Về Thời Trần Bán Thực Phẩm Chức Năng

Chương 100: . Đại chiến Dương Độ



Chương 100. Đại chiến Chương Dương Độ

Lúc này quân Ô Mã Nhi đang quay về trại ở Tây Kết, gần đến doanh trại đột nhiên có tiếng pháo nổ, quân Đại Việt hai bên đường xông ra bắn tên, dùng câu liêm móc vào chân ngựa làm hàng loạt kỵ binh bị ngã ngựa. Ô Mã Nhi cố hết sức mở đường máu để chạy về trại. Đến nơi mới thấy cờ quân Đại Việt đã cắm trong trại biết mình đã b·ị c·ướp trại khi mang quân chủ lực đi cứu Toa Đô nên Ô Mã Nhi vội dẫn quân tìm đường tắt trốn về Thăng Long.

Một loạt căn cứ học sông Hồng đã bị quân ta đánh tan, chỉ còn lại mỗi doanh trại địch ở bến Chương Dương ( Thường Tín Hà Nội ) là chưa bị phá. Nó là tấm khiên cuối cùng của giặc để che chở cho thành Thăng Long. Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản cùng dân binh các lộ quanh vùng do Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền nhận lệnh đánh giặc ở Chương Dương rồi từ đó đánh thốc lên giải phóng Thăng Long.

Chương Dương là trại quân thủy rất lớn của giặc. Có thể nói phần lớn thuyền chiến của giặc đóng ở đó. Giặc canh phòng và bày thế trận phòng ngự thủy trại này rất chu đáo. Chúng dàn một loạt đồn quân bộ dọc một bờ sông. Các đồn hình thành một mạng lưới vừa có chiều dài, vừa có bề dày. Dưới sông, chúng dùng những thuyền vận tải lớn thả thành ba mặt. Thuyền nào cũng thả ba neo rất chắc chắn. Từng cụm cọc đóng sâu xuống lòng sông để giăng lưới sắt. Mỗi một mặt, chúng mở ba cửa để thuyền bè ra vào. Trong trại, thuyền chiến giặc đậu san sát, mũi hướng sẵn về phía các cửa thủy trại.

Cuối giờ tý, Yết Kiêu ra lệnh cho binh lính xuống thuyền. Tất cả đều im lặng, lưng đeo dao găm miệng ngậm ống sậy nhỏ. Đầu giờ Sửu, những con thuyền nhỏ đưa các chiến sĩ cảm tử xuống gần tới thủy trại Chương Dương. Họ bỏ thuyền trườn xuống nước, lặn vào các cửa thủy trại giặc, nhẹ nhàng trèo lên thuyền, dùng dao găm g·iết gọn những tên quân canh của giặc đang ngủ gật. Rồi nấp chờ hiệu lệnh. Hồi hộp! Đến giữa giờ Sửa, từ chân trời phía tây Chương Dương xẹt lên ba vệt pháo hiệu.

Các chiến sĩ cảm tử lập tức nổi lửa châm vào những vật dễ b·ắt c·háy xếp sẵn trong những chiếc thuyền kề các cửa thủy trại. Lửa bốc lên rất nhanh và các cửa thủy trại bị những con thuyền b·ốc c·háy bịt kín. Bên ngoài sông, những chiếc thuyền thoi nhanh nhẹ lướt như bay dọc chiều dài của thủy trại. Những mũi tên đầu quấn giẻ tẩm nhựa châm lửa bắn vào dãy thuyền giặc. Tên bay như mưa lửa. Tiếng mõ, tiếng lệnh hô rồi tiếng trống đồng đánh điệu xung trận rần rần. Những nghĩa sĩ cảm tử, sau khi đã đốt thuyền bịt cửa thủy trại giặc, trở nên xông xáo hơn. Họ châm đuốc nhựa, rồi một tay đuốc, một tay đao nhảy chuyền vào các thuyền giặc mé trong. Họ nhảy qua đâu, lửa lại bốc lên ở đấy. Một bên tiếng quân ta reo hò, một bên tướng giặc la ó thất thanh. Giặc hoàn toàn trở tay không kịp, nhưng dù không quen nghề sông nước, chúng vẫn tỏ ra là những tên lính quen chiến trận. Bọn tì tướng giặc sau một lát hoảng hốt đã dần dần lấy lại bình tĩnh. Một vài tên tướng giặc, mình xoay trần trùng trục vì trời nóng, không kịp mặc áo giáp đã xông lên mui những chiếc thuyền lầu. Tiếng chúng nó ra lệnh gằn lại, giận dữ và nhuốm phần lo lắng.

Bọn giặc được lệnh chặt neo những chiếc thuyền đã b·ắt c·háy, đẩy trôi xuôi cho khỏi lan sang những chiếc còn lành lặn. Bọn cung thủ dàn sau những tấm ván chắn tên, bắn ra từng loạt. Tướng giặc cho kéo lên cột buồm thuyền tướng một quả đèn lồng múi lợp lụa màu hỏa hoàng. Chắc là lệnh cố thủ, và mệnh lệnh này đã làm cho lũ giặc hung hãn xiết lại thế trận vững hơn nữa. Trận đánh diễn ra gần một trống canh, các thuyền giặc chưa bén lửa vẫn còn được đến hai phần ba. Chúng té nước lên những chỗ dễ b·ắt c·háy như mui, buồm, rèm che cửa.

Chính vào lúc đó, một đoàn thủy thủ đưa Chiêu Minh Vương đến gần trại giặc để quan sát. Chiêu Minh vương Trần Quang Khải nhanh chóng ra những mệnh lệnh khẩn cấp. Một mặt, các khinh thuyền thuyền dựng phên che tên lên, lượn bên ngoài thủy trại giặc trên thuyền lắp các khẩu pháo thần công loại nhỏ mưa tên, đạn bay vào trại giặc. Quân ta bắn cả tên mang lửa, tên sắt, hỏa hổ. Từng trận mưa tên, đạn buộc giặc chúi đầu xuống và gieo rắc sợ hãi trong lòng binh tướng giặc. Một mặt, mười năm chiếc thuyền cảm tử lớn ( mẫu tử thuyền ) chứa đầy chất dẫn lửa và thuốc súng đã chuẩn bị sẵn từ lâu, rời chỗ đậu kín trong một vụng sông ở bãi Tự Nhiên.

Đoàn thuyền này do Yết Kiêu và một lão dân binh chỉ huy, một người quá nửa đời người sống trên sông nước. Đoàn thuyền im lặng, không một đốm lửa, di chuyển trong đêm, tiến vào mé trên của thủy trại giặc. Khi đoàn thuyền vào đến cửa thủy trại còn đang cháy to, giặc mới nhìn thấy. Chúng hốt hoảng ra lệnh cho nhau bắn ra nhưng không kịp nữa rồi; đoàn thuyền đột nhiên bùng cháy lên và cứ thế, như mười năm quả tinh cầu lửa, xé nước sông, xuyên vào đám thuyền giặc đang đậu chụm lại.

Năm chiếc Qui Thuyền mới được hạ thủy xông vào thủy trại địch, chúng áp sát bắn vào những chiếc thuyền lớn, quân địch bắn t·ên l·ửa ném đá vào chúng nhưng gần như không gây thương tổn gì cho chúng ngược lại những khẩu pháo trên Qui Thuyền bắn vào mạn thuyền địch, đạn hồ điệp phá vỡ mảng lớn boong thuyền làm chúng bị đắm. Càng đánh lợi thế càng nghiêng về phía quân ta.

Đến đó, sự tan tác của thế trận giặc trở nên rõ rệt quân ta hò reo ngày càng lớn, lừa những kẽ hở xông vào, đốt, chém, đốt, bắn, đốt, thét hàng... Khi bình minh, toàn thể đoàn thuyền chiến giặc chỉ còn là những mảnh lửa rần rật, từng đám từng bè cháy rải rác cả mấy chục dặm sông. Những tên lính Nguyên bám vào những mảnh ván, những đoạn cột buồm, mặt chúng nhọ nhem, tiếng kêu ngợp nước. Quân giặc phải đầu hàng hoặc bỏ chạy toán loạn … Thủy trại của địch ở Chương Dương đã b·ị đ·ánh bại quân ta làm chủ trận địa.

Lúc này Trần Quốc Toản, Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp đã cho quân phục kích chăng dây thừng, rải chông sắt đón đánh đoàn quân cứu viện của Thoát Hoan từ Thăng Long men theo bờ sông Hồng chạy tới. Thoát Hoan không thể không cứu Chương Dương, tấm lá chắn của thành Thăng Long. Trần Quốc Toản đang giương cung nhằm vào tên tướng giặc đang đi đầu. Anh không còn non nớt như khi ở Ải Nôi Bàng, trải qua hàng chục trận chiến lớn nhỏ anh đã trở lên lão luyện và già dặn hơn. Nín thở chỉnh hướng mũi tên rồi buông tay, mũi tên xé gió bắn vào mặt tên tướng địch. Bị trúng tên tướng địch ngã ngựa, cùng lúc hàng loạt mũi tên bắn ra vào đội hình kỵ binh địch.

Quân ta căng dây nhiều con ngựa vướng dây ngã lỏng chỏng, có con gãy chân hý lên đau đớn. Quân ta phục kích bên những bụi cây, đám lau sậy gần bờ sông dùng câu liêm kéo những tên địch từ trên ngựa xuống. Bị tập kích bất ngờ quân địch r·ối l·oạn, quân Đại Việt reo hồ từ hai bên đường xông lại chém g·iết. Sau một hồi giao chiến quân địch thất thế phải bỏ chạy về phía thành Thăng Long. Quân ta đuổi theo đến gần Thăng Long thì Thoát Hoan cho quân ra cứu viện, quân ta rút lui quân giặc lại đuổi theo được một lúc thì Trần Quang Khải mang quân tới hai bên giáp chiến một trận sau nửa ngày bất phân thắng bại quân địch lui về thành.

Cụm căn cứ sông Hồng đã bị phá tan, tin thắng trận liên tiếp bay về Thiên Trường cùng đầu của Toa Đô. Nhìn thấy đầu Toa Đô đức vua cởi áo bào phủ lên đầu Toa Đô và nói với các quan. “Làm tướng nên như người này “ rồi sai người mang đi k·hâm l·iệm tử tế. Nhà Vua cùng Thái Thượng Hoàng quyết định thân chinh dẫn quân tiến về giải phóng Thăng Long. Lúc này thành Thăng Long còn khoảng mười vạn quân địch. Chúng định cố thủ chờ viện quân tới, theo lời của Tống Hiến thì quân địch đang có ý định chờ mùa thua trời mát quân tiếp viện sang sẽ tiếp tục phản công, và sau một thời gian nghiên c·ứu h·ỏa pháo của Đại Việt các công tượng nhà Nguyên đã sản xuất thành công mặc dù tầm bắn có thấp hơn vài trăm bước nhưng với số lượng hàng nghìn khẩu thì ưu thế về hỏa lực của Đại Việt sẽ gần như không còn. Nhà vua quyết định tổng phản công để đuổi sạch quân Nguyên ra khỏi bờ cõi nước ta.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.