Tây Sơn Hành Trình Vượt Thời Gian

Chương 81: Đại bại



Chương 8: Đại bại

Tú khó hiểu nhìn Lân nghi hoặc:''Đại ca vừa nói quân ta khả năng sẽ bị bại nhưng lại lo nghĩ chuyện ở Hội An là như thế nào''

Lân bóp trán rồi từ từ trả lời: ''Hai cánh quân của Lý Tài và Tập Đình tuy dũng mãnh nhưng tác chiến không theo lề lối, kỷ luật, chủ yếu lấy khí thế, sức lực mà thủ thắng. Có thể lấy những lần đối đầu với tên Nguyễn Cửu Dật kia làm ví dụ, cho dù quân số hơn hẳn nhưng khi giao chiến đều bị đánh cho tan tác. Lần này kẻ cầm binh lại là một lão tướng thân chinh bách chiến, đệ nghĩ hai cánh quân này có được bao nhiêu phần thắng. Trại chủ ắt hẳn sẽ sử dụng theo chiến thuật cũ là đưa đội quân người Quảng Đông lên làm tiên phong, nếu như đội quân này thất thủ thì ắt lòng quân sẽ loạn. Thế trận đã vỡ thì tất sẽ bại lui.

Quân Trịnh tham vọng rất lớn, không chỉ có chiếm lấy nơi này mà còn muốn chiếm lấy toàn bộ miền nam, cho nên chúng cần phải vừa tiến quân vừa cướp bốc, bổ sung không ngừng của cải và lương thực. Hội An là nơi kinh tế trọng điểm, chỉ cần cướp được nơi ấy thì không lo chuyện thiếu lương thực, của cải. Hội An bị hủy đi, muốn khôi phục lại là chuyện không dễ dàng, đất nước muốn phát triển thì thông thương phải được đẩy mạnh.

Các thương nhân từ khắp nơi trên thế giới đổ xô về Hội An, không chỉ trao đổi về lương thực đồ dùng, mà còn có cả các loại hỏa khí, thuốc nổ, khoa học tiên tiến. Hỏa lực của chúng ta sau này cũng cần phải nhờ vào đó mà phát triển, nay chúng ta không bảo vệ được thì tốc độ tăng trưởng sức mạnh của nghĩa quân cũng theo đó mà kéo dài ra. Chiến tranh còn kéo dài thì dân ta còn khổ, binh lính còn ngã xuống, bao nhiêu gia đình phải ly tán…nghĩ tới ta càng thấy đau lòng''

Tú nghe những lời Lân nói mới thấy được tầm quan trọng của cảng biển Hội An. Nhưng nếu như Nhạc trại chủ không ngăn được bước tiến quân của Đàng Ngoài thì việc Hội An bị hủy là điều khó tránh khỏi.

''Đại ca có cách nào để cứu lấy Hội An không, binh lực của chúng ta ở đó rất mỏng, chỉ đủ để bảo vệ các tàu thuyền, thương nhân không bị bọn thổ phỉ, trộm cướp quấy phá, còn đối đầu với một đại quân thì vô dụng''

''Haizz ta cũng không có cách, chỉ mong rằng quân Trịnh không tiến quân qua Hội An trước mà tiến đánh nơi này, chúng ta có thể cầm chân quân Trịnh được ít lâu, tranh thủ thời gian cho các thương nhân thu xếp mọi việc rời đi. Ta đã cho người gửi thư đi đến Hội An, thông báo cho các thương nhân nơi đó về chiến sự, hy vọng họ kịp thời thu xếp''

Cả hai rơi vào trầm tư, một lúc sau Lân lên tiếng:
''Chúng ta sắp rơi vào thế lưỡng đầu thọ địch. Lần này trại chủ e là phải một phen hạ mình mới có thể tìm được đường sống cho nghĩa quân''

Tú cả kinh hỏi lại "Đại ca nói là mặt Nam quân nhà Nguyễn sẽ tiến công?''

Lân quay sang Tú nhẹ mỉm cười "Đúng vậy, nhưng đệ yên tâm, chiến thần bất khả chiến bại sắp xuất chiến rồi, ha…ha…ha''

Lúc này ở Cẩm Sa

Nhạc điều chỉnh lại đội hình sau đó chia quân ra làm 5 cánh nghênh chiến với quân Trịnh. Ngày 24 tháng 4, tiên phong quân Trịnh là Hoàng Đình Thể tiến đến Cẩm Sa. Nguyễn Nhạc sai Tập Đình làm tiên phong, Lý Tài làm trung quân, dàn trận đón đánh.

Quân của Tập Đình vẫn theo cách cũ, không xếp thành hàng lối mà theo lệnh xông vào trận đánh bừa. Khí thế của đội quân lần này càng thêm hung dữ khiến đội tiền quân của Hoàng Đình Thể không địch nổi. Những người lính Quảng Đông không sợ chết mà liều mạng xông vào quân Trịnh, nha hiệu của Hoàng Ngũ Phúc là Quế Vũ bá bị quân Tập Đình giết tại trận.

Hoàng Ngũ Phúc ngồi trên cao nhìn xuống khẽ nhíu mày. Viên thư ký là Nguyễn Hữu Chỉnh vội hỏi:
''Quân công, bọn giặc tiên phong này quá dũng mãnh, chúng ta phải điều quân ra tiếp ứng ngay, không khéo đội hình sẽ loạn mất''

Lão tướng Hoàng Ngũ Phúc nghiên người sang một bên, híp mắt nhìn về phía đó, khóe miệng nhếch lên:
''Chỉ là đám ô hợp, chẳng ra cái hệ thống gì, đội quân như thế này lại đánh cho quân nhà Nguyễn chạy như heo đuổi, hahaha, một lũ vô dụng. Để ta dạy cho bọn chúng biết thế nào là hành quân đánh trận''

Hoàng Ngũ Phúc, phất cờ ra hiệu cho Hoàng Phùng Cơ đem kỵ binh nhanh nhẹn vào phá trận. Quân kỵ đánh xộc ngang qua, tới lui nhanh như gió làm cho đội quân tiên phong Tây Sơn tán loạn đội hình, trước sau trái phải bị chia cắt, không thể phối hợp cùng nhau tiến lên. Tiếng kèn được thổi lên, cả hai bên đều đưa tượng binh vào trận.

Xuân quận công Nguyễn Nghiễm cho quân bố trận, xuống lệnh đặt nhiều súng lửa và cung tên lớn, chia tướng sĩ ra làm ba hàng. Voi Tây Sơn đến gần thì súng tên ở hàng trước đều bắn, nếu voi chưa lui, thì hàng hai kế bắn, rồi tiếp đến hàng ba. Số voi tiến lên được không quá hai phần, còn lại đều quay đầu bỏ chạy. Nguyễn Nghiễm lấy đại quân thừa thế mà đánh.

Hoàng Ngũ Phúc nhận thấy quân của Tập Đình đã yếu thế, lập tức lùa quân ồ ạt tiến đánh. Đồng thời phất cờ ra hiệu cho cánh quân Nguyễn Đình Đống lui sâu về phía sau. Hai cánh quân Tả, Hữu của Tây Sơn cũng bị đánh tạt ra, không thể nào liên lạc phối hợp được với trung quân. Nguyễn Nhạc và Lý Tài bị voi chiến của mình quay trở lại giẫm đạp, cùng với quân tượng của địch tiến đánh thì không sao chống đỡ nổi.

Quân Tây Sơn tan vỡ bỏ chạy tan tác. Nguyễn Nhạc cùng Lý Tài chạy chung một hướng, Tập Đình chạy theo một hướng, hai tướng Hổ, Hiếu chạy theo một hướng. Hoàng Ngũ Phúc không tha, lệnh cho các tướng lĩnh đuổi theo bốn phía.

Lúc này quân Tây Sơn còn một con bài, chính là đội quân do Phạm Văn Tham chỉ huy phía sau, đánh trống giương cờ trong rừng làm nghi binh, ngầm mai phục ở trong ấp Biều Mang để đánh tập hậu quân Trịnh. Nhưng chưa kịp tập kích thì bị tướng Nguyễn Đình Đống chặn đánh. Đình Đống hét to:
''Một lũ vô tri, chỉ là một mẹo nhỏ mà hòng qua mắt được quận Việp đại nhân à, đi chết hết đi, hahahaha…giết cho taaaaa…''

Đội quân do Đình Đống chỉ huy ầm ầm xông tới tấn công, khí thế như vũ bão.

Phạm Văn Tham thấy kế sách đã bị lộ thì cả kinh thất sắc, binh lính quân Trịnh theo hai hướng đánh ép lại, quân của Phạm Văn Tham chỉ huy tan rã nhanh chóng, phải tháo chạy qua cầu phao trốn. Quân Trịnh truy đuổi, chặt bỏ cầu phao đi, những binh lính Tây Sơn không qua kịp rơi cả xuống nước, Đình Đống cho quân vây bắt hơn trăm người.

Về phần Tập Đình sau khi chạy thoát đám truy binh thì liền lên thuyền xuôi theo sông rút lui về cửa Đại Chiêm. Cánh thủy quân Trịnh do Nghi Trung hầu án ngữ ở cửa biển bắn phá được 2 thuyền Tây Sơn, cướp được 3 chiếc thuyền khác, bắt sống 7 viên tướng và hơn trăm quân lính Tây Sơn. Cả đội quân Tập Đình chỉ huy gần như bị diệt.

Tập Đình mang theo đám tàn quân hơn năm mươi người trốn thoát ra được biển. Một tỳ tướng lên tiếng hỏi:
''Tướng quân, bây giờ chúng ta nên đi về đâu''

Tập Đình nhìn mặt biển mênh mong, trong lòng nguội lạnh, buồn bã đáp:
''Bây giờ chúng ta không thể quay về nghĩa quân được nữa, ta đang là kẻ mang tội, lần này lại để toàn quân bị diệt nếu như quay về trại chủ sẽ không tha. Nhiều tướng lĩnh khác không vừa mắt ta đã lâu, lúc này sẽ là thời cơ để hạch tội. Tây Sơn bây giờ không còn là đất chúng ta có thể dung thân.''

Trầm ngâm một lúc rồi Tập Đình nói tiếp:
''Các huynh đệ có nguyện ý theo ta làm lại nghề cũ''

Mọi người đồng thanh đáp:
''Tướng quân đi đâu, bọn thuộc hạ sẽ theo đó''

Tập Đình ngẩn mặt lên trời cười to: ''Tốt, tốt lắm, không hổ danh là các huynh đệ tốt của ta. Đất nam đã không còn chốn dung thân thì chúng ta quay về phương bắc''

Sau đó Tập Đình bèn kéo theo hơn 50 người thân tín trốn ra biển rồi bỏ chạy tháo thân về Quảng Đông (Trung Quốc).
Trở về lại Quảng Đông, Tập Đình tiếp tục làm nghề hải phỉ, quấy phá miền biển. Sau cùng bị Tổng đốc Quảng Đông nhà Thanh bắt giết.

Bộ binh của Nguyễn Nhạc và Lý Tài rút về thành Mỹ Thị. Chờ cho hai cánh quân còn lại rút về thành thì Lân liền cho người đổ hồ đá nhỏ (bê tông) lắp hết tất cả cửa chờ.

Quận Việp thúc quân đuổi hơn 20 dặm thì dừng lại. Sau đó bàn luận kế hoạch cùng các tướng lĩnh tiến quân qua Hội An để cướp phá.


Loạn thế khởi, hào kiệt phân tranh.

Nơi máu anh hùng và lệ mỹ nhân hoà quyện vào nhau.

Nhân quả và luân hồi đan xen tạo thành bánh xe vận mệnh.

Giữa mộng và tỉnh, đúng và sai, đâu mới là con đường chân đạo.

Tất cả chỉ có tại
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.