*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Giáo sư Mục không phải là một nữ chủ nhà giỏi việc giao tiếp, ngày xưa những lúc khách khứa đầy nhà, bà cũng chỉ lánh mặt trong phòng sách, bên ngoài nói gì làm gì đều chẳng liên quan tới bà.
Nhưng hôm nay thông gia tới, trong nhà lại không có người giúp việc, bà đành phải tự mình thu xếp. Kẹo đã mua sẵn từ hôm qua, giờ chỉ cần pha trà. Bình thường uống trà bà không để ý gì nhiều về loại trà hay dụng cụ pha trà, cho dù là uống Chính Sơn Tiểu Chủng, Đại Hồng Bào hay Bích Loa Xuân thì đều dùng một cái ấm tráng men như nhau. Gần đây chuyển nhà, bắt đầu có khách tới thăm, bà cũng chỉ mang ra một bộ cốc thủy tinh để mời họ uống trà xanh. Nhưng hôm nay bà đã cố ý chuẩn bị hai loại trà, còn mua một bộ trà cụ riêng cho Đại Hồng Bào nữa.
Phí Nghê tự nhận nhiệm vụ pha trà, giáo sư Mục cũng không khách sáo, chỉ dạy luôn cách thức pha trà mà mình thường dùng cho cô.
Giáo sư Mục bảo Phương Mục Dương đạp xe đi lấy cái bánh kem trái cây hôm qua bà đặt trước, hình như là sợ con trai quên địa chỉ, bà còn đột nhiên dặn thêm một câu: “Cái tiệm mà hồi còn sống bà ngoại con thích ăn nhất ấy.”
Tiệm đã đổi tên, cũng đã đổi người làm bánh, nhưng mỗi khi cần mua bánh kem, bà sẽ lập tức nhớ tới cái cửa tiệm đó.
Phương Mục Dương nghi ngờ mình đã nghe nhầm, theo như những gì anh nhớ, quan hệ giữa mẹ và bà ngoại không tốt lắm. Hai người phụ nữ gần như công khai tuyệt giao với nhau, mà hiển nhiên, đấy chỉ là sự tuyệt giao đơn phương từ phía mẹ anh.
Song anh vẫn nhanh chóng phản ứng lại, đáp một tiếng “dạ”.
Trước khi đứa con út chào đời, giáo sư Mục và mẹ đã công khai từ mặt nhau, cho dù xã hội thời bấy giờ vẫn còn đối xử khá ưu đãi với mẹ bà. Tuy nhiên bà không cấm con trai qua lại với mẹ, anh trai bà sống tại nước ngoài xa xôi, con trai út chính là niềm an ủi duy nhất của mẹ bà. Hơn nữa người ngoài đều biết, con trai bà thuộc thành phần bất hảo, tuy bọn họ quản lý và giáo dục đứa con này rất nghiêm khắc, nhưng nó vẫn chẳng nghe lời ai trong nhà cả.
Sự thận trọng khiến bà luôn chú ý tới những gì mình nói trước mặt các con. Đến khi chính bản thân bà cũng xảy ra vấn đề, bà nghiễm nhiên cho rằng con cái cũng sẽ tuyệt giao với mình, hơn nữa còn cảm thấy hẳn là nên như thế. Bọn nó muốn có tiền đồ xán lạn, ít nhất cũng phải vạch rõ ranh giới với bọn họ trên giấy tờ. Trước khi mưa gió ập tới, bà uyển chuyển nói với ba đứa con của mình, khi buộc phải lựa chọn giữa lẽ phải và cha mẹ, cần phải cố gắng để đứng về phía lẽ phải. Như thế cho dù bà xảy ra chuyện, bà cũng không phải lo lắng về tương lai nữa. Thế nhưng đứa con út này lại không hiểu được cái lợi và hại trong đó, ngay cả ranh giới trên giấy tờ cũng lười viết. Điều ấy đã trở thành tâm bệnh của bà, cũng khiến bà nảy sinh một nỗi áy náy chưa từng có.
Mãi đến khi Phương Mục Dương cưới được vợ, tìm được công việc để sống, bà mới hoàn toàn yên tâm. Con trai đi làm phục vụ, bà cũng chẳng có gì không hài lòng.
Đối với Phí Nghê, người bằng lòng kết hôn với Phương Mục Dương, đồng thời còn đưa nó trở lại quỹ đạo bình thường, bà vô cùng cảm kích.
Bánh kem được mang về nhà, giáo sư Mục cắt bánh, Phí Nghê rất tự nhiên mà chia bánh cho mọi người.
Trong nhà không có người giúp việc, nhiệm vụ phục vụ khách liền rơi xuống đầu Phương Mục Dương.
Ai bảo công việc chính của anh là bồi bàn cơ chứ?
Cha Phí khen chữ treo trên tường đẹp, ông Phương thấy rất phấn khởi, vì đó là chữ ông viết.
Ông rất khách sáo nói nếu như nhà thông gia thích, ông có thể viết một bộ chữ đưa qua đó.
Trong toàn bộ quá trình tiếp khách, cha mẹ nhà họ Phương đều luôn có vẻ cực kỳ khách sáo như thế. Điều này khiến cha Phí thấy rất khó hiểu, ông không biết tại sao những người tốt như bọn họ lại phải cải tạo nhiều năm đến vậy.
Lúc đang trò chuyện, ông Phương lại nhắc tới việc muốn con trai về ở cùng.
Nếu con trai và con dâu cũng sống ở đây, ông liền có lý do để tìm người giúp việc.
Ông Phương tự biết mình không phải người giỏi quán xuyến việc nhà, tuy đã cải tạo nhiều năm nhưng khi cải tạo cũng chỉ ở trong một gian phòng nhỏ, không nhiều việc cần xử lý, cho nên cũng chẳng rèn luyện thêm được gì. Ông rất không hài lòng với lớp sàn gỗ trong nhà, nếu là sàn xi măng thì chỉ cần tùy tiện quét qua là được, nhưng sàn gỗ thì lại phải lau thêm nữa. Hai ngày nay ông lúc nào cũng nghĩ tới chuyện thuê giúp việc, chủ yếu lo việc quét dọn nhà cửa, nấu cơm cho ông, còn quần áo thì ông có thể tự mình giặt cũng được. Phần lớn các hộ gia đình trong khu nhà này đều có người giúp việc, chỉ là công việc cụ thể thì hơi khác nhau mà thôi. Cũng đã từng có người giới thiệu giúp việc cho ông, nhưng ông cũng tự nhận thức được hiện tại mình đang thất nghiệp, lo liệu việc nhà cũng chẳng có gì bất tiện, nên đã uyển chuyển từ chối. Nếu như con trai và con dâu chuyển vào đây, một gia đình bốn người cần thêm người giúp việc cũng là chuyện chấp nhận được.
Đồng thời, ông cũng sẽ có lý do để mua TV, tủ lạnh và máy ghi băng cassette. Con trai đã tặng ông một chiếc máy quay đ ĩa và vài đ ĩa nhạc, căn nhà này cũng không thiếu âm thanh, nhưng chỉ một cái máy quay đ ĩa thì còn lâu mới đủ với ông. Mấy món đồ ngày xưa cũng chưa được trả lại hết, nhưng đối với ông chúng đều là tất yếu. Khi ông hỏi bà xã nhà mình có muốn mua TV để xem tin tức hay máy quay đ ĩa để nghe đ ĩa nhạc hay không, giáo sư Mục luôn đáp là ông muốn thế nào cũng được. Chính do những lời này, ông vẫn luôn chần chừ chưa dám mua gì, bởi vì ông cảm giác tất cả những thứ đó đều có vẻ như chỉ mình ông hưởng thụ. Tuy rất nhiều người trong khu nhà này cũng đang hưởng thụ như thế, nhưng ông vẫn cảm thấy mình cần một lý do toàn vẹn hơn. Nếu con trai và con dâu chuyển đến đây, mấy món đồ điện kia đương nhiên phải mua thêm về.
Hơn nữa con trai ở đây, ông còn có thể giám sát và giáo dục nó.
Tóm lại, ông rất cần bọn nó đến đây sống với mình.
Phương Mục Dương gật đầu: “Cha xem tuần sau bọn con có dọn qua được không?”
Ông Phương không ngờ con trai đồng ý thoải mái như thế, thầm nghĩ xa nhau nhiều năm, chắc là nó cũng nhớ mình, thế nên sảng khoái nói “được”.
“Nhưng phòng của hai đứa vẫn chưa đặt mua đồ đạc gì đâu.”
“Bọn con sẽ chuyển đồ từ căn nhà đang ở tới.”
Nhà họ Phí thấy thông gia gần gũi và hiểu lý lẽ, hơn nữa nhà ở còn tốt như vậy, liền tán thành chuyện để cho Phí Nghê chuyển sang. Chuyện đổi nhà cũng nhờ thế mà thống nhất.
Phí Nghê và người nhà đi xem qua căn hộ đang cần đổi kia, thấy rất hài lòng, đúng thực là có hai phòng ngủ cùng một phòng vệ sinh riêng. Thế nhưng đối phương lại không hài lòng với nhà của họ Phí cho lắm, bởi vì nhà bọn họ so về diện tích thì vẫn nhiều hơn một cái phòng vệ sinh, tuy phòng vệ sinh này không tắm rửa được, nhưng cũng cảm thấy nhà mình thiệt hơn nhà họ. Phí Nghê bỏ thêm hai trăm tệ để bù vào, song thái độ rất cứng rắn, muốn đổi thì đổi, không muốn thì chúng tôi tìm nhà khác. Gia đình bên kia đang vội vì sắp kết hôn, thế nên cũng đành phải nhận, dù sao bọn họ cũng không tìm thấy nhà nào thích hợp hơn cả.
Trước ngày chuyển nhà một ngày, Phí Nghê theo Phương Mục Dương đi xem nhà ở tương lai, phía bên trong nguyệt môn là ba gian phòng nhỏ, trước sân có một cây đào, một cây hòe, đằng sau còn có một cái sân khác thông ra một căn bếp nhỏ.
Phí Nghê hỏi chủ nhà căn nhà này bao nhiêu tiền.
“Cái căn nhà ba gian này à?”
Phí Nghê nói “vâng”.
Chủ nhà nói một con số, không hề khác với con số Phương Mục Dương bảo chút nào.
Phí Nghê không ngờ căn nhà này lại có thể rẻ đến vậy.
Chủ nhà chưa từng gặp ai giống như Phương Mục Dương, nhà ở với sân còn muốn tách riêng ra tính tiền, tách riêng ra viết hợp đồng. Nhưng tổng số tiền phải trả thì vẫn như nhau, còn phương thức trả thế nào, bọn họ đều nghe Phương Mục Dương cả.Bonus