang nói: “Đừng có để lộ đó.”

“Sao mà lộ được, bố nhìn nhé.” Nói xong cô nhanh chóng nắm chặt tay lại, đồng thời xoay cổ tay, một lúc sau lại xoay lại, rồi mở tay ra, thế mà bên trong lại có một viên kẹo màu đỏ.

Đầu tiên là Hứa Khang ngơ ngác, sau đó thì bỗng bật cười thật tươi.

Hứa Tuế cũng vui vẻ lúc lắc theo, bóc vỏ kẹo xong, cô đưa viên kẹo màu đỏ nho nhỏ vào tận miệng bố mình: “Nhớ là ngậm một chút thôi là nhả nhé.”

“Ừm.”

“Ngọt không bố?”

“Ngọt lắm.”

Hách Uyển Thanh lặng lẽ nhìn hai bố con, khiến khóe mắt bà ươn ướt, thế là lập tức nhìn đi chỗ khác.

Có một chú chim khách đậu lại trên ghế bên cạnh, đang mổ vụn bánh quy của con nít nhà người ta ăn để lại, có người đi ngnag qua, thế là nó cảnh giác bay lên, đậu trên nhánh cây bên ngoài tường vây.

Hách Uyển Thanh nghĩ, có lẽ lần này con gái là người đúng.

Tối hôm đó, Hứa Tuế đợi bố mẹ ngủ hết mới lấy quần áo đi tắm.

Nhìn đồng hồ mới khoảng tám giờ, có lẽ người ở Nam Lĩnh chưa tan ca, hoặc là đang đi ăn với bạn rồi.

Cô nhanh chóng tắm gội sạch sẽ, đi ra trước gương để lau tóc.

Lau hết lớp sương trên gương, bỗng nhiên Hứa Tuế phát hiện chỗ dưới xương đòn của mình có một dấu màu đỏ, cô lấy đầu ngón tay sờ lên, không đau cũng không ngứa, nhích lại gần hơn bỗng hiểu đó là gì.

Nhớ lại tin nhắn Trần Chuẩn gửi sáng nay, ban đầu còn ngốc nghếch tưởng cậu nói quà là cái bím tóc, giờ xem ra chắc là dấu dâu tây này rồi.

Nhân lúc cô ngủ, không biết cậu làm những gì rồi.

Hứa Tuế cắn môi, vén tóc ướt nhèm nhẹp qua bên vai còn lại, cô nghiêng đầu, nhìn chỗ đó một lúc.

Lề mề trong nhà tắm một hồi, Hứa Tuế mới nhẹ tay nhẹ chân đi về phòng.

Lúc này Trần Chuẩn gọi video đến, cô vòng tay đóng cửa, sau khi chỉnh nhỏ âm lượng thì nhận điện thoại.

Góc máy bên đó gần sát mặt đất, ở đằng sau là giường, bên cạnh là tạ tay và con lăn, một bên mặt của Trân Chuẩn đối diện màn hình, hai khuỷu tay chống đất, làm động tác plank.

Hứa Tuế đến trước giá sách, cố định điện thoại ở một chỗ, sau đó lấy ngón tay gảy gảy mấy sợi tóc ẩm ướt.

Trần Chuẩn hỏi: “Đọc sách à?”

Hứa Tuế gật đầu: “Vừa tắm xong, chuẩn bị đọc sách một chút.”

“Sách gì thế?”

“Tài liệu liên quan đến bằng xây dựng cấp hai, dù sao ở nhà cũng rảnh rỗi nhiều thời gian, em tính năm sau thi thử.”

Trần Chuẩn nói: “Đi học biết bao nhiêu năm rồi, em vẫn chưa học đã à?”

Hứa Tuế không trả lời, cô chỉ nhìn người trong màn hình. Cậu mặc áo không tay màu đen, chắc là loại vải mỏng dính người, chỗ vai áo thấm ướt mồ hôi, dính cả vào da, đường cong ở phần bắp tay vừa vặn với tay áo.

“Anh có thể giữ trong mấy phút?” Cô hỏi.

Hơi thở của Trần Chuẩn hơi loạn lên, cơ thể cậu hơi run lên có thể nhìn thấy hết sức rõ ràng. Mồ hôi trên má cậu chảy dọc theo cằm rớt xuống đất, tan ra thành một bông hoa bằng nước.

Trần Chuẩn nói: “Kỷ lục cao nhất bốn phút.”

“Bây giờ mấy phút rồi?”

“Bốn phút.”

Hứa Tuế chậm rãi lật vài trang sách, ánh mắt lại nhìn lên đồng hồ trên cửa sổ, đồng hồ cứ trôi từng giây, đến giây thứ ba mươi ba, Trần Chuẩn đã hết sức rồi.

Hứa Tuế lại nhìn màn hình.

Trần Chuẩn nói: “Em đọc sách trước đi, đợi anh năm phút.”

“Ừm.”

Hứa Tuế đổi sang quyển sách khác, đọc chương đầu tiên, đọc bậy đọc bạ một đoạn thật dài, mới phát hiện đọc mà chẳng hiểu gì cả, chỉ đành đọc lại từ đầu.

Mà đúng là Trần Chuẩn chỉ đi có năm phút, góc máy cũng không đổi, vẫn chỉ thấy được những món ở gần nền nhà, Hứa Tuế vô ý ngước mắt, thế là thấy bắp chân của Trần Chuẩn lướt qua màn hình.

Nhưng chỉ trong một cái nhìn thôi, Hứa Tuế thấy luôn cả nước còn đọng trên bắp chân và mắt cá chân của cậu.

Cậu đi chân đất, những chỗ cậu bước qua sẽ để lại dấu chân.

Khi Hứa Tuế muốn nhìn đi chỗ khác thì cậu lại lấy điện thoại lên, quay đến mặt mình.

“Hôm nay làm những gì rồi?” Trần Chuẩn nằm ra, lau mái tóc còn hơi ẩm ướt.

Hứa Tuế nói: “Đi chợ một chuyến, chiều thì ra công viên phơi nắng với bố.”

“Bác Hứa và bác gái ngủ hết rồi chứ?”

“Ngủ lâu rồi.”

“Bác gái có la em nữa không.”

“Vẫn ổn.”

Lúc cậu nói chuyện, điện thoại cứ lắc tới lắc lui.

Hứa Tuế nghi ngờ là do cậu cố ý: “Anh mặc cái áo vô được không? Không thì để xa ra để em nhìn cho hết.”

Trần Chuẩn hỏi: “Em dám nhìn?”

Hệt như là đang tưởng tượng ra vô số hình ảnh theo chủ đề này, Hứa Tuế có cảm giác mặt mình nóng hết cả lên, nhưng làm sao mà cô chịu thua cho được: “Có gì mà không dám chứ, người sướng con mắt là em nè, em cũng chẳng phải chịu thiệt.”

Trần Chuẩn cong môi, nhìn màn hình chăm chú: “Giờ thì đừng có bày đặt, lần sau trước mặt anh này, tốt nhất là em cũng nói như vậy.”

Hứa Tuế trả lại hết y nguyên những lời đó cho cậu: “Lần sau tốt nhất là lúc em tỉnh, anh làm thử mấy trò bậy bạ nữa xem.”

Trần Chuẩn im lặng: “Biết rồi à?”

Hứa Tuế lẩm bẩm: “Em có mù đâu mà.”

“Có tìm thêm ở dưới không?”

Hứa Tuế hít một hơi, xuống dưới nữa là…

Cô lập tức nhớ lại coi khi nảy có thấy dấu vết nào khả nghi không, rồi lại bực mình vì ngủ quá sâu, không biết gì hết.

Nhìn biểu cảm hết sức nghiêm túc của cô, Trần Chuẩn ở đầu bên kia bật cười: “Đừng có trông mong nữa, trừ cái dấu đó ra anh không làm gì hết, gia là người đàng hoàng đó.”

Hứa Tuế thở dài: “Thất vọng ghê.”

Hai người trêu nhau một lúc, vào một khoảnh khắc nào đó, bỗng cả hai chỉ nhìn vào màn hình chứ không nói lời nào.

Thời gian mà Hứa Tuế và Trần Chuẩn đi tắm cũng gần nhau, tóc của cậu đã khô ráo rồi, mà cô thì vẫn còn ẩm ướt.

Trên màn hình hiển thị thời gian cuộc trò chuyện, hóa ra họ đã nói chuyện gần một giờ đồng hồ rồi.

“Hứa Tuế, cứ như em về Thuận Thành lâu lắm rồi vậy.”

Rõ ràng là chỉ mới có một ngày thôi.

Nhưng Hứa Tuế không bắt bẻ cái này, gật đầu nói: “Phải ở lâu lắm đấy.”

Trần Chuẩn thở dài: “Vừa yêu nhau mà đã phải yêu xa, có ai thảm hơn anh không chứ”

Hứa Tuế cười, quay đầu nhìn lịch, “Cuối tháng nhé, em về Nam Lĩnh một chuyến, đến lúc đó sẽ đi tìm anh.”

Ngày hôm sau, là ngày Hứa Khang đi làm xét nghiệm.

Hứa Tuế lái xe chở bố mẹ, một lần làm như vậy mất ba bốn tiếng, cô và mẹ ngồi ở ở bên ngoài phòng thẩm tách.

Trước đây cô rất ghét chỗ này, vì chỗ này có cả một tấm kính, có thể thấy máy móc tách máu lạnh băng và những bệnh nhân như ngọn đèn cạn dầu ở bên trong.

Mà hôm nay cô ở đây, đã không còn sự lựa chọn khác nữa.

Hứa Tuế ngồi ở trên ghế dài không làm gì cả, chỉ quan sát người nhà của những bệnh nhân xung quanh.

Có một dì mập mạp đang đợi chồng, dì mặc áo sơ mi hoa và chân váy đen dài, để kiểu tóc uốn cọng mì xoăn tít, không biết đang nói gì với người bên cạnh mà tự dưng bật cười ha hả, đợi y tá nhắc mới nhỏ bớt lại, nhưng vẫn to nhỏ với dì bên cạnh.

Còn có một ông bác mới xuống khỏi máy lọc, nhìn cả mấy tiếng rồi, thế là chạy ra cầu thang lén hút thuốc, cuối cùng bị vợ xách lỗ tay lôi vê: “Ông cứ mà hút đi, hút cho chết luôn tôi đỡ phải lo.”

Người nhà bệnh nhân xung quanh cứ liên tục trách móc, nhưng đều là những lời nói vui.

Ông bác ngại ngùng cười: “Không hút nữa không hút nữa, tôi phải sống thêm mấy năm nữa, không thì hời cho mấy ông già ngoài kia quá.

Mọi người bật cười.

Bác vợ lại nhéo lỗ tai ông: “Cứ không đứng đắn.”

Hứa Tuế cũng cong môi cười theo, cho dù là bất lực hay là đã quen với nó rồi, thì cuộc sống của mọi người vẫn cứ thế, hình như đều vui vẻ cả.

Cô xoay người mở cửa sổ ra một khe nhỏ, đợi cho không khí tươi mới thổi từ bên ngoài vào, cô nhích sát hơn, hít một hơi thật sau, rồi lại chậm rãi thở ra, bỗng nhiên cảm thấy tâm trạng của mình cũng khá là tốt.

Buổi tối ngày hôm đó, thế mà Trần Chuẩn lại lái xe từ Nam Lĩnh về.

Cậu dừng xe ở dưới khu nhà của nhân viên đường sắt, gửi tin nhắn cho Hứa Tuế gọi cô xuống.

Hứa Tuế thì lại đang ở phòng khách coi ti vi với bố mẹ, lúc quay lại phòng ngủ cầm điện thoại đã là hai mươi phút sau.

Cô thấy tin nhắn Trần Chuẩn gửi, tim đập thình thịch như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, cô chống lên bàn sách nhoài đầu ra cửa sổ nhìn ra ngoài, vẫn còn đèn xe của một chiếc xe con màu đen chưa tắt, lùm cây trước mặt như được khoác lên một lớp ánh sáng màu vàng ấm.

Ngón tay Hứa Tuế lướt trên điện thoại như bay: “Đợi chút, em xuống liền.”

Cô mặc thêm một cái áo phao dài đến gối bên ngoài bộ đồ ngủ, vừa đi ra vừa kéo dây áo khoác.

Hách Uyển Thanh thấy cô đi ra: “Tối rồi mà con còn ra đường à?”

Đi ngang qua nhà vệ sinh, Hứa Tuế lấy dây xích: “Con dắt chó đi dạo.”

— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.