Đại Náo Từ 1960

Chương 291: . Thành tựu văn hóa



Chương 291. Thành tựu văn hóa

Bộ phim Thánh Gióng trình chiếu thành công, gióng lên tiếng trống cho sự vùng lên của văn hóa S quốc.

Mặc dù hiện tại tiếng S quốc trở thành tiếng quốc tế, nhưng trước kia S quốc vẫn nhỏ bé chưa tạo nhiều tiếng vang. Giờ có một bộ phim bom tấn trở thành kinh điển, khiến cả thế giới bắt đầu tò mò, tìm hiểu thật kỹ về S quốc. Lúc này mọi người mới phát hiện chỉ trong vài năm thống nhất độc lập nhưng S quốc lại phát triển quá mạnh, quá nhanh về văn hóa thể thao.

Trong đó môn thể thao vua là bóng đá đã có dấu hiệu bị S quốc thống trị. Sự thống trị này ngoài việc các đội tuyển S quốc (nam, nữ, các độ tuổi...) chiến thắng trên trường quốc tế, còn có việc S quốc đã thành công tổ chức một giải đấu ngoại hạng hấp dẫn nhất thế giới hiện giờ.

(PS: giải Ngoại Hạng Anh đến năm 1992 mới có).

Giải đấu hấp dẫn này thể hiện ở từng cầu thủ, từng trận đấu chất lượng, Fair play... nhưng điều làm người ta kích động nhất là giải đấu ngoại hạng S quốc có mức thưởng cao nhất, tiền lương các cầu thủ, các huấn luyện viên cao nhất thế giới.

Việc Giang Bình An sao chép cách điều hành nền bóng đá kim tiền từ kiếp trước vào kiếp này làm cả thế giới sửng sốt kh·iếp sợ khi thấy nó thành công rực rỡ ở S quốc: dùng chất lượng cao của giải đấu thu hút khán giả khắp thế giới xem và trả phí, sau đó đem nguồn thu phí khổng lồ này chia cho các đội bóng hoạt động, các đội bóng lại trả lương cao tuyển những cầu thủ giỏi nhất, những huấn luyện viên xuất sắc nhất... từ đó lại thúc đẩy tăng cao chất lượng giải đấu và lặp lại một vòng tuần hoàn mới...

Các nhà tài phiệt thế giới bắt đầu chú ý đến lãnh vực kinh doanh bóng đá chuyên nghiệp này, họ nhận định đây là một loại "mỏ vàng" mới, và bắt đầu đổ vốn liếng, bom tiền vào các giải đấu tương tự như vậy ở các địa phương. Nhưng có vẻ như họ đã chậm nhịp 1-2 năm, vị trí thống lĩnh đã bị S quốc chiếm mất từ lâu, ngoài ra lực độ đầu tư cho giải đấu, cho cầu thủ của họ lại thua xa S quốc.

Bóng đá S quốc càng thành công, người dân S quốc cũ càng bị ảnh hưởng, đặc biệt là giới trẻ. Những người trưởng thành trở nên càng thân thiết đoàn kết có chung niềm tự hào dân tộc, còn người trẻ thì đam mê trái bóng. Ngay cả trong nhà của Giang Bình An cũng vậy.

Jessica Alba đã có lần cảnh báo với Giang Bình An rất rõ:

- Anh ơi, Tri Nhân, Tri Lễ mấy anh em nó mê tít trái bóng, muốn đi đá bóng chứ không muốn học lên cao, bây giờ anh khuyên tụi nó đi.



Giang Bình An nhìn Jessica, đây là cô vợ chịu trách nhiệm về giáo dục cấp 1 cho mấy đứa trẻ trong nhà. Dĩ nhiên chỉ là theo sát kèm cặp còn bình thường thì các con vẫn cắp sách đến trường cấp 1 học như bao trẻ em khác.

- Em muốn anh khuyên thì cũng dễ thôi. Nhưng kết quả học của các con như thế nào?

- Chúng học rất khá.

Giang Bình An nhíu mày, bình thường nghe câu này ai cũng nghĩ là ổn, nhưng nền giáo dục do chính Giang Bình An đặt ra quy tắc thì lại hoàn toàn khác. Thuở mấy năm trước lúc lập Đại Thịnh đế quốc, hắn đã có tranh luận vấn đề giáo dục này với Phổ Nghi, sau cùng Phổ Nghi đã nghe theo ý kiến của Giang Bình An:

* Chỉ giáo dục bắt buộc cấp 1 cho trẻ 6-10 tuổi, miễn phí 100%.

* Chọn 1% học sinh giỏi nhất tuyển lên học cấp 2 miễn phí.

* Chọn 1% học sinh giỏi nhất cấp 2 lên cấp 3 miễn phí.

* Chọn 1% học sinh giỏi nhất cấp 3 lên học đại học miễn phí.

Vì vậy hiện giờ nếu các con của Giang Bình An chỉ là mức học "rất khá" thì hoàn toàn không đáp ứng được nhu cầu học lên cao của bộ giáo dục. Giang Bình An lựa lời nói với vợ:



- Em à, nếu các con học rất khá, như vậy chúng đâu thể nằm trong 1% học sinh giỏi nhất được tuyển lên cấp 2.

Jessica hơi bối rối: - Em biết điều đó. Nhưng rõ ràng có quy định ai có điều kiện có thể cho con học cấp 2, 3 thậm chí là đại học... chỉ cần gia đình đóng tiền học phí rất cao mà thôi. Nhà ta lại đâu thiếu tiền bạc, sao để chúng bỏ học được.

Giang Bình An nghe vậy lắc đầu cười khổ:

- Em không hiểu ý nghĩa của quy định học tập của bộ Giáo Dục rồi! Nếu em hiểu thì em sẽ không làm như vậy đâu.

- Sao lại không hiểu! Đây rõ ràng là quy định để giảm chi phí của chính phủ cho vấn đề giáo dục. Điều này rất bất hợp lý. Hiện tại chính phủ rất giàu có, tại sao không cho giáo dục miễn phí đến cấp 3 cho tất cả học sinh. Như vậy nền giáo dục đã phát triển rất lớn mạnh chứ đâu lèo tèo mỗi năm toàn S quốc chỉ có 20-30 sinh viên được nhập học đại học. Đây hoàn toàn là việc kiểm soát tỷ lệ quá gắt gao. Cả 20 triệu học sinh, mỗi một triệu em chỉ có 1 học sinh cuối cùng có cơ hội học đại học miễn phí mà thôi!

[(1/100 cấp 1) * (1/100 cấp 2) * (1/100 cấp 3) = 1/triệu]

Giang Bình An thấy vợ bức xúc, hắn quyết định nói thẳng để giải quyết gút mắc trong lòng của nàng:

- Em có biết ai ra quy định kiểm soát tỷ lệ gắt gao như vậy không?

- Sao lại không! Quy định này bắt nguồn đầu tiên từ Đại Thịnh đế quốc, sau đó nước này gồm thâu Bắc Kinh rồi sát nhập S quốc hình thành Đại Việt, do đó Đại Việt cũng áp dụng quy định giáo dục này luôn. Mà Đại Thịnh đế quốc lập ra quy định này thì chỉ có thể là...

Nói đến đây bỗng nhiên Jessica giật mình thản thốt, nàng chợt nhận ra đầu dây mối nhợ tất cả đều chỉ về phía Giang Bình An, chồng của nàng.

Giang Bình An lại cười khổ gật đầu xác nhận:



- Phải, đó chính là ta. Ta là người làm ra quy định kiểm soát tỷ lệ này. Nhưng thâm ý của nó, nàng lại không hiểu được. Quy định tuyển 1% giỏi nhất từng cấp là để đảm bảo các nhân tài cao nhất được đào tạo tốt nhất, không gây lãng phí tiền bạc, thời gian, sức lao động của xã hội. Còn quy định những học sinh muốn học lên cao thì tự đóng học phí là dành cho những học sinh gần nằm trong top 1% nhưng lại xui xẻo không vào được. Những học sinh này cũng học siêu giỏi, họ xứng đáng theo đuổi việc học tiếp. Còn các học sinh thông thường khác thì nên làm những việc trong những lãnh vực khác trong xã hội.

- Ôi chồng của tôi ơi! Khi anh lập quy định như vậy, anh có nghĩ đến sau này con mình chỉ được học cấp 1 thôi hay không?

- Có, anh có nghĩ đến.

- Vậy giờ con thủ tướng thất học, anh có đau lòng không?

- Tại sao anh phải đau lòng? Không lẽ học cấp 2, 3, đại học thì mới thành công và hạnh phúc sao? Không, anh không nghĩ như vậy. Mỗi người đều có thế mạnh riêng của mình, bằng cấp không phải là tất cả. Em có nhớ về châu Phi năm 1960 trở về trước không?

- Em nhớ chứ, đó là lúc em chưa gặp được anh trong buổi phỏng vấn. Khi đó lý tưởng của em là giúp người dân nghèo cả châu Phi.

- Vậy em hãy thật tâm trả lời anh: Người dân châu Phi cần bằng cấp cao hay cần công việc ổn định để có được một cuộc sống hạnh phúc?

- Ơ... thì...

- Em chính là điển hình của bằng cấp cao. Nhưng em phải lặn lội bôn ba, xa quê hương xứ sở, vật lộn với công việc, với cấp trên và đồng nghiệp, phải lo toan tiền ăn, mặc, nhà trọ, bệnh hoạn ốm đau... Còn người dân châu Phi được anh cung cấp việc làm ổn định lương cao... Như vậy hai bên ai sống hạnh phúc?

- Chắc chắn không phải là em khi đó rồi. Lúc đó em rất bấn... Thực tế ngoài lý tưởng phấn đấu vì châu Phi ra, em thấy mình không còn lại gì cả! Còn người dân châu Phi nhờ dự án trồng Dù Bạch Kim của anh, đã có thu nhập cao ổn định, họ đã thực sự có được một cuộc sống hạnh phúc mà không cần đánh đổi gì quá lớn, có chăng chỉ là phải siêng năng làm việc giữa thiên nhiên mà thôi.

Em đã hiểu ý của anh rồi! Nhưng em rất thắc mắc, anh không có kỳ vọng gì về các con của chúng ta hay sao?
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.